Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MỸ ỦNG HỘ VIỆTNAM VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CỔ VŨ CHO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN

Lý Đại Nguyên

Nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đến Việtnam trong không khí căng thẳng giữa Hànội và BắcKinh, về tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo và quyền khai thác tài nguyên trên thềm lục địa Việtnam, ngay sau khi các lãnh tụ cộng đảng Việtnam cùng với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc Hội 495/496, bỏ phiếu tán thành về Luật Biển. 

Có nghĩa, nhà cầm quyền Hànội, và toàn bộ giới lãnh đạo đảng Việt cộng, đều tìm được sự đồng thuận là chống lại chủ trương Trung Cộng cưỡng chiếm, cưỡng nhận chủ quyền về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa của Việtnam. Chính vì vậy, chuyến thăm Việtnam hôm 10/07/2012, của Ngoại trưởng Clinton, tuy về mặt công khai là với trọng tâm kinh tế, nhưng trước dư luận trong, ngoài nước và quốc tế thì đó là việc bày tỏ thái độ dứt khoát của Hoakỳ ủng hộ Việtnam về vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh đó bà cũng không quên cổ vũ cho Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việtnam như: Trước một ngày ghé Hànội, ở Mông Cổ, ngoại trưởng Mỹ cho rằng: “Các quốc gia châu Á, với các hệ thống chính trị khép kín, phải để ý đến những lời kêu gọi Dân Chủ Hóa rộng rãi hơn, vì điều đó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế của họ phát triển”. Bà nhấn mạnh: “Dân Chủ và Thịnh Vượng song hành với nhau. Cải cách chính trị là tăng trưởng kinh tế liên kết với nhau. Tiến trình dấn thân sâu hơn của Mỹ trong khu vực này sẽ hỗ trợ tiến bộ trên cả hai mặt đó”.

Phát biểu tại Hànội, ngoại trưởng Clinton ghi nhận: “Đã có những thay đổi rất đáng chú ý tại Việtnam, và quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển đều đặn”. “Hai nước cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược quan trọng trong các vấn đề như Biển Đông”. 

Về kinh tế, bà Clinton nói: “Chính quyền của tổng thống Obama đang tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư với Việtnam”. Bà cho rằng: “Thỏa thuận về thương mại với khu vực mới có tên Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP - sẽ  dỡ bỏ những rào cản thương mại giữa Brunei, Việtnam, Malaysia, Singapore, New Zealand, Úc, Peru, Chile và Mỹ”. 

Bà lưu ý: “Thoả thuận TPP đòi hỏi những tiêu chuẩn cao hơn và Việtnam cần mở rộng thêm không gian cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường các quy định pháp luật và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả những người lao động của mình, kể cả việc cho thành lập công đoàn”. Điểm tự do trao đổi ý tưởng, tức là Tự Do Ngôn Luận, Tăng cường Luật Pháp và Tự Do Nghiệp Đoàn, tức là Thượng Tôn Pháp Luật, Tự Do Lập Hội, là 3 điểm Việtcộng khó nuốt đây!

Nhưng họ cũng đang ráng nuốt, vì theo các nhà kinh tế: “Việtnam sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ thoả thuận này, mà các nước đối tác hy vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay”. Thế nên, Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao Việtcộng đã nói: “Đây là một trong những lãnh vực quan hệ rất là quan trọng giữa Việtnam và Hoakỳ. Đầu tư của Hoakỳ tại Việtnam ngày càng tăng, nhiều doanh nghìệp có tiếng của Hoakỳ đã vào Việtnam như, công ty GE, Microsoft, Caraill, Exxon Mobil…và mong rằng trong thời gian tới, thì Hoakỳ sẽ trở thành nhà đâu tư số một tại Việtnam, cũng như thương mại giữa Việtnam và Hoakỳ tiếp tục tăng trưởng, khi Việtnam và Hoakỳ cũng như các thành viên khác trong đối tác thương lượng TPP sẽ hoàn thiện và mở ra nhiều cơ hội việc tăng cường thương mại, kinh tế cũng như đầu tư”. Dịp này, Nữ ngoại trưởng Mỹ đã gặp Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng. Dũng khẳng định: “Hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ Việt- Mỹ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới”.

Lối sáo ngữ, trơn miệng này, nghe đã quá quen tai, mỗi khi Việtcộng nói với bất cứ chính giới quốc tế nào. Nhất định, Mỹ đương nhiên là nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác rồi. Còn việc không can thiệp vào việc nội bộ của các đảng cộng sản thì  các người cứ an tâm, Mỹ sẽ để mặc cho nội bộ của các người tha hồ loại trừ nhau cho bằng thích. 

Như xưa, Liênxô và Trungcông cấu xé lẫn nhau. Hay việc Mao Trạch Đông phát động Cách Mạng Văn Hoá, thanh toán những tay sai của Liênxô ở Tầu, để Mạo Trạch Đông toàn quyền bắt tay với Mỹ. Nếu có trường hợp đó xẩy ra tại Việtnam thì Mỹ cũng không can thiệp. Nhưng Mỹ và cả thế giới tự do, sẽ không bỏ qua việc các chính quyền độc tài vi phạm nhân quyền của chính dân chúng họ, vì đó là vi phạm quyền làm người của nhân loại trên toàn cầu, không còn thuộc phạm vi nội bộ của bất cứ quốc gia nào nữa. Theo bản tin hãng Reuters đánh đi từ Hànội thì, chính bà Clinton đã yêu cầu và được chấp thuận một cuộc gặp với Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Việtcộng. Xem ra Nguyễn Phú Trọng không thoải mái, vì bà Clinton đã nêu chi tiết về những lo ngại nhân quyền của Mỹ ở Việtnam. Có lẽ, mục đích của nhà chính trị ngoại giao hàng đầu Mỹ này, muốn cuộc gặp với Nguyễn Phú Trọng thành một ‘thông điệp, gửi cho Bắckinh là: “Lãnh tụ của cộng đảng Việtnam Nguyễn Phú Trọng cũng đã bỏ Tầu theo Mỹ rồi”. Mặc cho trong lòng Nguyễn Phú Trọng muốn hướng về đâu thì để hậu xét.

Lập tức báo chí Trungcông dọa Hànội sẽ đau đớn vì giúp Mỹ quay lại đây. Bài xã luận tiếng Anh của Global Times – Toàn Cầu Thời Báo viết: “Quan hệ song phương Việt-Mỹ chỉ là cuộc hôn nhân gượng ép”. “Việtnam phải từ bỏ con đường phát triển hiện nay, nếu nước này muốn dựa vào ủng hộ của Mỹ”.  Vì: “Về chính trị, Việtnam đang theo con đường của Trungquốc, có được phát triển nhanh chóng nhờ cải cách từ từ”. “Hànội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại”. “Vài vụ biểu tình rải rác dường như nhắm vào chính phủ Trungquốc. Tuy vậy họ có thể thay đổi mục tiêu trong tương lai”. “Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang giúp đoàn kết xã hội Việtnam, nhưng cũng đang đầu độc liên hệ chính trị của Hànội với Trungquốc”. “Tình cảm dân tộc gia tăng đẩy Việtnam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ, nhưng đồng thời thích quở trách Việtnam về chính trị”. Về thái độ Việtcộng vừa đi theo Trungcộng về chính trị, vừa muốn nhờ Mỹ chống Trungcộng, bài báo xuống giọng, dậy đời: “Tuy vậy, chiến lược này cần duy trì cân bằng giữa Trungquốc với Mỹ và các thế lực chính trị trong nước”. Nhưng Trungcộng vẫn muốn Việtnam là ‘cột trụ’ chống Mỹ. Theo bài báo: “Con đường thực tế duy nhất cho Việtnam là hợp tác với Trungquốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á”. “Tranh chấp lãnh thổ không nên biến thành thù nghịch. Thay vì là mắt xích trong dây chuyền của Mỹ nhằm kiềm chế Trungquốc, Việtnnam có thể là cột trụ chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á”. “Việtnam rất có thể  sẽ nằm trong số nạn nhân đầu tiên, nếu Đông Á bị bất ổn chính trị chôn vùi”. Luận điệu vừa đe dọa vừa níu kéo này, cho thấy Trungcộng   nhận rõ, việc Việtcộng tự nguyện “làm mắt xích dây chuyền của Mỹ nhằm khống chế Trungquốc” đã và đang trở thành hiện thực rồi vậy. 

Little Saigon ngày 10/07/2012
LÝ ĐẠI NGUYÊN – 
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét