Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHI KHÔNG KHÍ CHÂU Á NÓNG HƠN CẢ MÙA HÈ

Nguyễn Huy dịch theo TheDailyStar

Một cuộc chạy đua vũ trang lớn ở châu Á đang diễn ra mà không gặp phải sự tranh cãi ở bất cứ nơi đâu.

Việc Ấn Độ bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã thu hút sự chú ý của giới quân sự Trung Quốc. New Delhi đồng thời đã thực hiện một bước ngoặt đáng kể trong các khả năng phòng thủ của mình.


Pakistan sau đó đã thử tên lửa đạn đạo Hatf IV (Shaheen 1A) với tầm bắn 2.500 - 3.000km, nghĩa là đặt hầu hết các khu vực của Ấn Độ vào trong vòng ngắm. Rồi ngay sau đó, Ấn Độ bắn rocket và đưa lên quỹ đạo Vệ tinh Hình ảnh Radar (Risat-1). Giới phân tích an ninh đã đặt ra câu hỏi, liệu một cánh cửa mới có đang mở ra cho cuộc chạy đua vũ trang tại Nam Á.

Tên lửa Agni-V mà Ấn Độ bắn thử có tầm xa 5.000km, giúp quốc gia Nam Á này có khả năng chạm tới các thành phố chính tại Trung Quốc, Iran và cả Đông Nam Á. Từ Agni trong tiếng Phạn nghĩa là "lửa", là cái tên của hàng loạt loại vũ khí mà Ấn Độ đã phát triển trong một phần dự án nâng cấp tên lửa kể từ năm 1983. V K Saraswat, phụ trách Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc Phòng Ấn Độ (DRDO) chịu trách nhiệm xây dựng tên lửa cho biết: "Tôi tuyên bố, việc phóng thử thành công Agni V... là bước ngoặt lịch sử, và mang lại niềm tự hào cho đất nước chúng ta trong lĩnh vực công nghệ tên lửa". Ông cũng nói rằng, Ấn Độ giờ đây là một "cường quốc tên lửa".

Còn các nhà phân tích an ninh Ấn Độ thì coi đó là khoảnh khắc trọng đại khi họ chứng kiến bước tiến lớn trong nỗ lực của Ấn Độ để trở thành một cường quốc khu vực và có thể đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Á.

Vụ thử nghiệm đã mở cánh cửa để Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ số ít quốc gia có vũ khí tầm xa, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mà gần đây chỉ gồm duy nhất năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ: Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ.

Nam Á là nơi có hai thành viên trong câu lạc bộ hạt nhân thế giới gồm Ấn Độ và Pakistan và tương đối gần gũi với một cường quốc hạt nhân khác là Trung Quốc. Ấn Độ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 1974 và vào tháng 5/1998 New Delhi đã thực hiện hàng loạt vụ nổ khác trong lòng đất. Pakistan cũng thử hạt nhân lần đầu tiên vào cùng khoảng thời gian này trong khi Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân nhiều thập niên nay. Mặc dù cả Ấn Độ và Trung Quốc đều cam kết không sử dụng hạt nhân trước, nhưng cả hai đều nỗ lực xây dựng khả năng đánh chặn dữ dội để đáp trả lại bất kỳ kẻ tấn công nào.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen
1 có khả năng mang đầu đạn hạt
 nhân. Ảnh: Dailystar
Người ta đề cập nhiều tới những mô hình liên mình ở Nam Á: liên minh Ấn Độ - Mỹ và liên minh Trung Quốc - Pakistan. Trong khi Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì Mỹ giữ thái độ thận trọng, không đưa ra tuyên bố hùng hồn và mô tả Ấn Độ như một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm. Điều này tạo ra sự khác biệt trong chính sách nước lớn. Trong khi Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Triều Tiên thử hạt nhân, thì họ lại "ngầm" bật đèn xanh cho Ấn Độ tiến bước trên con đường hạt nhân phía trước. Theo thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn Độ thì New Delhi được nhận nhiên liệu và công nghệ hạt nhân để mở rộng kho hạt nhân của mình. Mỹ xem Ấn Độ như một "đồng minh chiến lược giá trị" trong một phần "chiến lược cân bằng" với Trung Quốc.

Trung Quốc giờ đây được các nhà phân tích chiến lược Mỹ cảm nhận rõ ràng là mối đe dọa quan trọng nhất với các lợi ích Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và điều đó giải thích vì sao Washington đang theo đuổi một "Chính sách ngăn chặn mới" trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21.

Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời gia tăng, thì cả hai đã không tiếc tiền của đổ vào hiện đại hóa quân sự nhằm mở rộng sức mạnh "cứng" phục cho cho các tham vọng phát triển chiến lược của mình. Chỉ như thế, thì mọi diễn biến hiện tại đã đủ "vật liệu" để khuấy động nên những lo lắng dựa trên lịch sử phức tạp giữa hai nước. "Trung Quốc có một chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đa dạng và tích cực nhất trên thế giới", một báo cáo của Mỹ nhấn mạnh. "Lực lượng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang không ngừng mở rộng kể cả về quy mô và loại hình tên lửa".

Hai nước này không chỉ lao vào một cuộc cạnh tranh trong không gian mà còn là cả cuộc chạy đua vũ khí hải quân với mong muốn giành ảnh hưởng lớn hơn ở Ấn Độ Dương, cũng như vùng biển Ảrập quanh Nam Á. Hầu hết các tương tức Trung - Ấn đều liên quan tới những vùng biển hoặc duyên hải. Hai nước này không hề chia sẻ biên giới hàng hải, nhưng điều đó không phải là vấn đề. Là những cường quốc đang trỗi dậy, các lợi ích an ninh sống còn của họ đang mở rộng từ vùng ngoại vi trực tiếp tới những nơi xa hơn trong khu vực và hơn thế nữa. Các khả năng ngày một lớn của họ đang cân đối lại kịch bản chiến lược tại châu Á.

Trung Quốc chủ yếu lo lắng về việc ngăn chặn các nguy cơ đến từ cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới là Mỹ trong khi tâm điểm tập trung chiến lược của Ấn Độ là mối đe dọa từ Pakistan và Trung Quốc. Việc New Delhi tăng cường xây dựng quân sự có các động cơ đan xen nhau. Nhưng nhân tố cấp bách nhất có thể là sự chuyển dịch nhanh chóng của Trung Quốc. Logic chiến lược tạo ra sự đụng chạm trực tiếp giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan trên một số mặt trận. Khi Ấn Độ có bất kỳ phát triển nào với kho dự trữ hạt nhân hiện tại nhằm tập trung vào Trung Quốc (ít nhất trong những tuyên bố) thì lập tức tạo ra phản ứng dây chuyền với Pakistan.

Trong khi đó, Pakistan lại coi việc hiện đại hóa kho hạt nhân của mình là nỗ lực ngăn chặn cần thiết chống lại Ấn Độ. Trong hầu hết trường hợp, Ấn Độ sử dụng quân bài Trung Quốc để biện minh cho việc mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân của mình, thì Pakistan sử dụng quân bài Ấn Độ còn Trung Quốc lại viện tới quân bài Mỹ. Và, câu hỏi đặt ra là bao nhiêu vũ khí được coi là đủ để giúp các nước ngăn chặn sự tấn công của bên còn lại.

Sự thiếu lòng tin và nỗi hoài nghi về một Trung Quốc trỗi dậy dẫn tới kết quả là "tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề an ninh".

Những tác động tiềm năng của cuộc cạnh tranh hạt nhân trong khu vực là vô cùng to lớn và đặt ra chuẩn mực đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý với bát kỳ ai có thể cân nhắc tham gia con đường ấy. Nguy cơ kích động nền chính trị vốn rất nhạy cảm của châu Á và khả năng tạo ra chất xúc tác cho việc phát triển vũ khí hạt nhân của những nước khác sẽ là "bước thụt lùi" trên con đường hòa bình, giải trừ vũ khí và ổn định của khu vực cũng như toàn cầu.

Thay vì ra khỏi các chính sách hạt nhân leo thang, thì những ưu tiên lệch lạc như vậy lại đang khuyến khích các nước không có vũ khí hạt nhân có thể phá vỡ các cam kết không phổ biến hạt nhân của mình. Bụi phóng xạ ở Nam Á sẽ có tác động vô cùng lớn, các nước nhỏ (về mặt địa lý) với dân số lớn sẽ không thể thoát khỏi hủy diệt. Cái giá con người phải trả là vô cùng khủng khiếp và khả năng xung đột lan rộng trong khu vực là không thể không tính tới.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Khi-khong-khi-chau-A-nong-hon-ca-mua-he/8454524.epi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét