Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THẦN NAM HẢI KHÔNG THỂ PHÙ HỘ CƯỚP BIỂN!

Bùi Văn Bồng
Đoàn tàu cá Trung Quốc hùng hổ
đường trường ra Trường Sa
 
Trong tiến trình thực hiện mưu đồ bành trướng, Trung Quốc liên tục trăm phương nghìn kế thâm hiểm và trắng trợn thay đổi sách lược, tao lập những chiến thuật mới, liên tục quấy động làm rối tinh rối mù khắp vùng biển Đông. Lần này, Trung Quốc không dùng tàu hải quân, hạn chế xuất "ngư chính", mà xua một lúc 30 tàu cá với trang bị hiện đại ra Trường Sa để tranh giành chủ quyền. 

Một đoàn tàu đánh cá hùng hậu, với phần lớn những quân nhân thường phục, mệnh xưng cái gọi là "ngư phủ", có tàu ngư chính yểm trợ, đi suốt 78 tiếng đồng hồ để thực hiện chuyến “hoạt động đánh bắt lớn nhất trong lịch sử Nam Hải”. Nếu xét về lịch sử Nam Hải, thì ngư trường này hoàn toàn xa lạ với ngư dân Trung Quốc.
Ráng sức mà kéo, toàn lưới trống không 
Trong khi nhà cầm quyền Bắc Kinh hô hoán ầm ĩ lên rằng: "Vùng này là ngư trường truyền thống", thì ông Lương Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép, nói: “Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Hai ngày nay, chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều”. Chỉ bằng sự công nhận "đây là ngư trường lạ" đã đủ tát vào mặt những kẻ tổ chức ra phi vụ trơ trẽn này.

Còn ông Lâm Hồng Kỳ, thuyền trưởng tàu cá Quỳnh Tam Á số 11208 than thở: “Không biết tại sao nữa, chẳng thấy cá đâu cả. Có lẽ do thời tiết, hoặc luồng nước nơi này lạ quá”.Trước đó, thuyền viên của Lâm chuẩn bị giàn đèn 480 chiếc công suất 1.000W để dụ cá và mực. Thế nhưng, sau hơn 2 tiếng loay hoay, mẻ lưới chỉ thu về chút ít cá nhỏ. Trên chiếc Quỳnh Tam Á F 8168, con thuyền được mô tả là hiện đại nhất, ‘nguồn sống’ trên biển cho những tàu còn lại, CCTV chỉ quay cảnh thuyền viên xúc đá vào kho lạnh - (theo Bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc - CCTV 13).

Đúng thế, Trường Sa chắc chắn là một vùng biển lạ đối với các tàu cá Trung Quốc, nhưng lại quá quen thuộc như ngõ xóm đường làng, nơi thông luồng thạo lạch của ngư dân Việt Nam. Biển của Việt Nam, ngư dân Việt Nam quen ra đánh bắt, khai thác thủy sản ở vùng này cả mấy trăm năm rồi, nay tàu cá Trung Quốc cũng mò ra đây để tranh chấp thì lạ quá đi chứ! Một vùng biển xa lạ, làm gì quen thời tiết, biết luồng cá mà đánh được cá? Cho nên, thuyền trưởng các tàu khi được hỏi đều thừa nhận, mấy ngày qua, họ chỉ đánh được vài trăm kg cá. Thậm chí, có nhiều lần quăng lưới nhưng không thu được gì đáng kể.

Lèo tèo vài mớ cá loai choai  
Chỉ cần qua những lời trần tình và kêu ca của các giám đốc, thuyền trưởng, cũng đủ thấy rằng: Khác hẳn với những hô hét, vỗ ngực xưng danh lâu nay của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nơi đây từ xưa đâu phải là "ngư trường truyền thống" của các ngư phủ Trung Quốc, mà thực chất là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Suy cho cùng, từ những cứ liệu lịch sử để lại cho đến hoạt động thực tế của người Trung Quốc ở Trường Sa từ trước đến nay chẳng hề có chút gì để gọi là "truyền thống". Có chăng, hiện nay Trung Quốc đang phát huy truyền thống ôm mộng bành trướng bá quyền của cha ông, cố tổ ngày xưa để đi tranh chấp, lấn đất, lấn biển của thiên hạ.

Trong khi cả 30 tàu cá hiện đại của Trung Quốc chỉ được thần Nam Hải cho lèo tèo mấy mớ cá nhỏ, thì những đoàn tàu đánh bắt xa bờ, đi khơi, của ngư dân Việt Nam chỉ cần đi Trường Sa vài tuần là đem về những chuyến tàu đầy khẳm chật khoang những loài cá quen thuộc, mà kinh nghiệm do từ đời ông cha truyền lại. Gọi là "vùng biển truyền thống" mà lần xuất quân rầm rộ cỡ chiến dịch này phải có mấy cái tàu ngư chính từng quen đi thám sát dẫn đường. Và truyền thống kiểu gì mà các hãng đánh cá chuyên nghiệp, hiện đại ra đây lớ ngớ thấy cái gì cũng lạ hoắc.

Suy cho cùng, ai cũng nhận ra đây là cái trò diễn trong chiến lược "Ba bước lấn tới" của Trung Quốc trên biển Đông, tức là gây tranh chấp, rồi "gác tranh chấp cùng khai thác", sau đó chiếm luôn của hàng xóm làm của mình. Trong vụ đi ăn cướp tài nguyên biển kiểu này, cái chân sói mới thò ra đã bị người ta phát hiện rồi. Giấu làm sao được? Quả là "gậy ông đập lưng ông". Trung Quốc có thể thả tiền ra mua chuộc, dụ dỗ thì có nhiều nước ngả theo đấy, nhưng ở Trường Sa đâu cứ đoàn tàu đông đảo, thả nhiều lưới là đánh bắt được nhiều cá. Qua vụ này, nhà cầm quyền Bắc Kinh phải thôi đi cái trò xà quần xà quéo. Cái chiến thuật "dân sự hóa tranh chấp" này của Trung Quốc coi như thất bại, chẳng khác nào công khai với cả thế giới rằng: "thưa ông tôi ở bụi này".

-------------------
http://buivanbong.blogspot.com/2012/07/than-nam-hai-khong-phu-ho-cuop-bien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét