Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỪ VỤ HAI NHÀ BÁO BỊ ĐÁNH, NGHĨ VỀ BÁO CHÍ LỀ ĐẢNG

 Huỳnh Ngọc Chênh

Đánh người vì thú tính chứ chẳng có lý do gì hết

  *  Nạn nhân thứ ba là ai?

Trước khi tiến hành cưỡng chế ở Văn Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh đã yêu cầu các các nhà báo không được có mặt tại khu vực cưỡng chế để "bảo đảm tuyệt đối an toàn".

Không hiểu cái "yêu cầu" quái dị đó được phát ra với quyền lực ẩn sau như thế nào mà hầu như tất cả các báo đài đã "vâng lệnh" răm rắp, không cử phóng viên đến tại hiện trường để theo dõi và nắm bắt diễn biến thực tế. Có lẽ cũng không thấy nhà báo nào tự giác đến hiện trường để quan sát. Hầu như hôm đó, họ đều nằm nhà để chờ thông báo của chính quyền rồi dựa vào đó mà viết tin. Một bản tin vô cùng phiến diện, một chiều và chưa nói là sai sự thật sẽ ra đời và được phát đi.

Đó là cung cách làm báo thông thường của báo chí Việt Nam trước những vụ việc được cho là nhạy cảm chính trị.

Với những vụ việc nhạy cảm chính trị, thường có sự dặn dò từ trước của ban tư tưởng văn hóa trung ương (Từ Đại hội X đã đổi tên là Ban Tuyên giáo Trung ương - TNM nói lại) phải thông tin như thế nào, liều lượng ra sao...

Nhưng rất lạ một điều, qua thăm dò một số xếp của vài tờ báo thì được biết vụ Văn Giang không hề có sự chỉ đạo hay ngăn cấm nào từ trên, thế nhưng hầu như các báo đều đồng loạt làm theo một cách là đăng tin từ thông báo của ban cưỡng chế. Và lạ hơn nữa là ngay sau đó xuất hiện hai video clip đánh người dã man nhưng không hề thấy tờ báo nào dám đá động đến. Hoặc tất cả các nhà báo, từ cấp tổng biên tập xuống đến phóng viên, đều vô cảm trước sự bất công ghê tởm đó, họ cho rằng việc công an đánh người như đánh súc vật là chuyện bình thường nên không cần phải điều tra tìm hiểu ba nạn nhân đáng thương ấy là ai? Hoặc là họ có thói quen phản xạ có điều kiện trước những sự việc cho là nhạy cảm, họ sợ cấp trên phê bình nên không dám đá động đến dầu không có ngăn cấm.

Tất cả đều vô cảm hoặc sợ hãi trước điều bất công với đầy đủ bằng chứng xảy ra ngay trước mắt.

Chỉ có một tờ báo kiên trì đi điều tra và xác minh nạn nhân trong hai video clip đó là ai. Đó là BBC ở tận London!

Ngày 5.5, BBC đưa tin tìm ra được hai nạn nhân  là hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long.

Đến ngày 8.5, báo Thanh Niên mới thận trọng đưa một tin vừa phải, xác minh hai nhà báo bị đánh là có thật để thăm dò.

Từ ngày 9.5, như được "xổng chuồng", hàng loạt các tờ báo khác mới ào lên đưa tin, phỏng vấn hai đồng nghiệp bị hại. Té ra là không có ngăn cấm nào hết nhưng ai cũng sợ, một nỗi sợ vô hình nào đó do bị tròng vào đầu vòng kim cô trước quá nhiều sự việc nên với sự việc hai đồng nghiệp bị đánh dã man nầy cũng cứ tự tròng vào đầu mình một vòng kim cô cho chắc...ghế.

Trở lại sự kiện cưỡng chế ở Văn Giang, dường như chỉ có VOV là cơ quan truyền thông có chút lương tâm nghề nghiệp. Thay vì cứ cho phóng viên nằm nhà để chờ thông báo của chính quyền Hưng Yên, họ vẫn cứ cử hai phóng viên đến tận hiện trường để nắm diễn biến thực tế. Tuy bản tin VOV phát ra thì cũng như bao nhiêu báo đài khác là lấy theo thông báo của chính quyền, nhưng ít ra họ cũng có động tác theo đúng nghiệp vụ trước đó.

Hiện nay còn một nạn nhân nữa vẫn chưa được xác minh. Có lẽ nạn nhân ấy là một người dân bình thường, thấp cổ bé miệng, bị đánh đập dữ dội nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa biết số phận ra sao. Hiện nay, hầu như các báo đài đều đang tập trung vào hai nhà báo, còn số phận của người dân đen kia thì bỏ mặc.

http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/05/tu-vu-hai-nha-bao-bi-anh-nghi-ve-bao.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét