Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VÌ SAO THỐNG ĐỐC BÌNH VÀ BỘ TRƯỞNG THĂNG KHÔNG ĐĂNG ĐÀN?

Đông Nhi

Sau khi trao đổi ý kiến với Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bốn vị Bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Công an sẽ trực tiếp trả lời chất vấn.

Lý giải cho việc không chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, dù có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thời gian qua, trong quản lý, điều hành của ngân hàng đã có những chuyển biến khá tích cực. Như có nhiều giải pháp để giảm trần lãi suất, góp phần quan trọng trong tiến trình ổn định giữ vững ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế ở kỳ họp này, Thống đốc cũng đã trực tiếp báo cáo giải trình, tiếp thu những vấn đề liên quan trước Quốc hội. Đồng thời tại kỳ họp thứ hai vừa qua, Thống đốc cũng đã được các vị đại biểu chất vấn, việc thực hiện lời hứa đang được Quốc hội, cử tri theo dõi, đánh giá.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa bố trí Thống đốc trả lời tại kỳ họp này nhưng vẫn  bố trí để ông tham gia báo cáo giải trình về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngành khi chất vấn bộ trưởng khác.

Tương tự, với “tư lệnh’ ngành giao thông, mặc dù có nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ, được nhiều đại biểu và cử tri, dư luận xã hội quan tâm, nhưng tại kỳ họp thứ hai Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời chất vấn. Tiếp đó, tháng 4/2012, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã yêu cầu Bộ giải trình tại phiên họp về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực triển khai thực hiện nghị quyết sau chất vấn tại kỳ họp trước và đạt được kết quả bước đầu. Mặt khác, các giải pháp, biện pháp đối với lĩnh vực giao thông vận tải cũng cần có thời gian nhất định để triển khai, thực hiện. Vì thế, Bộ trưởng Thăng sẽ chỉ ở vị trí “chia lửa” khi chất vấn các bộ trưởng khác có nội dung liên quan mà thôi.

Giải thích này đã không hoàn toàn nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nam Định Nguyễn Anh Sơn nói rằng, cả ở vấn đề chung và cụ thể đều cần chất vấn Bộ trưởng Thăng nên ông và nhiều vị đại biểu khác mới đánh dấu vào ô đồng ý ở phiếu xin ý kiến.

Tập hợp chất vấn bằng văn bản của đại biểu tại kỳ họp này cũng cho thấy có tới 17 chất vấn với nhiều nội dung được dành cho Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, đứng đầu về số lượng so với 18 bộ ngành còn lại. Và có thêm 35 ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung, sau khi phiếu xin ý kiến được gửi đến đại biểu. Trong đó có 5 vị đại biểu muốn chất vấn về các biện pháp nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn và sự thiếu thận trọng trong đề xuất của Bộ này.

Thống đốc Bình cũng nhận được chất vấn của 9 đại biểu với nhiều nội dung và 34 ý kiến đặt vấn đề thêm về lãi suất, tín dụng đen, vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính…

Chỉ nhận được chất vấn của 1 đại biểu là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau đó qua phiếu xin ý kiến có 20 ý kiến bổ sung tập trung vào dư luận xấu đối với cán bộ ngành công an, việc phong và thăng nhiều quân hàm cấp tướng trong ngành, vấn đề liên quan đến Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn…

Đông Nhi
VNEconomy
 http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/vi-sao-thong-oc-binh-va-bo-truong-thang.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét