Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHUYẾN THĂM MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAM RANH TRONG QUAN HỆ MỸ - VIỆT

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Phương Nguyễn[*], Center for Strategic & International Studies

Ông Panetta nhận lại các lá thư của
 quân nhân Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến
tranh từ tay Bộ trưởng Phùng Quang
 Thanh tại Hà Hội. Nguồn: Flickr/Bộ
 Quốc phòng Hoa Kỳ
Ngày 3 tháng Sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Vịnh Cam Ranh – nơi từng là căn cứ hải quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam – và ông đã trở thành viên chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ chính thức đến đây kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Việc này diễn ra với một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm trao đổi các chuyến thăm ở cấp bộ trưởng quốc phòng mỗi ba năm. Ông Panetta cho biết chuyến đi của ông là để cải thiện mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Sau đó ông bay đến Hà Nội, nơi ông đã được tiếp đón bởi đối tác từ phía Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Hai bên đã trao đổi các hiện vật thời chiến tranh và đồng ý mở rộng một số địa điểm tìm kiếm các quân nhân Mỹ mất tích trong thời chiến tranh Việt Nam.

Việt Nam từng miễn cưỡng thúc đẩy mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, tuy nhiên, việc mời ông Panetta tới Vịnh Cam Ranh là một bước đi táo bạo. Ông Thanh cho biết, mối quan hệ quốc phòng thân thiện, ổn định và toàn diện với Hoa Kỳ là lợi ích chung của cả hai nước cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong tinh thần đó, ông khuyến khích các tàu hậu cần và kỹ thuật Hoa Kỳ đến các cảng thương mại của Việt Nam. Hai Bộ trưởng đã đồng ý nâng mối quan hệ quốc phòng song phương lên một tầm cao mới, với phát biểu của ông Panetta rằng, “Chúng tôi có một mối quan hệ phức tạp nhưng chúng tôi không bị ràng buộc bởi lịch sử đó”. Ông Panetta cũng nhắc lại rằng bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào từ phía Hoa Kỳ cũng sẽ đòi hỏi Việt Nam cải tiến về vấn đề nhân quyền.

Chuyến thăm của ông Panetta là một biểu tượng sống động trong mối quan hệ Mỹ-Việt được tăng cường chỉ 17 năm sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Đối với Hoa Kỳ, tiếp cận vào cơ sở ở Vịnh Cam Ranh có thể trở thành một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ. Kết hợp với cảng Changi ở Singapore và Vịnh Subic ở Philippines, Cam Ranh có thể thúc đẩy sự tiếp cận của Hải quân ở Biển Đông và hỗ trợ các nỗ lực của họ trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở những vùng biển này. Bằng cách mời ông Panetta đến thăm Cam Ranh, Việt Nam củng cố lại thông điệp mà họ đã gửi ra đầu tiên khi mở lại cảng này để tàu Hoa Kỳ vào thăm tàu vào năm 2009: chào đón sự tham gia của Hoa Kỳ trong các hoạt động hàng hải ở Biển Đông. Tất nhiên, những trở ngại sẽ tiếp tục giúp mối hợp tác quân sự ngày càng sâu đậm hơn. Quan trọng nhất là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, điều mà ngay cả những người ở Washington cũng háo hức thừa nhận rằng cần nêu rõ các mục tiêu có thể thực hiện được trong thời gian ngắn hạn. Các lãnh đạo phía Việt Nam vẫn kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục lãnh đạo khu vực và muốn mở rộng hợp tác song phương, kể cả các lĩnh vực an ninh, hàng hải, thương mại, và kinh tế.

Để đáp lại thiện chí chưa từng có của Hà Nội, Washington có thể sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước, bao gồm các chuyến thăm và trao đổi ở cấp cao, tăng cường tập trận chung, hỗ trợ giáo dục quân sự và đào tạo sĩ quan Việt Nam, phối hợp giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, cũng như điều phối hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Sự ra đời của mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ mang nhiều hứa hẹn nhưng không kém phần tinh tế, và cần thời gian để tạo dựng niềm tin cũng như hiểu biết lẫn nhau để phát triển.

[*] Phương Nguyễn là nghiên cứu sinh Chương trình Đông Nam Á thuộc CSIS chuyên trách vấn đề Việt Nam.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/?p=8396

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét