Lịch sử nhân loại trải qua hàng
triệu năm, nhưng hình thái xã hội chính trị loài người chỉ mới can qua 3 loại:
cộng sản nguyên thủy, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Có một thời người ta hùng hổ bảo
nhau rằng, chủ nghĩa tư bản đang và sẽ giãy chết, và chủ nghĩa xã hội sẽ là
đích đến tiếp theo, rồi cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản là điểm mút cuối cùng
cho một thế giới hòa bình trong cái nghĩa đại đồng.
Cách mạng xã hội vô sản thì đã
diễn ra hàng ngàn đến hàng triệu cuộc. Nó có đặc điểm giống như bản chất của
giai cấp vô sản: dốt nát, độc ác, đẫm máu, và triệt để. Nên cuối cùng, dù đã
cướp được chính quyền rồi, thì giai cấp vô sản không đủ nhân bản, trí tuệ để
xây dựng một xã hội hùng cường, mà phải quay lại con đường độc ác và tham lam
của bản chất hoang dã của loài người.
Trong khi đó, cách mạng xã hội tư
sản chỉ mới diễn ra với loài người có 2 cuộc. Đầu tiên là cách mạng tư sản Mỹ -
do các nhà tư sản buôn trà ở Boston Hoa Kỳ - diễn ra vào năm 1773, và sau đó
hình thành nên nước Mỹ vào năm 1776, đưa nước Mỹ hùng cường đến ngày nay. Cuộc
cách mạng tư sản thứ hai diễn ra ngay trên cựu lục địa châu Âu - nước Pháp -
năm 1789, và cũng dẫn dắt châu Âu và nước Pháp đi đến hùng cường như hôm nay.
Đặc điểm chung của cuộc cách mạng
tư sản là ít đổ máu, làm xong cách mạng thì giai cấp tư sản đủ tài năng và tính
nhân bản để dựng xây một xã hội nhân bản hơn, hùng cường hơn, mặc dù bất công
của loài người - một đàn người phải có kẻ cầm đâu, kẻ giàu, người nghèo là tất
nhiên - không thể nào thoát được bản chất của loài người.
Trong ý nghĩa đó, vào thập niên
1970s của thế kỷ trước, làn sóng cách mạng vô sản đã diễn ra trên khắp các lục
địa Á và Phi, kể cả Mỹ La Tinh. Nhưng nó lại hình thành những hình thái chính
trị xã hội kiểu phong kiến tập quyền như, Libya, Syria, Ma Rốc, Tunisia, Iraq,
Iran, Trung Hoa, Cu Ba, Bắc Hàn và trong đó có cả Việt Nam hiện nay, v.v...
Ở thế giới toàn cầu hóa và thế
giới phẳng của Internet ra đời, một loạt cuộc cách mạng xã hội kiểu nửa tư sản
nửa vô sản đã và đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 vừa qua.
Người ta đang lo rằng, những vùng đất này sẽ rơi vào cảnh đói nghèo và tàn ác,
mất nhân bản vì bản chất của những cuộc cách mạng nhuốm màu vô sản ở những nơi
này.
Những nước còn lại như, Trung
Hoa, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn và các thuộc địa cũ ở Trung Á và Đông Âu của Liên
Xô, đang chuyển mình để tìm đến sự hùng cường và nhân bản. Song làm sao để có
cuộc cách mạng xã hội mà không đổ máu, thù hận phải xóa tan, sau những gì giai
cấp vô sản đã cầm quyền và gieo rắt khổ đau nhục nhằn cho dân tộc?
Một số quốc gia còn lại này đã
hình thành giai cấp tư sản mới, nhờ vào một hình thái chính trị xã hội phong kiến tập quyền kiểu mới -
tư sản thân hữu. Ngày nay, giai cấp tư sản đó đã bắt đầu chín mùi về kiến thức,
tài sản, và đang học tập dần lòng nhân ái.
Song song đó, giai cấp tư sản
thân hữu cũng đã tạo ra những mâu thuẩn và đối lập trong việc ăn chia của hồi
môn của dân tộc đã đổ máu xương để giành độc lập cho quốc gia. Nhưng bên cạnh
đó, giai cấp tư sản thân hữu cũng tạo ra làn sóng mâu thuẩn với giai cấp vô sản
mới - công nhân và nông dân - dưới hình thức cướp đi sở hữu tư liệu sản xuất
của toàn dân, theo chủ thuyết của Marx Lenin.
Manh nha những cuộc cách mạng vô
sản diễn ra trên nền tảng giải quyết những mâu thuẩn và đối lập có tính đối
kháng giữa các giai cấp tư sản thân hữu với nhau, và tư sản thân hữu và vô sản,
là điều không tránh khỏi ở các quốc gia còn lại, thông qua những diễn biến gần
đây về tranh chấp đất đai, và nạn độc quyền cả chính trị lẫn kinh tế của đảng
cầm quyền ở Việt Nam, Trung Hoa, v.v...
Thế thì, Việt Nam ta cần phải
chọn lựa giữa việc có một cuộc cách mạng vô sản hay tư sản, để đưa đất nước,
dân tộc đến hùng cường? Câu hỏi này xin dành cho thành phần tinh hoa của đảng
cộng sản cầm quyền đang trong cơn hấp hối vì thối nát chính trị dẫn đến sụp đổ
kinh tế như hiện nay.
http://bshohai.blogspot.com.es/2012/07/phai-tinh-chuyen-lau-dai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét