Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SỰ KẾT THÚC CỦA PHÉP MẦU CHÂU Á

Tác giả: ANTOINE VAN AGTMAEL
Người dịch: Dương Lệ Chi

Bậc thầy về đầu tư, người đã đặt ra thuật ngữ “thị trường mới trỗi dậy”, vừa từ châu Á trở về, nhận thấy rằng, sự suy giảm kinh tế là có thực và cung cấp 5 sự kiện chuyển hóa, đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu.

Nơi tôi đã đi: Gần đây, tôi đã trở về từ một chuyến đi hai tuần đến châu Á, viếng thăm Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Tôi đã đến các nước này nhiều lần trong vòng 25 năm qua, với tư cách là giám đốc đầu tư và sau này là Chủ tịch Công ty Emerging Markets Management và AshmoreEMM. Trong chuyến đi, tôi đã gặp một số nhà hoạch định chính sách cấp cao, giám đốc ngân hàng, giám đốc điều hành công ty, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các học giả.
  
Nhưng, nơi mà tôi đã từng gần như lạc quan mọi thứ, lần này tôi rời khỏi với một cảm giác rất khác. Vài năm trước, một cảm giác lan rộng rằng thế giới phát triển đã rơi khỏi bệ của nó, rằng châu Á đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà hệ thống của nó còn tốt hơn. Sự quá tự tin đó hiện nay dường như không còn nữa. Thay vào đó là một cảm giác dễ bị tổn thương. Càng có thêm nhận thức về nhược điểm chính trị liên quan đến con đường phát triển riêng của họ và ngay cả các mối quan ngại mới về kinh tế, về các thách thức đối với lợi thế cạnh tranh mà họ vừa có được.

Điều tôi thấu hiểu: Sự tự tin về ổn định chính trị và hiệu quả đã bị lung lay ở Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới trỗi dậy khác. Mùa xuân Ả Rập là một làn sóng xung kích, không chỉ đưa ra ánh sáng những hành động xấu xa của các chế độ độc tài, mà nó còn tạo ra tình trạng không rõ ràng về kinh tế trong tương lai. Trong nhóm các nước như Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (gọi tắt là BRICS), ở hai đầu phạm vi chính trị, ổn định chính trị hóa ra mỏng manh hơn người ta nghĩ trước đó. Trường hợp Bạc Hy Lai ở Trung Quốc đã đặt ra các câu hỏi về tính hợp pháp của toàn bộ quá trình kế nhiệm chính trị. Và thất vọng về cách điều hành của Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, (thậm chí một số lãnh đạo doanh nghiệp còn nói với tôi rằng ông ấy đã “thất bại”), đã tạo ra sự bế tắc ở New Delhi trong khi thúc đẩy các tiểu bang [làm việc nhiều hơn].

Ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính, giới ưu tú trong nước và rộng hơn là dân chúng ở Ấn Độ và Trung Quốc, xem sự do dự, trì trệ trong việc hoạch định chính sách, lạm quyền để bảo đảm đặc lợi, và thiếu kỹ năng lãnh đạo, là vấn đề lớn ở Nhật Bản, Châu Âu, và Hoa Kỳ – nhưng những người này hiện lo ngại rằng họ phải đối mặt với các vấn đề tương tự. Về mặt tích cực, bất ổn từ Tunisia đến Miến Điện đã mang lại hy vọng và cảm giác về chuyển giao quyền hành. Sự biến đổi đột ngột hiện đang diễn ra ở Miến Điện đã tiếp thêm sức mạnh cho khu vực Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á như một thực thể kinh tế quan trọng, thích hợp và đáng kể, và nằm giữa hai siêu cường mới trỗi dậy trong khu vực, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Một câu hỏi lớn khác liên quan đến tương lai kinh tế của Trung Quốc, đất nước đang dẫn đầu thị trường mới trỗi dậy. Một thập niên trước, có ai nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ bị mất điểm tín dụng AAA mà họ luôn nắm giữ? Cho đến gần đây, điều tương tự không thể nghĩ tới là, các câu hỏi hiện đang được đặt ra về việc liệu Trung Quốc có chắc chắn sẽ là nhà sản xuất hàng đầu. Tiền lương gia tăng, tiền tệ tăng giá trị, thặng dư lao động bị mất đi, dân số đang già đi nhanh chóng, và các thị trường mới trỗi dậy khác đang cạnh tranh về cơ sở hạ tầng đầy ấn tuợng. Bangladesh, Việt Nam, Philippines, và Thái Lan (và một ngày nào đó, có thể là Myanmar) thường xuyên được nhắc tới như là những nơi mà các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm để thiết lập các nhà máy mới. Ngay cả Hoa Kỳ hiện cũng được xem như là một nơi mà các nhà sản xuất đang hướng tới. Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ đang được thừa nhận như là một thực tế mới.

Quan điểm chung đã bị bác bỏ: 5 năm trước hay lâu hơn nữa, ý kiến đã trở nên phổ biến rằng Hoa Kỳ đang thất bại trong cuộc chạy đua cạnh tranh toàn cầu. Trong cuốn sách của tôi, Kỷ nguyên của các thị trường mới trỗi dậy, tôi đã viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển lợi thế cạnh tranh ra sao và một số công ty đa quốc gia mới (từ Samsung Electronics ở Hàn Quốc đến Embraer ở Brazil) đã trở thành các công ty tầm cỡ thế giới như thế nào. Tất cả những điều nói trên vẫn còn đúng, các thị trường mới trỗi dậy vẫn còn tồn tại trong ít nhất mười năm nữa. Tuy nhiên, thú vị thay, sự hưởng ứng cạnh tranh và sáng tạo mà tôi mong đợi dường như đến nhanh hơn tôi nghĩ. Thật vậy, Hoa Kỳ có thể đang làm tốt hơn chúng ta nghĩ, Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy khác có thể không làm tốt như chúng ta đã tưởng.

Tất cả mọi người đều cho rằng, các nước phát triển đã bị mất phương hướng hay đánh mất “khả năng giành chiến thắng”, nhượng lại việc sản xuất cho các thị trường mới trỗi dậy. Trung Quốc và Ấn Độ đã xây các cơ sở sản xuất ấn tượng hay điểm mạnh của cơ quan hậu bị, dựa trên sự gỡ bỏ muộn màng như việc khởi xướng khu vực kinh tế tư nhân, chi phí lao động thấp, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách ấn tượng. Trung Quốc và các nước khác gần như đã giành độc quyền trong việc sản xuất hàng hóa với giá rẻ. Người tiêu dùng ở Mỹ bắt đầu cảm thấy Trung Quốc đã giành chiến thắng ở các kệ hàng trong siêu thị Walmart.

Cơ sở hạ tầng của Mỹ bị thụt lùi trong việc xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường ray, cầu cống, đường ống dẫn, sân bay, và công nghệ truyền thông thế kỷ 21. Sự đối lập chính trị cùng với khủng hoảng ngân sách và nợ nần đã đặt trách nhiệm vào việc “cắt giảm chi phí”, thay vì xây dựng lại cơ sở hạ tầng để duy trì cạnh tranh xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất. Các thương hiệu truyền thống của Mỹ đã không còn là niềm vinh dự của họ: General Motors không còn là niềm tự hào của nhà sản xuất xe hơi toàn cầu, iPhone thì tinh xảo nhưng sản xuất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Tập đoàn Tata của Ấn Độ đã mua lại thương hiệu mang tính biểu tượng như Jaguar, Land Rover, và Tetley Tea. Geely của Trung Quốc mua lại Volvo, cùng lúc, Lenovo đã mua lại bộ phận máy tính của IBM. Ở Hàn Quốc, Samsung và Hyundai đã trở thành đấu thủ lớn, ở Đài Loan, HTC từ vô danh trở thành một thương hiệu được công nhận và ngưỡng mộ. Tóm lại, dường như có một xu hướng không thể đảo ngược: Hoa Kỳ đã bị nhỡ chuyến tàu trong việc trở thành nước dẫn đầu về công nghệ “xanh” trong một thế giới có ý thức về môi trường hơn, khi [Mỹ] nhượng lại sân chơi sản xuất hàng loạt cho Trung Quốc và công nghệ mới cho châu Âu.

Nhưng trong chuyến đi của mình, tôi nhận thấy câu chuyện đang bắt đầu thay đổi. Bây giờ tôi tin nỗi thất vọng và lo sợ mà nhiều người ở Mỹ cảm nhận, được đặt không đúng chỗ. Thật vậy, có những dấu hiệu sớm cho thấy rằng Hoa Kỳ có thể giành lại một số năng lực cạnh tranh mà họ đánh mất trong việc sản xuất và Trung Quốc đang mất dần một số sân chơi, đặc biệt cạnh tranh với các thị trường mới trỗi dậy khác.

Những chuyển hóa sắp tới: Theo tôi nhận thấy, hiện có 5 chuyển hóa đang diễn ra ở những thị trường mới trỗi dậy.
1. Sự bùng nổ về khí đốt
2. Lợi thế sản xuất với chi phí thấp bị suy giảm
3. Gánh nặng của lão hóa dân số
4. Cuộc cách mạng về điện thoại thông minh
5. Tinh thần cạnh tranh thông minh hơn
Năm sự chuyển hóa này tạo ra các cuộc cách mạng thầm lặng, và chúng sẽ có tác động rất lớn trong thập kỷ tới, hoàn toàn định hình lại cảnh quan cạnh tranh. Bạn sẽ sớm thấy ảnh hưởng của thu nhập, lợi nhuận, tăng trưởng và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1. Sự bùng nổ về khí đốt: Hoa Kỳ lại trở thành nước sản xuất năng lượng với chi phí thấp do những khám phá mới đây về lượng khí đốt khổng lồ. Sự dư thừa đó làm cho giá khí đốt tự nhiên từ 2 – 2,5 đô cho mỗi 1 triệu BTU, tương đương khoảng 12-15 đô cho một thùng dầu thô, điều này hoàn toàn giúp người ta sử dụng nhiều khí đốt hơn điện, hóa chất từ dầu mỏ, các ứng dụng công nghiệp, vận chuyển bằng xe tải, và thậm chí cả xe hơi. Ngược lại, Trung Quốc và Nhật Bản hiện buộc phải nhập khẩu khí đốt với giá cao hơn nhiều, từ 13 – 17 đô cho mỗi 1 triệu BTU. Khí đốt siêu rẻ cũng làm cho Hoa Kỳ trở thành một nơi tuyệt vời để đầu tư thêm cho các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, công ty Methanex của Chile gần đây đã di chuyển việc sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ Chile đến Texas (Mỹ), và công ty Orascom Construction của Ai Cập đang xây dựng một nhà máy phân bón ở Mỹ. Đây sẽ là một sự chuyển hóa thật sự trong thập kỷ tới và sẽ giúp việc sản xuất ở Mỹ cạnh tranh hơn.

Tương lai, khí đốt sẽ làm vua chứ không phải là dầu. Trong một thập kỷ, giá khí đốt sẽ không còn lệ thuộc vào giá dầu, mà ngược lại [giá dầu sẽ dựa vào giá khí đốt].

Khi Mỹ đang thắng trong cuộc chạy đua sản xuất năng lượng không tạo ra nhiều khí carbon, Mỹ đang trở thành nước độc lập về năng lượng hơn. Thật vậy, các cơ sở khí đốt lỏng được xây dựng để nhập khẩu khí đốt từ Nga và Qatar có thể sẽ được sử dụng trong vài năm tới để xuất khẩu khí đốt sang châu Á.

Trung Quốc có mỏ khí đá phiến, nhưng Hoa Kỳ có được thuận lợi quan trọng về địa chất, công nghệ và đường ống dẫn. Phải mất vài năm Trung Quốc mới theo kịp. Việc sản xuất khí đốt ngoài khơi của Ấn Độ thì chậm chạp và không như mọi người mong đợi. Thái Lan sẽ không còn khí đốt trong mười năm, mặc dù Myanmar sẽ cung cấp thêm với số lượng lớn.

2. Lợi thế sản xuất với chi phí thấp bị suy giảm: Trung Quốc không còn là nơi sản xuất hàng hóa. Tiền lương ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng 15-20% trong 5 năm qua. Trong khi đó, tiền lương lại giảm ở Hoa Kỳ, và việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá đã làm giảm giá trị của đồng Mỹ kim, ảnh hưởng đến trao đổi thương mại.

Một khoảng cách lớn về tiền lương vẫn còn nhưng ngay cả khi được thu hẹp lại, sẽ có tác động lớn. Trong một bài phát biểu tại bữa ăn tối ở Viện Brookings, Jeff Immelt của hãng GE nói rằng, một công nhân ở một nhà máy sản xuất ở Mỹ có thể cạnh tranh ở mức 15 đô một giờ với một công nhân Trung Quốc lĩnh lương 3 đô một giờ.

Theo dữ liệu của OECD (ND: Organization for Economic Co-operation and Development, tức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), chỉ số tiền lương ở Hoa Kỳ đã giảm từ 100 xuống còn 88 kể từ năm 1995, tốt hơn so với bất cứ nước phát triển nào khác, ngoại trừ Thụy Điển (80). Để so sánh, Tây Ban Nha là 135 và Ý là 120, cao hơn ở Mỹ nhiều. Đó là tin tốt cho khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.

Theo một số nhà sản xuất mà tôi đã gặp, những người này có nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, thì Trung Quốc hiện bị thiếu nhân lực được đào tạo về công nghệ. Bangladesh và Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn so với Trung Quốc – ngay cả Thái Lan, Philippines và Mexico có thể cạnh tranh về lương bổng [với Trung Quốc].

Năng suất lao động của mỗi công nhân ở Hoa Kỳ cũng tốt hơn mọi người nghĩ. Chẳng hạn như Hyundai có nhà máy sản xuất xe hơi ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ và “lượng xe sản xuất mỗi giờ” thực sự cao nhất ở Alabama.

Bharat Forge, hãng sản xuất trục xe hơi đẳng cấp thế giới của Ấn Độ nhận thấy rằng, công nhân Trung Quốc trong các nhà máy của họ chỉ làm được có 40% năng suất của công nhân các nước khác. Trung tâm Pune (gần Mumbai) trở nên cạnh tranh hơn vì lao động được đào tạo và vận chuyển tốt hơn (một container đi ra cảng thường mất ít nhất hai ngày, nhưng bây giờ chỉ mất bốn giờ và cảng được sử dụng hiệu quả hơn).

Dĩ nhiên, lợi thế cạnh tranh rất lớn của Trung Quốc không chỉ về tiền lương mà còn về quy mô sản xuất lắp ráp, hạ tầng, cạnh tranh trong nước và phát triển thị trường trong nước. Những lợi thế này sẽ không biến mất qua đêm, mà hiện đang được đặt câu hỏi.

3. Gánh nặng về dân số bị lão hóa: không còn là vấn đề lý thuyết, mà đây là vấn đề rất thực tế, đặc biệt ở Trung Quốc. Vấn đề nhân khẩu học sẽ làm cho họ cảm thấy rằng, thập kỷ tới không phải là thập kỷ mà họ đã từng trải qua trước đây và nó sẽ thay đổi triển vọng cạnh tranh. Dân số Trung Quốc và Hàn Quốc, cùng với dân số châu Âu và Nhật Bản đang già đi nhanh chóng. Ấn Độ và châu Phi vẫn còn có số lượng lao động lớn chưa được khai thác, mặc dù số lao động này cần được đào tạo tốt hơn. Hãy xem những số liệu thống kê về dân số Trung Quốc:
Có 26 triệu ca sinh nở vào năm 1987 nhưng hiện nay chỉ 15 triệu.
Với lượng lao động di cư được thuê mướn hoàn toàn, hiện đang gia tăng tình trạng thiếu lao động, mỗi người tìm việc có tới 1,08 cơ hội có việc làm.
Dân số trong độ tuổi làm việc ở Trung Quốc đã giảm từ 10 triệu xuống còn 3 triệu mỗi năm và sẽ xuống con số âm vào năm 2018, hoặc sẽ sớm hơn.
Trong 20 năm tới, dân số đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi trở lên) sẽ tăng gấp đôi, từ 180 triệu lên tới 360 triệu (lớn hơn tổng số dân số Hoa Kỳ). Một gia đình có nghề nghiệp hiện đang lo lắng về việc phải chăm sóc bốn cha mẹ già. Tỷ lệ hỗ trợ là 5:1 và sẽ còn 2:1 trong tương lai không xa.
Tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm, tiền trợ cấp phúc lợi xã hội (hiện đang bị thiếu hụt do không được cấp ngân quỹ) sẽ tăng. Theo một số kinh tế gia Trung Quốc, thì kinh tế Trung Quốc sẽ không thể tăng trưởng hơn 6-7% vào cuối thập niên này mà không bị sụp đổ do gánh nặng của những khoản nợ này chưa được cấp vốn.
Trong khi đó, các đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe và lương hưu, một nhu cầu khẩn cấp, thì bị bỏ mặc do các lợi ích riêng và sự do dự về chính trị đã trì hoãn hành động.

4 – Cuộc cách mạng về điện thoại thông minh: Tốc độ mà mọi người trên thế giới – không chỉ những người giàu có, giới tinh hoa, hay ở các nước phát triển – sử dụng điện thoại di động là đáng kinh ngạc. Với điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng đã bắt đầu xảy ra tuơng tự, khi giá cả giảm nhanh xuống tới mức “có thể chấp nhận được” là 120 đô (không có trợ cấp), nhờ sự cạnh tranh từ các phiên bản Trung Quốc.

Trong 5 năm, vài tỷ người sẽ bị “nghiện” điện thoại thông minh – gửi email, lướt web, chụp ảnh và thu hình, thực hiện các cuộc gọi video, sử dụng vô số các ứng dụng và các trò chơi.

Smart-pad sẽ mang lại chất lượng giáo dục cao cho dân chúng khắp toàn cầu. Tham gia các lớp học trực tuyến hoặc một bài thuyết trình sẽ bình thường như xài Google ngày nay.

Băng thông, kết cấu hạ tầng tốt và chi phí hàng tháng (so sánh với chi phí thức ăn cho các gia đình nghèo) ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Điều thú vị nữa là, với tốc độ phát triển của điện thoại thông minh trên thế giới, Trung Quốc đang bị tụt lại phía sau về cơ sở hạ tầng viễn thông (mặc dù kết cấu hạ tầng khác tốt hơn). Trung Quốc đã bị tụt lùi về cơ sở hạ tầng viễn thông của thế hệ trước (3G) do họ thất bại trong việc cố bán cho thế giới điện thoại 3G tiêu chuẩn riêng của họ, điều mà Hàn Quốc đã biết để tránh trước đó. Sẽ không cấp giấy phép cho phiên bản mới nhất của 4G (TD-LTE), cho đến năm 2014.

Hơn nữa, mặc dù hơn 1 triệu điểm nóng về mạng không dây (Wi-Fi) ngày càng thay thế việc truy cập internet ở các quán cà phê internet truyền thống, nhưng Trung Quốc đã chỉ mới bắt đầu thực hiện một đầu tư lớn.

Mặc dù cạnh tranh từ các phiên bản [điện thoại], thật là thú vị để quan sát, lĩnh vực thương hiệu chất lượng, iPhone của Apple (được 1 công ty Đài Loan ở Trung Quốc lắp ráp, với các thành phần chủ chốt của Samsung) đã trở thành thương hiệu uy tín ở Trung Quốc và các nơi khác, ngay cả ở “thành phố Samsung” của Seoul.

5. Tinh thần cạnh tranh thông minh hơn: Dường như có thời điểm Hoa Kỳ nhường việc sản xuất lại cho các thị trường mới trỗi dậy và tập trung vào việc sáng chế, thiết kế, tài chính, và sản xuất các mặt hàng công nghệ cao. Hiện nhiều người nhận ra rằng chiến lược này đã thất bại. Andy Grove của Intel đã có lần nhận ra, cứ mỗi công việc sản xuất được ngành công nghiệp máy tính thực hiện ở Mỹ, thì có 10 công việc được thuê ở các nước có thị trường mới trỗi dậy. Để tạo việc làm, điều quan trọng cần nhận ra rằng, có nhiều người “sản xuất” hơn là “người sáng tạo”. Trong khi việc nghiên cứu và phát triển (R&D) đang lan rộng khắp thế giới, rất nhiều việc sáng chế quan trọng vẫn còn là công việc của Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Thật vậy, các công ty hàng đầu đã điều chỉnh để cạnh tranh trong một thế giới với thị trường khổng lồ ở nước ngoài và tích cực cạnh tranh với các công ty đẳng cấp thế giới đang trỗi dậy. Họ đang cạnh tranh khéo léo hơn và đang phản công lại. Ví dụ:

Apple, Qualcomm, Google, Amazon, Facebook, YouTube, Twitter, và Bloomberg chỉ là một số ví dụ về “các thương hiệu” mới của các công ty ở nhóm dẫn đầu về sáng kiến mà một thập niên trước các công ty này rất nhỏ hoặc chưa từng có mặt trên thị trường. Thế giới ngày nay không thể sống mà không có các phát minh của họ, được hàng triệu người trên thế giới sử dụng và liên tục bị bắt chước.

Không chỉ các công ty lớn như Caterpillar, mà nhiều công ty nhỏ ở Hoa Kỳ đã thích nghi với sự cạnh tranh từ các thị trường mới trỗi dậy bằng cách chuyên về công nghệ tiên tiến, giá trị cao hơn, độ chính xác cao trong sản xuất để tích hợp các thiết bị điện tử và sử dụng các thiết bị tự động hóa tinh vi.

Các công ty Mỹ thuê hàng trăm ngàn kỹ sư phần mềm ở Ấn Độ (và do đó từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Ấn Độ).

Khi Qualcomm, hãng thiết kế các chip xử lý cho điện thoại thông minh, nhận thấy rằng, đối thủ cạnh tranh Đài Loan sản xuất các con chip giá rẻ cho các [điện thoại thông minh] phiên bản Trung Quốc, Qualcomm đã giảm giá và buộc họ phải ở thế phòng thủ. Họ có thể làm như vậy bởi vì Qualcomm là công ty lập giá (price setter) với lợi nhuận cao, không phải là phía chấp nhận giá (price takker) (*).

Một số ý kiến ganh tỵ nói rằng những ngày này ở châu Á, 90% lợi nhuận dành cho Apple và 10% dành cho Trung Quốc. Điều đó cho phép các công ty này có thế mạnh rất lớn về giá cả và lợi nhuận cao. Điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là, những phần quan trọng của ngành công nghiệp điện thoại thông minh có quyền hành như thế nào. Có rất ít công ty thiết kế loại chip đắt tiền nhất cho điện thoại thông minh (chủ yếu dựa vào kiến trúc vi xử lý ARM), và chủ yếu được hai công ty sản xuất, TSMC và Samsung. Trung Quốc còn đang ở khá xa trong lĩnh vực này. Chỉ có rất ít công ty sàn xuất màn hình cảm ứng cho điện thoại thông minh.

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở Hoa Kỳ, bị tụt lại phía sau, nhưng đây là vấn đề chính trị, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng sẽ được chú ý hơn khi được xem là nguồn lực cạnh tranh. Có ít dự án về cơ sở hạ tầng “được xúc tiến” hơn là lúc đầu người ta nghĩ để kích thích [đầu tư], nhưng lợi ích cuối cùng trong việc đầu tư có thể cao hơn. Hoa Kỳ đã giành lại được một ít sân chơi trong cuộc đua về cơ sở hạ tầng toàn cầu như: sân bay mới, các đường ống và các dự án địa phương đi vào hoạt động và khí đá phiến đang được khai thác.

Chúng ta không thể tiếp tục tin cậy mù quáng vào các thị trường mới trỗi dậy để duy trì tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. Sau một thập niên tăng trưởng hơn 10% ở Trung Quốc, và ở Ấn Độ tăng trưởng từ 8-10% trong một thời gian ngắn hơn, những năm còn lại của thập niên này có khả năng chỉ tăng trưởng 6-7%, một thực tế đối với các nước còn lại trên thế giới phải điều chỉnh một cách miễn cưỡng – khi phải vật lộn với các vấn đề riêng của mình và tăng trưởng ít hơn phân nửa tốc độ đó. Tất cả chúng ta đều xem việc tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ là hiển nhiên quá dễ dàng. Đây sẽ là sự đánh thức đột ngột cho những người thích dùng các xu hướng trong quá khứ để dự đoán tương lai.

Nhưng có một lý do mới để lạc quan. Sự thay đổi ở Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và bớt đầu tư nhiều vào tài sản cố định để ủng hộ việc tiêu thụ cao hơn vào bất cứ điều gì, từ thực phẩm, quần áo và điện thoại thông minh cho tới chăm sóc sức khỏe, du lịch và giáo dục sẽ dần dần biến mất lượng thặng dư xuất khẩu lớn và tạo ra một nền kinh tế toàn cầu cân bằng và bền vững hơn.

Đây sẽ là một kỷ nguyên khác cho châu Á. Chắc chắn, các thị trường mới trỗi dậy trong khu vực đã chứng minh rằng, những thị trường này vững vàng hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ra vượt qua nhanh hơn và dư sức vượt qua. Bằng nhiều cách, sự khuyến khích tác động nhanh của Trung Quốc là một bước ngoặt lớn và cứu thế giới khỏi các vấn đề sâu sắc hơn. Nhưng những thách thức trong thập niên kế tiếp đòi hỏi cách tiếp cận bền vững hơn: tăng trưởng cân đối với lạm phát, tiêu thụ trong nước với phụ thuộc vào xuất khẩu và không ngừng đầu tư thì rất quan trọng, đặc biệt với các nhà hoạch định chính sách, chúng ta muốn bảo đảm con đường bằng phẳng đi tới một mô hình tăng trưởng cho tương lai.

Tác giả: Antoine van Agtmael là người đặt ra thuật ngữ “thị trường mới trỗi dậy” khi còn là giám đốc đầu tư ở Tổng công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation) năm 1981. Ông là tác giả cuốn sách kỷ nguyên của các thị trường mới trỗi dậy và là người sáng lập Emerging Markets Manangement và cựu Chủ tịch của AshmoreEMM.
———
(*) price setter: tức phía ra giá, không bị ảnh hưởng bởi thị trường; price taker: phía chấp nhận giá, tức giá cả lệ thuộc vào giá thị trường.

Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/19/phep-mau-o-chau-a-ket-thuc/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét