Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIỚI CẦM QUYỀN VÀ GIỚI CẢI CÁCH TRONG CÁC NƯỚC LÀO, CAMPUCHIA VÀ VIỆT NAM - (Phần 1)

Martin Gainsborough
Lê Quốc Tuấn
chuyển ngữ

Gộp chung lại, Việt Nam, Campuchia và Lào tiêu biểu như thể một câu đố. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn còn một nước độc đảng Cộng sản, Cam-pu-chia đã trải qua một quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới giám sát của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cả ba quốc gia đều cùng đi đến những nên chính trị giống nhau một cách đáng kể, đặc trưng bởi sự thiếu cam kết với những giá trị tự do. Trong cuộc kiếm tìm để giải thích điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và "nền chính trị bạc tiền" trong khi cũng cần ghi nhận các hoạt động xã hội dân sự và những cuộc biểu tình tự phát đang ngày càng trở nên phổ biến.

Việt Nam, Campuchia và Lào thường được gộp chung với nhau cho các mục đích phân tích. Có một số nguyên nhân rõ rệt cho điều này. Tất cả ba nước đều là thuộc địa cũ của Pháp, từng được gọi chung là "Đông Dương thuộc Pháp" - nằm cạnh nhau trên lục địa Đông Nam Á. Tất cả đều cùng chứng kiến sự nổi lên nắm quyền của các đảng cộng sản trên cả nước vào giữa những năm 1970. Điều cũng tương thích là là nỗ lực thất bại bi thảm của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhằm duy trì một vai trò lãnh đạo đặc biệt ở Đông Dương, kết hợp Campuchia và Lào sau cuộc xâm lược của Việt Nam vào Campuchia năm 1978. Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Việt Nam, Campuchia và Lào đã được nhóm lại với nhau, vì họ các quốc gia Đông Nam Á nghèo nhất, vì họ cùng có mối liên kết thông qua những gì được biết đến như là các tiểu khu vực thuộc vùng Mekong mở rộng và bởi vì họ là các thành viên mới nhất của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cả ba nước cũng đã được nhìn thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo nhanh chóng từ những năm 1990, và đều được xem như đã trải qua một quá trình "cải cách", liên quan đến sự thay đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, Việt Nam, Campuchia, và Lào là những quốc gia độc lập có chủ quyền với lịch sử và ảnh hưởng tiền thuộc địa khác nhau. Mỗi nước trải qua những kinh nghiệm khác nhau dưới sự cai trị của thực dân Pháp, và tính cách nhà nước hậu thuộc địa cũng khác nhau theo những phương cách khá tinh tế. Cũng không có thể nói rằng ba nước ấy đã đi theo quỹ đạo như nhau sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Việt Nam và Lào không có quá trình chuyển đổi dân chủ và vẫn là những nước cộng sản độc đảng. Ngược lại, Cam-pu-chia, đã trải qua một quá trình chuyển đổi (dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế) vào năm 1993, mặc dù sau đó, nhiều tiến bộ dân chủ của họ đã bị đảo ngược.

Hơn nữa, khi ba nước này hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á và toàn cầu, hoàn cảnh khác nhau của họ đã tạo nên những ứng xử khác nhau trước các lực lượng kinh tế, chính trị, và văn hóa từ bên ngoài. Những hoàn cảnh khác nhau này bao gồm các vấn đề về kích thước và vị trí. Việt Nam, với 86 triệu người, khiến Cam-pu-chia như còi cọc đi (với 15 triệu) và Lào với núi non bị quây kín trong đất liền (quốc gia nghèo và nhỏ nhất trong cả ba, với chỉ 7 triệu dân). Nền kinh tế của Việt Nam cũng là khoảng tám lần lớn hơn Campuchia và 15 lần lớn hơn Lào. Tóm lại, ba nước dù khác biệt nhưng vẫn có thể so sánh được, dù các quỹ đạo không giống nhau và sẽ không ngang nhau .

Các chuyên gia về khu vực đã thường nghĩ về cả ba quốc gia - từ phẩm chất của một quyết định có ý thức của giới cầm quyền - như thể đã từng theo đuổi một chính sách kinh tế nhà nước "cải cách" (theo định hướng thị trường). Việt Nam và Lào thường được cho là đã thực hiện như vậy vào năm 1986 tại các hội nghị đảng do đảng CS cầm quyền tổ chức trong năm đó. Việt Nam đã thông qua một chính sách gọi là đổi mới (theo nghĩa đen có nghĩa là "đổi mới" nhưng thường được dịch là "cải cách") và Lào đã công bố một "cơ chế kinh tế mới" dựa trên "tư duy mới." (1) Campuchia thường được cho là ít nhiều đã đi theo phương cách tương tự như thế trong năm 1989, sau khi quân đội Việt Nam rút đi.

Trong ý nghĩa của những gì mà giới cầm quyền cho là đã thực hiện đựợc, mối đồng thuận chung trong mỗi trường hợp của các nước này là những thay đổi đã tạo được một chiều kích đáng kể về chính trị cũng như kinh tế, thậm chí chiều kích kinh tế còn lớn hơn là chính trị. Tuy nhiên, mối đồng thuận này, cường điệu hóa sự thay đổi, chính sách có tính hình thức và chủ động của giới cầm quyền trong khi đánh giá thấp tầm quan trọng của tính liên tục về kinh tế chính trị và mức độ mà các yếu tố khác hơn so với các sáng kiến của giới cầm quyền đã hình thành nên các biến cố trong ba nước này.

Mối liên quan ở đây là phạm vi mà giới lãnh đạo ở cả ba nước thường chỉ đơn thuần là chính thức hóa các sáng kiến, thí nghiệm có tính tự phát, "từ dưới lên", dù là từ các quan chức, giám đốc doanh nghiệp, cư dân thị thành hoặc nông dân.

Nói chung, có vẻ như giới lãnh đạo thích được xem như họ đang cầm chịch và không chịu thừa nhận rằng họ đang bị động chứ không phải là chủ động. Tuy nhiên, như đã từng được nói đến về trường hợp có liên quan của Trung Quốc, bất kỳ giải thích nào bỏ qua vai trò của những sáng kiến không chính thức hoặc không được phép vốn là một giải thích "đã được tẩy rửa sạch sẽ" sẽ đánh lạc hướng chúng ta khỏi những động lực thực sự của quá trình cải cách" (2) Điều này không phải để phủ nhận rằng giới cầm quyền đã từng bắt đầu thay đổi, nhưng chỉ là để bào chữa cho một đánh giá cân bằng nhằm ghi nhận vai trò của sự không chính thức cũng như chính thức, và cân nhắc đến tính liên tục cũng như sự thay đổi. Hơn nữa, sự cân bằng ấy, cũng quan trọng khi cân nhắc đến thay đổi chính trị - kể cả khi thiếu vắng quá trình chuyển đổi dân chủ toàn diện- cũng như kiểm tra những cải cách đến nền kinh tế.

Những hạn chế của các cải cách chính trị chính thức

Trong giới hạn từ mỗi chế độ độc đảng của mình, Việt Nam và Lào đã tiến hành các biện pháp tương tự để cải cách hệ thống chính trị của họ. Quỹ đạo của Campuchia từng là khác hơn, mặc dù đã trải qua một quá trình chuyển đổi dân chủ vào đầu những năm 1990, đất nước này lại bầm dập và trở thành gần như tương tự về chính trị như hai nước láng giềng. Mặc dù các cải cách được đưa ra tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ Sáu tại Việt Nam và Đại hội lần thứ tư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vào năm 1986 thường được xem như chủ yếu là những thay đổi về kinh tế, cả hai trường hợp rõ ràng đã có một thành phần về chính trị. Ở Việt Nam, tuyên bố chính sách quan trọng từ năm đó đã từng nhấn mạnh các vấn nạn bao gồm sự phối hợp kém giữa Đảng Cộng sản, quan chức chính phủ và các xu hướng hoạt động ngoài pháp định và sự chà đạp lên các thủ tục bầu cử của các cán bộ Đảng. Phê phán này hinh thành hàng loạt những di chuyển chính thức của Đảng để xây dựng một nhà nước "pháp quyền", tăng cường vai trò của Quốc hội và làm rõ các mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và công dân. Những vấn đề này hiện nay vẫn còn tồn tại: Sự việc đảng xem "quy định của pháp luật" và mối quan hệ "đúng đắn" giữa công dân và nhà nước như thế nào vẫn còn là những câu hỏi chưa giải quyết được.

Những cải cách ở Lào cũng tập trung vào pháp định, bao gồm việc ban hành hiến pháp hậu thuộc địa đầu tiên của quốc gia này vào năm 1991 cùng với sự nhấn mạnh về việc tăng cường bộ máy quan liêu. Ở cả hai nước, cũng đã có sự nới lỏng trong mối quan hệ với lãnh vực xã hội thông qua sự "phi stalin hóa đời sống hàng ngày". Các gắt gao trong nội địa và ngay cả việc du lịch ra nước ngoài đã trở nên giảm nhẹ, và việc kiểm soát hàng ngày trở nên bớt căng thẳng; các phương tiện truyền thông mới đã được phép xuất hiện cùng với các hiệp hội, các nhóm chính thức, bao gồm các nhóm tôn giáo. Mặc dù không ai trong số các nhóm này bổ xung được vào quá trình chuyển đổi dân chủ ở cả Việt Nam, ở Lào - sự kiểm soát của đảng Cộng sản vẫn còn và các lực lượng an ninh vẫn còn kinh khủng - ở cả hai nước không khí đã trở nên tự do hơn đáng kể.

Trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi quần chúng biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, bức tường Berlin bị kéo xuống và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên khắp Trung, Đông Âu và Liên Xô cũ gửi các làn sóng rúng động ra toàn thế giới, cuộc tranh luận về tương lai hệ thống chính trị của Lào và Việt nam đã nổ ra. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc thảo luận đã diễn ra sau hậu trường trong các chế độ khép kín, vì vậy thật khó để biết chính xác được những gì đã được bàn bạc. Tuy nhiên, phán quyết cơ bản là rõ ràng. Khi những năm 1990 bắt đầu, cả Việt Nam và Lào đã đi đến việc làm tắt tiếng những gì xuất hiện như các tiếng nói thiểu số kêu gọi chính trị đa nguyên. Tại Lào, hai cựu phó bộ trưởng và một quan chức Bộ Tư pháp đã bị bỏ tù vì bị cáo buộc âm mưu lật đổ chế độ (4) Tại Việt Nam, một thành viên Bộ Chính trị đã bị sa thải trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII vào năm 1991, rõ ràng là vì ông ủng hộ chính trị đa đảng.

Củng cố sự đối lập chống lại nền chính trị dân chủ, cả hai đảng cầm quyền đã ra tuyên bố dứt khoát từ chối những gì họ gọi là "các đòi hỏi tự do cực đoan" (ở Việt Nam) hay "một hệ thống đa đảng" (ở Lào) (5). Kể từ đó, không đảng nào từng động đậy. Cả hai tiếp tục nói chuyện về phát triển "dân chủ", nhưng bằng cách (dân chủ) này họ không mang ý nghĩa dân chủ tự do. Thay vào đó, chúng có nghĩa là những thứ chẳng hạn như mở rộng số thành viên của đảng cầm quyền được ban cho vai trò trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu, nâng cao số lượng các chức vụ được trực tiếp bầu chọn trong chính phủ địa phương và đảm bảo rằng Đảng Cộng sản sẽ chăm chú lắng nghe các quan chức nhà nước, lập pháp, và các công dân.

Kể từ đầu những năm 1990,cả Việt Nam và Lào đều mở cửa cho một loạt các tổ chức tài trợ song phương, đa phương và các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGOs) tiếp nhận các viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật ở tầng cao cấp. Các nhà tài trợ là của cả châu Á và phương Tây. Tại Lào, có sự hiện diện nặng nề của Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trung Quốc là nhà tài trợ châu Á lớn của Việt Nam, nhưng sự hiện diện của Trung Quốc được quản lý cẩn thận (hai nước đã từng đánh nhau một cuộc chiến tranh biên giới ngắn nhưng cay đắng vào đầu năm 1979, và tiếp tục các cuộc đụng độ vũ trang ở biên giới cho đến năm 1990). Các nhà tài trợ phương Tây đã làm việc với cả hai chính phủ Việt Nam và Lào về quản lý nhà nước liên quan đến các lĩnh vực như quản lý công cộng, cải cách hệ thống luật pháp, chiến đấu chống tham nhũng và phát triển xã hội dân sự. Tuy nhiên, không một điều nào trong số này đã có tác động nhiều đến nền chính trị ở hai nước.

Quỹ đạo của Campuchia thì khác. Sau cuộc xâm lược của Việt nam nhằm lật đổ chế dộ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1978, Campuchia đã được cai trị bởi một chế độ do Hà Nội ủng hộ, lãnh đạo bởi thủ tướng Hun Sen từ năm 1985. Trong những năm 1980, một cuộc nội chiến đã nổ ra khi một liên minh bảo hoàng và Khmer Đỏ chiến đấu chống lại chế độ do Hà Nội hậu thuẫn. Hòa bình đã chỉ có thể thực hiện khi Việt Nam, vì những nguyên nhân chính trị trong nước của mình, quyết định không thể duy trì sự hiện diện quân sự tại Campuchia nữa. Sau hiệp ước hòa bình (ký kết tại Paris vào năm 1991) đưa đến một hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, dẫn tới đỉnh cao là cuộc bầu cử năm 1993, với 19 phe tranh cử.

Tối thiểu là trong ngắn hạn, Liên Hiệp Quốc đã có một tác động lớn. Cam-pu-chia cần đến một số nền tảng chính thức của nghĩa tự do hợp hiến, bao gồm cả một pháp luật cơ bản mới phù hợp với nguyên lý của mình. Cũng có một sự đột biến trong hoạt động xã hội dân sự, và nhiều tiếng nói đa dạng cũng đã nổi lên. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, các đoá hoa tự do này sớm héo tàn. Các cuộc bầu cử đã tiếp tục diễn ra khoảng các thời gian nhất định, nhưng những gì đạt được trong những năm 1990 đã bị đảo ngược dưới bàn tay của Hun Sen và Đảng Nhân dân cầm quyền Campuchia (CPP), vốn dứt khoát duy trì việc nắm chặt quyền lực. Kết quả là sự suy nhược hệ thống phe đối lập chính trị, bao gồm các đảng bảo hoàng được biết đến như FUNCINPEC (Đối tác liên minh cũ của CPP) và Đảng Sam Rainsy. Các nhà phê bình chính phủ trong các phương tiện truyền thông, công đoàn, và xã hội dân sự lớn thường đã bị mua chuộc để im lặng thông qua một hỗn hợp của sự bảo trợ, hăm dọa, bạo lực, thay đổi luật bầu cử, và sự nương tựa vào các toà án chính trị thiên vị (6).

Trong cuộc bầu cử gần đây nhất, được tổ chức vào tháng 7 năm 2008, đảng Nhân Dân Cam bốt (CPP) chiếm được 90 trong số 123 ghế, và lần đầu tiên kể từ năm 1993 đã có thể thành lập chính phủ riêng của mình. CPP cũng kiểm soát 90% tất cả các xã, ủy ban chính phủ địa phương (7). Đây là một biến đổi lớn cho một đảng - mà như nhiều người có xu hướng quên đi- đã về nhì sau đảng FUNCINPEC trong cuộc bỏ phiếu năm 1993.

Giống như các đối tác của mình tại Việt Nam và Lào, chính phủ Campuchia đã cho phép cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế được hoạt động, làm việc với họ trên một loạt các cải cách quản trị từ những năm 1990. Một lần nữa, các nhà tài trợ là người châu Á cũng như phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam chiếm ưu thế trong số các nhà tài trợ cũ. Giống như Việt Nam và Lào, ảnh hưởng mà các nhà tài trợ bên ngoài tạo nên trong chiều hướng chính trị của Cam-pu-chia rõ ràng đã bị giới hạn về cơ bản.

Những sức mạnh ghê gớm của tính liên tục

Tại sao ba nước láng giềng này - Cam-pu-chia sau khúc dạo đầu của quá trình chuyển đổi năm 1993 và hai nước kia ít nhiều đã liên tục - lại bám chắc vào một con đường phi dân chủ ? Câu trả lời có thể nằm trong các nền văn hóa hết sức giống nhau của giới cầm quyền ở cả ba nước. Việc truy tìm đến gốc rễ sự tương đồng này nằm ngoài phạm vi của bài viết (8), nhưng chúng tôi có thể nêu ra các đặc điểm chung mà các nền văn hóa chính trị này từng chia sẻ và vạch ra các ảnh hưởng của chúng.

Tại cốt lõi các nền văn hóa chính trị của Việt Nam, Campuchia, và Lào ẩn chứa những liều lượng nặng nề của sự phát triển tầng lớp lãnh đạo và chủ nghĩa gia trưởng. Dưới những ảnh hưởng này, văn hoá mang gánh mối quan hệ thích hợp giữa nhà nước và người công dân của mình, hoặc giữa người cai trị và người bị trị, tương phản rõ nét với những gì có được ở phương Tây. Trong các xã hội Đông Nam Á này, có một niềm tin tiềm ẩn mạnh mẽ rằng thiện chí và năng lực đạo đức cao của những người hữu trách - chứ không phải sự kiểm tra khách quan và cân bằng vốn được ưa chuộng bởi truyền thống tự do - sẽ phục vụ như những hạn chế quan trọng trong quyền lực (9). Sự liên quan của tư tưởng văn hóa này cũng có thể được thoáng nhìn thấy ở sự đặt nặng đến yếu tố gia đình (hoặc hơn chính xác hơn, ở việc cha mẹ của mình là ai) trong cả ba nước.

Dùng văn hóa chính trị để giải thích sẽ giúp hiểu dễ dàng hơn việc tại sao tất cả ba đảng cầm quyền đều từ chối đa nguyên và cảm thấy khó chịu một cách sâu sắc về các xã hội dân sự hoặc bất kỳ hình thức tổ chức hoạt động nào ở bên ngoài cấu trúc của nhà nước hoặc đảng cầm quyền. Về mặt này, thật đang để ghi nhận rằng các quy định hợp pháp hóa những tổ chức phi chính phủ và các giao dịch của họ đã chỉ tiến bộ chậm chạp và thường có nhiều tranh cãi trong tất cả ba nước.

Một sự tập trung vào văn hóa chính trị cũng làm sáng tỏ tính chất của các cuộc bầu cử tại Việt Nam, Campuchia, và Lào. Tại mỗi nước, quyền hạn được áp dụng cho quyền bầu cử chẳng hơn gì một cuộc thi đua để lưa chọn những gì có thể thay thế chứ không phải là một cơ hội để các công dân xác nhận giá trị thực của các lãnh đạo của mình (10). Vì vậy, ở Việt Nam, Lào và Campuchia nhà nước tìm cách kiểm soát những người được bầu vào Quốc hội.

Hun Sen đã hành động như thể được sai khiến bởi bản năng để loại trừ bất kỳ khái niệm bầu cử nào có tính cách của một cuộc tranh tài nghiêm chỉnh. Hơn nữa, sức nặng từ văn hóa chính trị đặt ra những câu hỏi sâu sắc về những gì đang xảy ra khi đảng cầm quyền làm việc với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong các lĩnh vực như cải cách hành chính công, chống tham nhũng. Những cải cách mà cộng đồng các nhà tài trợ thúc đẩy thường liên quan đến việc kiểm tra các tổ chức mà giới cầm quyền nước chủ nhà xem như một sự mâu thuẫn sâu sắc.

Bất kể là các nhà tài trợ nghĩ rằng họ đang làm gì, thực tế là giới lãnh đạo ở địa phương hoặc là thiếu sót những cải cách tự do có tính cơ chế hoặc đã cố tình giải thích và áp dụng chúng theo những cách phi tự do. Cuối cùng, một sự tập trung vào văn hóa chính trị giúp hiểu dễ dàng hơn (mặc dù không phải để tha thứ) xu hướng mà các nhà cai trị cư xử với những người bất đồng chính kiến và các nhà phê bình gay gắt. Các quyền, những nhà lãnh đạo thường quan niệm để cai trị, bắt nguồn từ việc phải mua cổ phần từ trong quan niệm gia trưởng, lãnh đạo tập trung. Do đó, không chịu chi tiền ra nghĩa là không có quyền hạn gì cả. (11)

Ngoài một nền văn hóa chính trị không thân thiện, trở ngại lớn khác mà các nền chính trị tự do phải đối mặt tại Việt Nam, Campuchia, và Lào có thể được quy cho là vì sự gia tăng của loại "chính trị tiền bạc" và thương mại hóa các kết quả của nhà nước. Các giải thích thông thường của những cảnh cách ở khu vực Đông Nam Á (dù hiểu ngầm hay rõ ràng) có liên đới với công cuộc tự do hóa kinh tế và sự rút lui của nhà nước. Nhưng điều này không phải là những gì đã xảy ra. Các năm tháng cải cách ở Việt Nam, Campuchia và Lào thực sự nhìn thấy sự thị trường hóa, nhưng cũng chỉ là một hình thức tiến lên của nhà nước chứ không phải rút lui lại khi các chính khách, quan chức, và những người có quan hệ gần gũi với họ đã chiếm giữ được các cơ hội kinh doanh có liên kết với việc thị trường hóa và toàn cầu hóa để làm giàu cho chính mình.

Ở Việt Nam, quá trình này lần đầu tiên được ghi lại trong mối liên quan đến sự gia tăng các quyền lợi kinh doanh mới của nhà nước từ những năm 1980, khi những người có được các quan hệ chính trị bắt đầu tích lũy vốn bằng cách tham gia vào giao dịch thị trường, thậm chí còn dưới thời kế hoạch hóa tập trung. Tại Lào, việc thương mại hóa của nhà nước là hiển nhiên trong các tài liệu tham khảo thường xuyên cho các chính trị gia và người thân của họ, những người chiếm giữ được các đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế Lào. Ở Campuchia, quá trình bắt đầu vào cuối những năm 1980 với việc bán tháo tài sản nhà nước, đặc biệt bởi đảng CPP, Hun Sen đã tìm cách để có được người thân và giới có ảnh hưởng để dự phần vào các thay đổi sẽ xảy ra trong không khí chính trị.

Các đặc tính của "thời kỳ cải cách" kinh tế chính trị này là giống nhau trên khắp Việt Nam, Campuchia, và Lào. Đầu tiên, như đã giải thích, các kết nối chính trị và quan hệ là chìa khóa. Đây là những gì cần thiết để bảo vệ chính trị cũng như để tiếp cận đến đất đai, vốn, và hợp đồng, hoặc có được (nếu không bỏ qua được) những giấy phép cần thiết. Xung đột lợi ích là phổ biến, với các quan chức (thường hành động thông qua bạn bè hoặc người thân) hoạt động trong các lĩnh vực của nền kinh tế mà họ có trách nhiệm điều hành.

Đầu cơ, trục lợi dựa trên các thông tin bên trong đã đạt được dưới vỏ bọc của văn phòng công cộng cũng diễn ra thường xuyên. Đất đầu cơ - hay cướp đất trắng trợn như ở Campuchia - hoàn toàn phổ biến trong tất cả các nước, và đã chứng tỏ là một con đường rất nhanh giàu cho nhiều người có chức, đặc biệt là kể từ khi đất đai bắt đầu hồi phục được trạng thái như một mặt hàng có thể giao dịch được vào cuối những năm 1980.

Trong tâm trí của nhiều người trên khắp ba xã hội này, tồn tại một kết nối chặt chẽ giữa việc nắm giữ một văn phòng công cộng và mua lại tài sản của tư nhân. Như các nền văn hóa chính trị có đặc tính quý tộc, chúng ta đang ở đây trong sự hiện diện của một hiện tượng có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nhưng cũng lại có được những động lực mới từ hoàn cảnh mới - trong trường hợp này, là những người có liên quan được đến các cải cách kinh tế dựa trên thị trường. 

Ở Việt Nam, Campuchia và Lào, tiền lương thì thấp nhưng những kẻ khao khát sẽ phải trả giá đắt cho các chức vụ trong văn phòng và sự truy cập dễ dàng đến các bổng lộc tư nhân mà công việc mang lại. Do đó, việc hối lộ để được thăng cấp như là một cuộc đầu tư vốn có thể dễ dàng thu lại được với giá thuê mướn và các cơ hội khác mà một quan chức ở chỗ ngồi tốt có thể có được (12). Trong cả ba nước, loại kinh tế chính trị này có hậu quả sâu sắc đối với chính trị. Sự bất bình đẳng cao, không chỉ cao về thu nhập mà còn về quyền sở hữu được đất tập trung. Ví dụ như ở Cam-pu-chia, quá trình đầu cơ tích tụ là tham lam nhất, một phần mười số dân sở hữu gần hai phần ba đất đai, và mười kẻ đứng đầu của hàng 10 ấy - hoặc 1% của tất cả người Campuchia - sở hữu khoảng 20 đến 30% đất đai. Cứ năm hộ gia đình nông thôn thì một hộ hoàn toàn không có đất đai gì, và con số này mỗi năm đang leo lên hai phần trăm.(13) Lợi ích kinh doanh ngày càng gây ảnh hưởng đến chính trị, đôi khi đến mức nắm bắt được nhà nước. Các vận động hành lang chính phủ phát triển với cường độ cao khi các doanh nghiệp cố gắng để uốn nắn những quy định trong các cách thuận lợi cho mình.

Các đảng cộng sản cầm quyền hiện nay cho phép các doanh nhân được tham gia, và các nhân vật kinh tế tư nhân nổi bật hiện ngồi được trong quốc hội. Cuối cùng, mối gắn kết chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp đang thúc đẩy một nhà nước thiên vị cho vốn tư bản khi tranh chấp thương mại phát sinh, và đang hòa trộn sự thù địch với cảm xúc bản năng của giới tinh hoa chính trị đối với các liên đoàn lao động độc lập.

Cuối cùng, mối liên kết trực tiếp giữa các nền kinh tế chính trị trong "thời đại cải cách" và thất bại của một chính phủ tự do đã tiến triển nhiều. Trong lĩnh vực cải cách hành chính công, từ lâu từng là chỗ dựa chính cho các nỗ lực của các nhà tài trợ vào Việt Nam, Campuchia, và Lào, những nỗ lực sàng xẩy các quan liêu không cần thiết liên tục thất bại không làm suy giảm được về tổng thể, khi các chức vụ, hay ban ngành loại bỏ lại được thay thế bởi các chức vụ, ban ngành mới. Điều này thường khó hiểu đối với người ngại cuộc, nhưng lại hết sức hợp lý với bất cứ người nào hiểu biết được việc các cơ quan công quyền và giới tư nhân làm tiền đã liên kết chặt chẽ ra sao trong các xã hội này. Việc đóng cửa các ban bộ chính phủ hoặc làm rõ các công việc phải bị phá vỡ vì đã đánh trúng vào tâm điểm của các hành vi tùy tiện mà quan chức dựa vào để bổ sung cho thu nhập của họ.

Ghi Chú
1. Borje Ljunggren, ed., The Challenge of Reform in Indochina (Cambridge: Harvard University Press, 1993).
2. Barry Naughton, Growing Out of the Plan: Chinese Economic Reform, 1978–93 (Cambridge: Cambridge University Press, 1995), 22.
3. Adam Fforde, “The Political Economy of ‘Reform’ in Vietnam: Some Reflections,” unpubl. ms., 1991, 8.
4. Søren Ivarsson, Thommy Svensson, and Stein Tønnesson, The Quest for Balance in a Changing Laos: A Political Analysis, NIAS Reports 25, 1995, Nordic Institute for Asian Studies, Copenhagen, 51–52.
5. Communist Party of Vietnam, Seventh National Congress: Documents (Hanoi: Vietnam Foreign Languages Publishing House, 1991), 104; and Ivarrson et al., Quest for Balance, 38–39.
6. Caroline Hughes, The Political Economy of the Cambodian Transition, 1991–2001 (London: Routledge, 2003).
7. David Chandler, “Cambodia in 2009: Plus C’est la Même Chose,” Asian Survey 50 (January–February 2010): 229.
8. Nếu không xác định hoặc bỏ quên tính hỗ tương của văn hóa, tôi sẽ thừa nhận rằng sức đề kháng dân chủ trong các xã hội nằm ở ngã tư, nơi một điều độc đáo duy nhất chỉ có Đông Nam Á giao nhau với di sản của chế độ cộng sản lâu năm. Khái niệm "một điều độc đáo duy nhất chỉ có ở Đông Nam Á" đề cập đến ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Trung Quốc - hay một ảnh hưởng sắp tới của Ấn Độ đối với Trung Quốc- trong thời đại tiền thực dân và cách thức mà ảnh hưởng này tác động vào Việt Nam, Campuchia, và Lào bằng cách riêng của mình, với kết quả cuối cùng trong mỗi nước là một di sản mà họ phải chịu đựng cho đến ngày nay. Để biết thêm về nội dung này, xin đọc Alexander Woodside, Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Nguyen and Ching Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century (Cambridge: Harvard University Press, 1971); Robert S. Newman, Brahmin and Mandarin: A Comparison of the Cambodian and Vietnamese Revolutions, Centre of Southeast Asian Studies, Working Papers, Monash University, 1978.
9. Geir Helgesen and Li Xing, “Good Governance—Democracy or Minzhu,” in Hans Antl¨ov and Tak-Wing Ngo, eds., The Cultural Construction of Politics in Asia (Richmond, Surry: Curzon, 2000), 175–202.
10. R.H. Taylor, ed., The Politics of Elections in Southeast Asia (Cambridge: Cambridge University Press, 1996).
11. Antl¨ov and Ngo, Cultural Construction of Politics.
12. Martin Gainsborough, Dang Ngoc Dinh, and Tran Thanh Phuong, “Corruption, Public Administration and Development: Challenges and Opportunities as Viet Nam Moves Towards Middle-Income Status,” in Jairo Acu~na-Alfaro, ed., Reforming Public Administration Reform in Vietnam: Current Situation and Recommendations (Hanoi: National Political Publishing House, 2009), 377–427.
13. Caroline Hughes, “Cambodia in 2007: Development and Dispossession,” Asian Survey 48 (January–February 2008): 71.

(còn tiếp)
http://www.x-cafevn.org/node/3447

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét