Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TNS MỸ JOE LIEBERMAN: CHÍN LÔ DẦU KHÍ THUỘC BIỂN VIỆT NAM: TUYÊN BỐ MỜI THẦU CỦA TRUNG QUỐC MANG TÍNH KHIÊU KHÍCH

Lê Linh

TNS Joe Lieberman phát biểu tại hội
thảo. Ảnh CSIS
Ngày 28-6 (theo giờ địa phương), tại Washington D.C (Mỹ), Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện Mỹ, đã có bài phát biểu quan trọng tại hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải ở biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức.

Đến phần hỏi đáp giữa ông với cử tọa và báo chí, theo trang web của CSIS, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề nghị ông bình luận về việc Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu ở chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Ông Joe Lieberman nhận định tuyên bố mời thầu này là chưa có tiền lệ và không có cơ sở vì chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận.

Ông nói có nhiều ý kiến suy đoán quân đội Trung Quốc hoặc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc đưa ra tuyên bố mời thầu này nhằm trả đũa sau khi Việt Nam khẳng định các quyền hợp pháp trong Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Ông khẳng định đây là tuyên bố mang tính khiêu khích và cần phải chấm dứt.

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia hỏi về lo ngại của các học giả quốc tế cho rằng Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) sẽ không có gì đột phá so với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Ông Joe Lieberman nói ông trông đợi COC sẽ tạo ra khung pháp lý để giải quyết tranh chấp và tạo tiền đề hướng đến giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế.

Trong phần thảo luận của hội thảo, các học giả quốc tế nhất trí cho rằng cần phải áp dụng các công ước quốc tế để giải quyết và kiểm soát tranh chấp ở biển Đông.

Một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất là sự mập mờ của yêu sách đường chín đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở biển Đông.

TS Kuen-chen Fu ở ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) khăng khăng cho rằng đường chữ U là đường ranh giới cho vùng biển lịch sử của Trung Quốc, đây không phải là vùng nội thủy, vùng lãnh hải hay bất kỳ vùng biển nào khác được định nghĩa trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà đây là cách biểu thị Trung Quốc có quyền ở đó và UNCLOS cần ghi nhận quyền này của Trung Quốc.

Thế nhưng khi được hỏi về tính pháp lý của đường chữ U, các học giả Trung Quốc “ngọng”, không đưa ra được câu trả lời cụ thể.

Hội thảo đã bước sang ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng.

Trong khi đó, theo báo Jakarta Post(Indonesia) ngày 29-6, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thông báo hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Campuchia từ ngày 6 đến 13-7 tới sẽ tập trung thảo luận về các giải pháp giải quyết tranh chấp ở biển Đông, cụ thể là thảo luận về COC và dự thảo tuyên bố nhân quyền của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền ASEAN.

LÊ LINH
http://phapluattp.vn/20120629112719563p0c1017/tns-my-oe-lieberman-chin-lo-dau-khi-thuoc-bien-viet-nam.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét