Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGHỀ NUÔI TÔM: MUÔN NGƯỜI GIÀU ... MÔI TRƯỜNG NGHÈO

Phan Văn Song - Trí Nhân Media

Đôi lời giới thiệu: Những bài viết về những canh tác, về canh nông  tại Việt Nam ngày nay, như nghề trồng Trà, nghề trồng Cao su, …hay những xâm phạm môi trường, … những hiện tượng xã hội: trẻ em mồ côi, ăn xin , bán thuốc lá, bán vé số … ở Việt Nam, chúng tôi thường dùng tài liệu của một Hội Từ thiện mà chúng tôi cũng là một đoàn viên thiện nguyện. Hội Enfants du Mêkong, - « Những đứa con của Giòng sông Mê kông ».

Hội thiện nguyện chúng tôi  có nhiệm vụ theo dõi giúp đở, những đứa con nuôi, sống tại chổ, và chúng tôi, những cha mẹ đở đầu giúp đở cho ăn học cho đến thành tài. Con cái chúng tôi là công dân các quốc gia Đông Nam Á. Thoạt đầu ba nước cựu Đông dương Pháp. Nay có thêm Miến điện, Thái lan và Phi Luật Tân….Các con cái chúng tôi không qua ở với chúng tôi, chúng tôi chỉ cầu mong sao các cháu biến thành những người công dân tốt, hữu dụng cho quê hương các cháu.

Vi vậy chúng tôi rất tha thiết với sự phát triển của các quê hương các con cháu chúng tôi. Phát triển bền vững, phát triển hài hào, lâu dài vì đấy là tươnh lai và môi trường sống của các con cháu của chúng tôi.

Riêng đối với Việt Nam, vì chúng tôi là người Việt Nam nên chúng tôi chia sẻ với quý vị những quan tâm của chúng tôi với quê hương ta.  Chúng tôi dùng tài liệu của Enfants du Mêkông để báo động với quý vị những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước mình.

Enfants du Mêkông không có cái nhìn một nhà nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ những người thiện nguyện, vui trong cái vui của những gia đình tìm đượcc một phương pháp sống, một phương sách làm ăn, nhưng chúng tôi cũng buồn khi thấy những cái làm ăn bừa bải, không trách nhiệm, không chánh sách. Chúng ta  nhìn thấy cả hai mặt, … thí dụ chăn nuôi thì thường nuôi thúc, làm ăn thi theo cách ăn xổi ở thì, mì ăn liền, thiếu viễn tượng, tàn phá môi trường, đạo đức xã hội.

 Chúng tôi đã chia sẻ với quý vị, trường hợp các người thiểu số Jarai, đang bị đẩy ra khỏi rừng, môi trường sống của học. Chúng tôi đã chia sẻ với quý vị  nghề trồng trà Thái nguyên, tương lai đen tối  Đồng bằng Sông Cửu long đang bị ngập mặn. Hôm nay mời quý vị xem viễn ảnh nghề nuôi tôm đang làm giàu Cà mau, nhưng ngày mai cũng sẽ làm nghèo Cà mau… 
Đục nước Béo cò, cơn sốt…  nuôi tôm …
muôn người  tạo sản …, môi trường phá sản.
                                                                                  Phan Văn Song

Cà mau, nghề nuôi tôm đang giúp các nhà nông trở nên triệu phú.
Thế nhưng, môi trường…. ?

Cách Sài gòn khoảng 360 cây số về phía Tây Nam, thị trấn Cà mau nếu từ trên máy bay nhìn xuống thì chỉ thấy những kinh rạch chằng chịt bao quanh thành phố. Vừa xuống tàu bay, chúng ta lại phải leo lên tàu thủy, để cũng như mọi người, để cũng như mọi hàng hóa lênh đênh trên sông rạch. Dọc theo con kinh chánh chạy ngang qua thị trấn Cà mau, những nhà kho, những cửa hiệu mang những bảng hiệu đầy những hình vẽ quảng cáo những hàng hóa nghề nghiệp buôn bán, kinh doanh những thủy sản, bằng hình vẽ  những  thủy vật, tôm, cá …

 Thân hình mảnh khảnh của anh Bửu Khanh đã đứng chờ sẳn chúng tôi trên bến tàu. « Bienvenue à Cà mau, le pays des crevettes ! » ( Cà mau xứ của tôm chào quý bạn) anh chào chúng tôi bằng Pháp ngữ. Đúng như câu nói của anh Bử Khanh, Cà mau là xứ của tôm. .

Cà mau khác thời xưa, xứ của đỉa và muổi, Cà mau ngày nay phát triển ngoạn mục kể từ ngày  chuyển sang nghề nuôi tôm. Thật vậy, nghể tôm đã đưa Cà mau lên hàng số một  của ngành xuất cảng tôm. Từ 20 000 mẫu thuở ban đầu năm 2000, ngày nay Cà mau đã dùng 250 000 mẫu vào ngành khai thác nuôi tôm, chiếm phân nửa toàn thể tổng sản xuất ngành tôm cả nước Việt Nam.

Và kết quả thấy ngay trước mắt : toàn thể 200 000 cư dân của cái thị trấn nhỏ bé nầy, trước khi sống chật vật với nghề làm ruộng cực khổ nay đã giàu ra mặt. Có người đã nâng lợi tức lên bằng 4 bằng 5 lần hơn.

Anh Bửu Khanh, nụ cười vui vẽ trên khuôn mặt rạm nắng khoe với chúng tôi những biến chuyển của cửa hàng kinh doanh của gia đình. Từ những ngày đầu cực khổ với nghề nông, năm 1990 anh thấy cần phải có một sự biến đổi để sống ở Việt Nam. Cũng phải chấp nhận rằng Bửu Khanh là một người học giỏi, khôn ngoan,  năng động, nhiều sáng kiến. Sau khi được gởi đi du học,  anh tốt nghiệp Thạc sĩ (Master) Kinh tế tại Đại học Paris 2, anh vừa đồng thời đang  học một đệ tam cấp về ngành Quản trị và cũng đồng thời  nghiên cứu về cách khai thác ngành thủy sản, vì anh không muớn tiếp tục nghề nông ở Cà mau nữa mà muốn làm một cái gì khác.. Năm 1993, anh trở về  Cà mau, cùng gia đình lập một trang trại kiểu mẫu nuôi tôm. Anh tuyên bố với mọi người « Vấn để chậm tiến không phải vì nghèo, mà là vì thiếu hiểu biết ». Và anh hãnh diện khoe với chúng tôi : «  Với tất cả những bằng cấp của tôi, tôi chấp nhận làm một người nông dân để chứng minh cho đồng bào tôi biết là tôi có lý, và nuôi tôm sẽ sống  được »

Đứng trước năm cái hồ lớn, với tiếng máy chạy ồn ào của các cánh quạt đang quậy sóng để đem dưởng khí vào nước, Bửu Khanh kể với chúng tôi làm sao anh biến những cánh đồng ruộng trồng lúa thành những hồ nuôi tôm. « Sông Mékong đang bị nhiểm mặn, chúng tôi bắt buộc chỉ còn phải làm một mùa lúa thôi. Mùa còn lại phải xoay qua nuôi tôm. Nhà nước khuyến khích, và chia tỉnh chúng tôi làm hai vùng : vùng Nam Cà mau biến thằnh vùng nuôi tôm, vùng Bắc vẫn tiếp tục trồng lúa ». Giao cho các công ty chế biến, đóng gói xuất cảng ; mỗi kí tôm có thừa sức mua mười đến hai mươi kí  thóc / gạo. Riêng phẩm chất cao của  tôm của Bửu Khanh có thể mang đến 30 kí thóc. 

Chia vùng Cà mau để trồng lúa và trồng tôm như Bửu Khanh kể chỉ là vấn đề lý thuyết. Đến ngày hôm nay, nhà cầm quyền địa phương vẫn khuyến khích  phương pháp khai thác nửa tôm, nửa lúa, theo mùa nước :  mùa mưa nhiều nước ngọt trồng lúa, mùa khô, sông bị nhiểm mặn, nuôi tôm. Nhưng với người nông tìm cách cứu ruộng mình tạo những hệ thống dẩn thủy nhập điền, vì cố tìm cách loại bỏ nước mặn, để cứu những vùng trồng lúa. Chẳng chốc, đã chẳng loại được nước mặn, mà không bao lâu, đã biến cả vùng Cà mau thành vùng nước lợ, gần hai phần ba hệ thống khai thác nửa tôm, nửa lúa hoàn toàn kiệt quệ, nông dân mất mùa, phá sản. Nhiều gia đình đã bỏ xứ ra đi. Kể cả những công ty thủy sản, nước bị nhiểm mặn quá độ, không khai thác gì được cả.

Muốn có một hệ thống hữu hiệu, để bảo đảm nước ngọt và sàn lọc bỏ nước mặn, phải có một số vốn khổng lồ. Nhà nước khuyến khích, nhưng không tiền thì vô vọng. Chỉ còn có cách nuôi thúc tôm thôi ( culture intensive) !

Cũng có lúc Nhà nước cũng có nghĩ đến một  chương trình biến phân nửa diện tích nuôi tôm ở Cà mau chuyển qua nuôi tôm sinh thái, vì nghĩ rằng nuôi tôm  sinh thái (biologique) sẽ đem thêm 20 % lợi nhuận hơn nuôi tôm bình thường mà còn bảo vệ được môi trường.

Thế nhưng, tại ngay Cà mau nầy, hiện tượng nuôi tôm ngày nay nổ tung lên như cuộc một cơn sốt đi tìm vàng. Phần đông các trang trại trung bình lay hoay chỉ khoảng mẫu đất, chỉ vài cái được hơn mươi mẫu. Còn những trang trại thật sự có bề thề và làm ăn có lợi phải vượt trên 50 mẫu. «  Nhưng khổ nỗi, các nhà máy đóng gói được trang bị tối tân và to lớn, hiện nay các nhà nước chỉ thật sự hoạt động chỉ bằng 60% năng lực.
Vì vậy Nhà nước phải bắt buộc  thúc đẩy việc nuôi thúc thôi ! (culture intensive) » Anh Bửu Khanh nói. .

Ngược lại với  những quyết định và ước muốn sản xuất tôm chi thái, ban đầu.

Nuôi thúc là gi ? là không tôn trọng những luật lệ thiên nhiên : nhét  nhiều tôm  vào hồ, cho ăn nhiều, và dùng bơm để  thay nước, thêm dưởng khí tạo điều kiện sống bằng kỹ thuật  « nhơn tạo » cho loài tôm, trái với nuôi thả (culture extensive) hạn chế tôn trọng số lượng tôm trong một khối nước nhứt định, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng sự tái tạo môi sanh tự nhiên, theo mực nước thủy triều theo phương pháp cổ truyền.

Tàn phá môi trướng, phá rừng ngập mặn (mangroves) :.

Cà mau ngày nay, ngoài khủng hoảng nghề trồng lúa gạo vì con số các mẫu ruộng dành cho canh tác lúa gạo càng ngàg càng ít đi do nguồn nước đồng bằng sông Cửu long  đang đang bị nhiểm  mặn, do môi trường bị tàn phá bởi chánh sách khai thác thủy sản bừa bãi. Đốn chặt cây bừa bãi để xây dựng hồ nuôi tôm, không tôn trọng những vùng rừng ngập nước đã tàn phá vùng rừng ngập mặn, (mangroves.) của Cà mau. một vùng rừng ngập mặn, đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ thua vùng rừng ngập mặn của sông Amazone, Nam mỹ thôi.

Hệ quả, tôm không còn được những món ăn thiên nhiên nữa, vì vậy bắt buộc phải nuôi bằng thức ăn nhơn tạo. Cái vòng lẫn quẫn rất tệ hại.

Trong cái thế giới ấy, những người bị thiệt thòi nhứt vẫn là những nhà chăn nuôi nhỏ. Họ không làm sao trả nổi những nợ nần do mua sắm phương tiện kỹ thuật. :  « Ở đây đất đầy phèn chua, phải làm dịu đất lại. Nước đầy chất bẩn do các chất thải của các nhà máy trên sông rạch »   anh Văn Hiền, người có sở canh tác láng giềng anh Bửu Khanh nhận xét.  Anh Văn Hiền ngày nay làm đi công cho anh Bửu Khanh. Cách đây bảy năm, anh đã biến thửa ruộng lúa của anh thành hồ nuôi tôm, nhờ vậy gia đinh anh sống cũng khá sung túc. Nhưng tháng vừa qua, những  cơn mưa lũ đầu mùa tràn đầy hồ nuôi giết sạch bầy tôm của vợ chồng anh, và anh mất sạch. Vợ anh hiện nay cũng phải đi làm thợ  đóng gói tôm cho một Hảng xuất cảng Tôm.

Hôm ngày là ngày vớt tôm của công ty của anh Bửu Khanh. Các bạn bè, láng giềng, người làm công  họp tới phụ với anh. Ngâm nửa mình dưói nước, một chiếc nón lá che đầu, tất cả dùng lưới để vớt tôm lên. Trên bờ những giỏ đầy tôm đang sắp ,hàng chờ cân và chở đi đóng gói xuất khẩu. Tôm to được bán 200 000 đồng một kí, tôm nhỏ 60 000 thôi. Nụ cười to toét trên môi Bửu Khanh tin tưởng vào phương pháp nuôi thúc. Anh mong rằng các nông dân chuyển nghề sẽ phải được huấn luyện để đạt phẩm chất của tôm công ty của anh  và không phá môi trường. Nhưng có trễ lắm không ?

Đồng bằng Sông Cửu long, vựa lúa Miền Nam có còn đó không ? Và còn bao lâu  nữa.

Viết theo phóng sự  của Geoffroy Caille thuộc Tổ chức  Enfants du Mékong. 
20 tháng 6 năm 2012
Phan Văn Song 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét