Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




"LIÊN MINH LÚA GẠO VIỆT NAM - MYANMAR" - MỘT ĐỀ ÁN NGU XUẨN VÀ MÙ QUÁNG

Nguyễn Phú

LỜI DẪN: Hôm qua đọc trên Sài Gòn Tiếp thị Online bài tiếp theo của "Liên Minh Lúa Gạo Việt Nam - Myanmar, tại sao không?" mà muốn lên tension. Tại sao bọn họ lại có thể nghĩ ra một đề án quái đản như thế? Lập tức ngồi gõ vào mục Ý kiến bên dưới bài này. Quý vị có thể đọc bài gốc theo links sau đây:


Còn đây là phần Ý kiến của mình:

Tôi thiết nghĩ Liên minh này lợi bất cập hại cho nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Ông bà ta dạy rằng: “Không ai dẫn đàng đi buôn.” Mà đây lại là buôn sĩ, buôn bán lớn.
   
Trước đây chúng tôi đã vô cùng sốc khi hay tin GS Võ Tòng Xuân nghe theo lời mời của một doanh nghiệp Việt Nam nào đó mà đem công nghệ trồng lúa của Việt Nam chuyển giao sang châu Phi. Xin biết cho rằng châu Phi chính là thị trường chủ yếu cho gạo phẩm cấp thấp, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành gạo Việt Nam. Xin hãy nhớ rằng 1 tấn gạo sản xuất thêm được ở châu Phi là giảm đi cơ hội xuất khẩu 1 tấn gạo của nông dân Việt Nam. Đừng nhầm lẫn từ thiện và kinh doanh, và việc kinh doanh bất chấp tất cả (như chuyển giao công nghệ trồng lúa-tài sản quốc gia cho nước khác) chính là hành động phản bội lợi ích đất nước mình.

Xin hãy hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo xem họ đã điêu đứng thế nào khi Ấn Độ trở lại thị trường lúa gạo thế giới. Giờ lại thêm Myanmar. Trong suốt thời gian bị cấm vận vừa qua, Myanmar đã phải xuất khẩu gạo gián tiếp thông qua Thái Lan. Nay, cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á được dỡ bỏ cấm vận chính là một đối thủ nguy hiểm cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hai bài báo vừa rồi không biết các tác giả dựa vào đâu mà cho rằng gạo Myanmar kém hơn gạo Việt Nam. Là những người có thâm niên trong ngành mua bán lúa gạo quốc tế, chúng tôi biết rằng gạo Myanmar được ưa chuộng hơn gạo Việt Nam vì chất lượng không hề thua kém (thậm chí có phần nhỉnh hơn) nhưng giá cước vận chuyển thì thấp hơn khá nhiều (nếu mua giá FOB thì sẽ có thêm lợi nhuận từ giá vận chuyển). Tôi cảm nhận rằng các tác giả của đề án Liên Minh này mơ mộng tới một thứ OPEC của lúa gạo nhằm thao túng thị trường lúa gạo. Đấy là một giấc mơ hoang đường. Mà ngay cả kẻ cầm chịch xuất khẩu gạo là Thái Lan cũng không mơ tới. Cứ xem Thái Lan cứ lẳng lặng thu mua giá rẻ gạo Myanmar trong thời gian nước này bị cấm vận, chèn ép nước láng giềng để kiếm lợi nhuận siêu khủng thì thấy tầm cỡ của các nhà hoạch định chính sách Thái Lan. Họ gần hơn ta. Họ cũng có những nhà kinh tế “thông minh – trí tuệ”. Nhưng Họ còn tỉnh táo để bảo vệ cho lợi ích quốc gia của họ.

Xin các tác giả của Liên Minh và hai bài báo này hãy xuống tận các cánh đồng để biết được nỗi khổ nhọc của nông dân ta khi họ làm ra từng hạt lúa. Xin hãy đi theo các doanh nghiệp xuất khẩu để biết chúng tôi vất vả thế nào để bán từng tấn gạo “Made in Vietnam”. Ý tưởng “chủ động trong vai trò đầu tàu” là hoang đường, khi có ai dám bảo đảm rằng Myanmar sẽ cam chịu thế hạ phong trong Liên Minh sau khi đã nhận lãnh toàn bộ công nghệ và kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh lúa gạo của Việt Nam, một tài sản quốc gia mà triệu triệu nông dân và hàng ngàn doanh nghiệp chúng tôi đã khó nhọc tạo ra trong mấy chục năm qua.

Đây là ý kiến cá nhân của tôi, một doanh nhân người Việt hiện đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo “Made in Vietnam” ở nước ngoài, ngay sau khi đọc hai bài báo về Liên Minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar. Tôi kính đề nghị Quý báo Sài Gòn Tiếp Thị hãy tổ chức một cuộc tranh luận về chủ đề này với sự tham gia của các tác giả Liên Minh, người ủng hộ họ và đại diện nông dân, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Xin đừng đi ngược lại lợi ích của những người làm ra hạt gạo góp phần nuôi sống toàn bộ dân số Việt Nam và mang hàng nhiều tỷ Mỹ kim về cho đất nước hàng chục năm qua. Xin hãy nhớ tình cảnh của nông dân cắn răng bán lỗ lúa và chính phủ phải bỏ hàng đống tiền mua lúa tạm trữ. Đừng nằm mơ trên giấy và để danh lợi cá nhân che khuất lợi ích dân tộc. Mong lắm thay!

http://nguyenphunepal.blogspot.com/2012/05/lien-minh-lua-gao-viet-nam-myanmar-mot.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét