Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHỮNG CHÍNH SÁCH SAU BẦU CỬ CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

TTXVN (Luân Đôn 19/6)
Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Viện Nghiên cứu Hoàng gia các vấn đề Quốc tế (Chatham House) đăng bài phân tích của tác giả Xenia Dormandy, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Chatham House về xu hướng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ thứ hai của Chính quyền Barack Obama hoặc Chính quyền của Mitt Romney, và khả năng ảnh hưởng quốc tế của những chính sách này. Dưới đây là nội dung chính của bài phân tích:

Giới thiệu
Trung Quốc đã từ lâu được coi là “hộp đen” đối với Mỹ. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được bao trùm bởi sự thiếu tin cậy chiến lược và không rõ ràng. Về phía Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại cả cơ hội và mối đe dọa. Việc hoạch định chính sách ở Oasinhtơn còn phức tạp hơn do thiếu sự rõ ràng về sự cân bằng quyền lực giữa chính phủ dân sự của Trung Quốc và giới quân sự của nước này cũng như mục tiêu và lợi ích tương ứng của họ. Điều này dẫn đến chính sách hiện nay của Mỹ là vừa muốn có sự tham gia của Trung Quốc nhưng lại vừa có thái độ đề phòng. Còn quan điểm của Trung Quốc là Bắc Kinh cũng thấy có sự không ổn định trong chính sách của Mỹ và không chắc liệu Mỹ đang thực hiện biện pháp đề phòng rủi ro hay nhằm kìm chân mình.

Nhìn từ bối cảnh mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, dưới đây là các chính sách của Mỹ với Trung Quốc nếu Tổng thống Barack Obama tái đắc cử:

Chính quyền Obama đã tiếp tục duy trì chiến lược “đối trọng và can dự” trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George W Bush với trọng tâm đặt vào vế thứ hai. Chính quyền hiện nay đã làm việc với Trung Quốc về một loạt các vấn đề, tham gia nhiều cuộc đối thoại từ Đối thoại kinh tế và chiến lược đến việc gần đây mở rộng đối thoại từ những vấn đề về hợp tác châu Á – Thái Bình Dương đến hỗ trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa thiên tai. Nhiệm kỳ thứ hai của Obama có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào sự can dự, tập trung vào các lĩnh vực phối hợp hợp tác hơn là những vấn đề mà Mỹ lo ngại, từ vấn đề kinh tế đến môi trường.

Mặc dù khái niệm có ý nghĩa mở rộng hơn, nhưng đối với Trung Quốc, chính sách châu Á của Mỹ (và đặc biệt gần đây là “trục chiến lược” chuyển trọng tâm sang châu Á) là trực tiếp chĩa vào Trung Quốc. Thực tế, chính sách đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục chỉ là một yếu tố trong chính sách tổng thể về châu Á của Mỹ và được xử lý trong bối cảnh mở rộng hơn. Trong khi chính sách “trục” chuyển hướng sang châu Á sẽ tiếp tục được thực hiện, trong tương lai Mỹ sẽ cố gắng để đảm bảo chiến lược này không bị coi là nhằm trực tiếp chống lại Trung Quốc.

Có hai lĩnh vực có thế sẽ giành được sự chú ý nhiều hơn trong nhiệm kỳ hai của Chính quyền Obama. Lĩnh vực đầu tiên liên quan đến sự can dự của Trung Quốc vào các thể chế quốc tế, nhất là WTO và G20. Vì Obama có quan điểm đa phương hơn người tiền nhiệm của ông ta, nên có khả năng chính quyền của ông sẽ tiếp tục cố gắng lôi kéo Chính phủ Trung Quốc vào những vũ đài này, nơi có thể nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho họ về những chuẩn mực quốc tế rộng lớn hơn về các vấn đề như Bắc Triều Tiên, Mianma và Xyri. Nhóm nghiên cứu của Obama cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các đối tác khác, đặc biệt là châu Âu, mở rộng tầm nhìn của họ về Trung Quốc, cân nhắc các vân đề an ninh và chiến lược rộng hơn chứ không chỉ tập trung đơn thuần về thương mại.

Lĩnh vực thứ hai là an ninh không gian và an ninh mạng. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây đã bày tỏ Mỹ sẵn sàng tham gia tích cực hơn trong việc xây dựng một bộ qui chuẩn cho không gian vũ trụ. Chính quyền Obama cũng sẽ hợp tác với các nước khác cùng quan tâm để ràng buộc Chính phủ Trung Quốc vào các chuẩn mực nhằm hạn chế tin tặc và gián điệp bắt nguồn từ nước này.

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc nếu Mitt Romney thắng cử:

Những lời lẽ to tát mạnh mẽ về Trung Quốc của ứng cử viên Romney tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế mà ít chú ý vào quân sự, địa chính trị hoặc quyền lực mềm của nước này. Do Romney có kinh nghiệm về các vấn đề thương mại và kinh tế nên nếu trở thành tổng thống Mỹ, chính sách đối với Trung Quốc của ông có khả năng tập trung vào những lĩnh vực này. Tuy nhiên, mức độ rộng lớn của các mối tương tác và lợi ích giữa hai nước chắc chắn sẽ dẫn đến một nền tảng chính sách rộng lớn hơn mà bao gồm cả các yếu tố đa dạng khác của mối quan hệ song phương.

Romney đã tuyên bố ông sẽ gắn mác “nước thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc ngay trong ngày đầu trờ thành tổng thống Mỹ. Đây chủ yếu chỉ là công cụ hùng biện vì điều này chỉ cần tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc có thể sẽ phản ứng lại với tuyên bố chính trị này, nhưng tác động thực tế là rất hạn chế. Các mối quan hệ căng thẳng lâu năm của nhiều người trong nhóm chính sách đối ngoại của Romney với các quan chức Trung Quốc sẽ được kiềm chế để bảo đảm không có tác động lâu dài hoặc đáng kể tới mối quan hệ song phương.

Tuy không phải là phần chính của chiến dịch tranh cử, nhưng do có nền tảng về khu vực tư nhân, nên điều này sẽ làm cho Romney nhạy cảm hơn với các lo ngại về vấn đề tin tặc, quyền sở hữu trí tuệ và gián điệp của nhiều doanh nghiệp trong các cộng đồng kinh doanh ở Mỹ. Làm việc để hướng tới một sân chơi bình đẳng hơn cho các công ty nước ngoài ở Trung Quốc và hỗ trợ các lợi thế cạnh tranh của Mỹ, sẽ là một ưu tiên cao của Chính quyền Romney. Romney đã tuyên bố rằng ông sẽ làm cho Trung Quốc có cùng các giá trị và chuẩn mực như các nước khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Trong lĩnh vực an ninh và địa chính trị, Romney kêu gọi Mỹ phải có thái độ chủ động hơn hoặc chính sách ngoại giao và an ninh của Mỹ phải quyết đoán hơn, và tăng ngân sách cho quân đội. Nếu được thực hiện, điều này có thể có tác động trở lại đáng kể đến quan hệ song phương. Hiện Romney ít đề cập đến các điểm nóng tiềm năng ví dụ như Đài Loan.

Cuối cùng, Romney đã đề nghị rằng ông sẽ tập trung nhiều hơn vào các hành động của Trung Quốc tại các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của nước này cho các qui chuẩn quốc tế, đặc biệt là về nhân quyền. Do bản thân là người có nền tảng về tôn giáo mạnh mẽ, nên điều này có khả năng sẽ là một vấn đề quan tâm đặc biệt của Romney, nhưng còn chưa rõ liệu Romney có coi đó là một ưu tiên trong mối quan hệ này không.

Khả năng ảnh hưởng quốc tế

Quĩ đạo của Trung Quốc và mức độ can dự vào cộng đồng quốc tế của nước này là mối quan tâm của toàn cầu. Chúng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi mối quan hệ với Mỹ: hợp tác thì sẽ có khả năng dẫn đến một vai trò tích cực hơn của Trung Quốc, trong khi cạnh tranh sẽ dẫn đến việc Trung Quốc không khoan nhượng và làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các vấn đề toàn cầu, từ môi trường đến vũ trụ và an ninh mạng cũng như các vấn đề phát sinh trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đến thương mại và phát triển. Nó cũng sẽ đặt các quốc gia (mà phụ thuộc vào cả Mỹ và Trung Quốc về kinh tế/hoặc các lý do an ninh) vào một tình thế khó khăn vì họ phải cân bằng với cả hai nước này. Vậy nên việc có chỗ cho sự tăng trưởng và tham gia của Trung Quốc sẽ là điều rất quan trọng.

Nhưng có hai nhân tố làm cho việc xử lý trỗi dậy này đặc biệt khó khăn. Trước hết là sự thiếu minh bạch ở Trung Quốc đã được đề cập trước đó: hiểu biết không đầy đủ về lợi ích và những mối quan ngại của Trung Quốc có thể dẫn đến sự hiểu lầm và các xung đột có thể xảy ra. Nhân tố thứ hai liên quan đến sự căng thẳng giữa việc Mỹ biểu hiện quan tâm đến những lợi ích của Trung Quốc và việc trong mắt của Trung Quốc, họ coi biểu hiện đó là sự yếu kém của Mỹ.

Vì những lý do này, sẽ là quan trọng để bất kỳ Chính quyền Mỹ nào cùng phải nỗ lực hết sức để tham gia các cuộc đối thoại cởi mở và minh bạch với Trung Quốc và cho thấy rằng những ý định của Mỹ là rõ ràng. Bảo đảm sự rõ ràng đó và sự thận trọng có thể giúp được nhiều trong việc duy trì các mối quan hệ trong một quĩ đạo tích cực, hoặc ít nhất, để chúng không vượt khỏi tầm kiểm soát. Trong khía cạnh này, tính tiếp nối của Chính quyền Obama nhiệm kỳ hai trong việc theo đuổi một thái độ tương tự sẽ là hữu ích, đặc biệt khi Trung Quốc kết thúc thời kỳ chuyển giao chính trị ở nước này.

Những ưu tiên và việc làm tăng căng thẳng trong lĩnh vực kinh tế của Chính quyền dưới thời Romney sẽ có hai tác động chính trên thế giới. Trước tiên, nó có thể dẫn đến hành động trả đũa của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như đảo ngược thái độ hiện nay tương đối hợp tác bằng cách làm đình trệ sự linh hoạt về tiền tệ, làm chậm sự tiến bộ về hội nhập quốc tế hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, hoặc tăng các rào cản thương mại hoặc thuế quan. Thứ hai, nó có thể thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục giảm sự phụ thuộc lẫn nhau của Trung Quốc với Mỹ, khiến Trung Quốc quay sang đầu tư nhiều hơn vào châu Âu và các khu vực khác và gắn bó chặt chẽ hơn với các mối quan hệ thương mại, làm cơ sở cho Trung Quốc ngày càng can dự sâu hơn vào nhiều nước ở châu Âu.

Ngoài ra, nếu tìm cách hợp tác với Trung Quốc có thể thuyết phục nước này đẩy mạnh tốc độ tự do hóa tài khoản vốn của nó, cho phép tỷ giá đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn cũng như cải cách sâu sắc hơn trong lĩnh vực tài chính trong nước. Kết quả có thể sẽ là tăng dòng vốn từ Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác, nhưng quan trọng hơn là có nhiều cơ hội to lớn hơn và tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn để đầu tư vào thị trường nội địa của Trung Quốc.

Trong khi sự suy giảm trong guan hệ Mỹ – Trung có thể có tác động về kinh tế, các nước ở châu Á – Thái Bình Dương, cũng quan ngại về ảnh hưởng an ninh. Căng thẳng tăng cao giữa hai nước làm cho sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên khó hơn. Nếu nhận thấy mình là kẻ gây ra tình trạng căng thẳng như vậy, thì sự rút lui của Mỹ có thể xảy ra trong khu vực (trái ngược với những gì đã xảy ra trong những năm gần đây sau khi Trung Quốc có thái độ hung hăng).

Một thái độ quân sự “quyết đoán” hơn của Mỹ, như Romney kêu gọi sẽ làm cho Trung Quốc càng lo ngại “chính sách ngăn chặn” của Mỹ, và củng cố vị trí của phái diều hâu trong bộ máy quân sự và dân sự Trung Quốc những người ủng hộ tăng ngân sách quốc phòng và có thể bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Cả Romney và Obama có thể sẽ tiếp tục tái cân bằng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á. Điều này không nhất thiết cho thấy có khoảng cách với châu Âu. Tuy nhiên, mức độ các lực lượng của Mỹ ở châu Âu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi dự kiến cắt giảm ngân sách quốc phòng của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai so với dưới Chính quyền Romney, do Romney có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng chi tiêu quốc phòng.

Cả hai chính quyền tiềm năng trong những năm tới có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến mối quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến an ninh trong không gian mạng và tên miền không gian. Đây sẽ là những lĩnh vực khó khăn để đối phó với Trung Quốc, do đó cả hai chính quyền đều sẽ có thể lôi kéo các đối tác khác thông qua các tổ chức đa phương. Giải quyết những lĩnh vực mới có nhiều khả năng gây ra căng thẳng này là điều quan trọng sống còn không chỉ đối với Mỹ và Trung Quốc mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế nói chung./.

http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/24/1099-nhung-chinh-sach-sau-bau-cu-cua-my-doi-voi-trung-quoc/#more-65880


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét