Tác giả: Paul Mozur
Người dịch: Trần Văn Minh
Kỹ thuật tân tiến cho biết tại sao Trung Quốc kiểm soát thông tin mạng.
Chính phủ Trung Quốc không phải
là chính phủ duy nhất chú ý tới những gì người dân bàn luận trên các trang mạng
xã hội.
Khi 500 triệu người sử dụng
internet ở Trung Quốc tiếp cận các trang mạng xã hội, giới học giả và các nhà đầu
tư tìm cách thu thập những tin tức trên mạng và các bài trên blog để hiểu thêm
về những điều mà chính phủ kiểm duyệt – và ngay cả làm cách cách nào để tiên
đoán nội dung kiểm duyệt.
Chính phủ Trung Quốc sử dụng kỹ
thuật phần mềm và một đạo quân hàng ngàn người để kiểm soát internet, nhưng nhà
nước dành phần lớn việc kiểm duyệt cho các công ty mạng xã hội như Sina, gỡ bỏ
các bài viết vi phạm luật lệ địa phương và quốc gia được phát hành mỗi tuần.
Thông thường, vài chữ hay câu nào đó, sẽ đụng phải kiểm duyệt, như cuộc tàn sát
tại quảng trường Thiên An Môn, nhưng không thể hiểu toàn bộ [nguyên tắc kiểm
duyệt].
Các công ty mạng xã hội này thường
để lại dấu tích rằng, họ xóa bỏ thông tin là do vấn đề kiểm duyệt – thay vì do
tác giả hay vì một lý do kỹ thuật – bằng cách để lại các tín hiệu hay hình ảnh
đặc biệt như hình hoạt họa của một cảnh sát mạng. Điều đó giúp các nhà nghiên cứu
tìm ra các cơ cấu quyền lực thiếu trong sáng của Trung Quốc để kiểm soát người
dân như cách nào.
Ông David Bandurski, một nhà
nghiên cứu Dự án Thông tin Trung Quốc ở Đại học Hong Kong nói, “Hiện chúng tôi
có một mức độ rõ ràng về kiểm duyệt mà chúng tôi chưa từng có”.
Ông King Wa Fu, một phó giáo sư
nghiên cứu tại Đại học Hong Kong cho biết, đại học Hong Kong đã làm ra phần mềm
gọi là WeiboScope, dùng để duyệt qua bài vở của trang mạng Weibo của công ty
Sina, một trang mạng xã hội phổ biến giống như Twitter. Nhu liệu này được làm để
tìm hiểu người dân Trung Quốc phản ứng với những tin tức khác nhau thế nào,
nhưng cũng hữu ích để phân tích chiều hướng kiểm duyệt. Ông King Wa Fu là
người giúp chế tạo phần mềm WeiboScope này.
WeiboScope vận hành tương tự như
công cụ tìm kiếm và quét qua khoảng 300.000 danh mục người sử dụng (user
account), chú trọng tới những người có ảnh hưởng. Bên cạnh việc thu thập các
bài viết về những chủ đề khác nhau và cho phép các nhà nghiên cứu tìm tài liệu
bằng tiếng Anh, WeiboScope cũng có thể kiểm tra một một bài viết nhiều lần để
biết có phải bài này đã bị chặn nên không thể truy cập. Nếu có, một tin báo lỗi
cho biết rằng nó đã bị chặn, và WeiboScope cho bài đó đó vào danh sách các bài
bị kiểm duyệt.
Các nhà nghiên cứu trong Dự án
Thông tin Trung Quốc ở ĐH Hong Kong thường xuyên dùng WeiboScope để chỉ ra và
lý giải những chủ đề bị cơ quan kiểm duyện nhắm tới trên trang mạng phổ biến của
họ.
Một bài viết bị gỡ bỏ cho thấy,
cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chặn sự truy cập liên quan tới
các cuộc biểu tình có kế hoạch ở Hong Kong trong dịp kỷ niệm ngày thành phố bị
trao trả cho Trung Quốc, 3 ngày trước khi xảy ra biểu tình.
Bài viết này cũng cho biết vì sao
cần con người để duyệt qua các bài vở. Thay vì trực tiếp nói về các cuộc biểu
tình, bài này đã dùng ‘một cơn bão đang tới’ làm tiếng lóng cho những gì sẽ xảy
ra vào ngày kỷ niệm.
Sau khi thu thập mọi dự kiện,
thách thức kế tiếp là tìm hiểu ý nghĩa của nó. Ông Gary King, giáo sư Đại học
Harvard gần đây đã tìm ra kỹ thuật phân tích thông tin mạng xã hội do ông phát
hiện có thể áp dụng cho mô hình kiểm duyệt của Trung Quốc. Nó còn có khả năng
tiên đoán các sự kiện quan trọng trước khi các sự kiện này xảy
ra.
Năm 2007, ông King là đồng sáng lập
công ty Crimson Hexagon, chuyên đo lường cảm nhận của khách hàng qua các trang
mạng xã hội cho những công ty lớn như Microsoft và Starbucks. Thay vì chỉ truy
cập các từ khóa, phần mềm của Crimson dùng thuật toán để phân tích dữ liệu dựa
trên một số những phân loại và chủ đề do người sử dụng xác định.
Năm ngoái, ông King đã dùng kho
trữ dữ liệu truyền thông xã hội của Crimson để bắt đầu phân tích một số lớn dữ
liệu truyền thông xã hội Trung Quốc bao gồm 11 triệu bài vở được đăng tải trên
1.382 diễn đàn Trung Quốc.
Ông King đã chọn 85 chủ đề thuộc
giới hạn vấn đề nhạy cảm chính trị – từ các cuộc phản đối ở Nội Mông tới một
trò chơi điện tử thông dụng – và phân loại bài vở dựa trên nội dung liên quan tới
tin tức, chính sách nhà nước, khiêu dâm, kiểm duyệt và “hành động tập thể”, hay
bài vở có thễ dẫn tới sự tập họp công cộng. Sau đó, ông King dùng nhu liệu
Crimson để khảo sát xem bao nhiêu bài vở trong mỗi loại đã bị kiểm duyệt.
Trong một báo cáo mới phát hành,
ông King và các nhà nghiên cứu khác tìm thấy, 13% bài vở trên mạng xã hội đã bị
kiểm duyệt.
Đáng chú ý là chính phủ thường để
yên những phê bình gay gắt về các chính sách quốc gia và các nhà lãnh đạo chính
quyền. Nhưng họ nhắm tới những bài vở kêu gọi biểu tình trong những biến cố
quan trọng. Đề tài bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất bao gồm sự thảo luận về Nội Mông
và Tăng Thành (Zengcheng), sự bắt giữ nhà bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị và các
vụ đánh bom về tranh cướp đất đai ở Phúc Châu.
Như vậy, các vụ kiểm duyệt thường
bỏ qua những lời bình luận của những người thuộc chủ nghĩa dân tộcvề tuyên bố
chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng trong suốt cuộc tranh cãi với Việt
Nam năm ngoái, họ đã xóa bỏ các bài viết liên qua tới chủ đề này, sợ rằng dân
chúng xuống đường biểu tình.
Đề tài khiêu dâm và các lời bình
về sự kiểm duyệt hầu như bị ngăn cấm hoàn toàn.
Đa số hành động kiểm duyệt xảy ra
trong vòng 24 tiếng khi bài viết được đăng trên mạng. Ông King viết: “Đây là một
thành quả tổ chức tuyệt vời, đòi hỏi sự chính xác giống như trong quân sự, trên
bình diện rộng lớn”. Chính phủ phải quyết định điều gì cần kiểm duyệt, chuyển
những điều đó tới hàng chục ngàn người để họ thực thi sự kiểm duyệt trong vòng
24 tiếng.
Nhưng tìm ra lý do vì sao các bài
viết bị biến mất chỉ là một nửa của trận đấu. Ông King nói, công ty của ông
đang nhắm tới việc dùng nhu liệu để tiên đoán những hành động chính trị của
Trung Quốc.
Như một phần trong bản phân tích,
ông King thấy rằng nhịp độ kiểm duyệt gia tăng trong lúc Trung Quốc tranh cãi với
Việt Nam, nhưng các bài viết về chuyện tranh chấp bị kiểm duyệt đã giảm xuống 5
ngày trước khi ký một hiệp ước hòa bình bất ngờ [với Việt Nam] hồi tháng 6 năm
2011. Một ví dụ khác, các bài viết đề cập đến nhà hoạt động chính trị Ngải Vị Vị
bắt đầu giảm bớt vài ngày trước khi ông bị bắt.
Ông King nói: “Hàng trăm ngàn người
tham gia để giúp chính phủ giữ bí mật… và một nghịch lý thú vị là, một kế hoạch
khổng lồ như thế được thiết kế để không cho dân chúng biết (tin tức), thực sự
đã tự lộ ra. Một con voi đã để lại các dấu chân lớn”.
Công ty Crimson Hexagon đã dùng
phần mềm – mà ông King nhận bản quyền hồi tháng 5 [năm 2012] – để giúp những
công ty khác hiểu sự khác biệt về việc nhận biết danh hiệu qua những dịch vụ
đăng ký và cố vấn.
Nhưng công ty này nói rằng họ có
nhiều hy vọng vào thị trường Trung Quốc. Do phần mềm này đặt căn bản chung
quanh sự phân loại của một người về các bài viết trên mạng xã hội, nó có thể dễ
dàng vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, và điều này có nghĩa là nó có thể
giúp thêm nhiều công ty hiểu được người khách hàng thầm lặng Trung Quốc nghĩ thế
nào về các công ty, hay ít nhất nói về họ ở trên mạng.
Ông King nói đây chỉ là khởi đầu.
Ông hy vọng có thể bẻ gẫy những dữ liệu kiểm duyệt về mặt địa lý để khảo sát sự
khác biệt giữa chính sách kiểm duyệt toàn quốc và địa phương, và xem xét thêm về
việc phải chăng chuyện xóa bỏ bài vở trên mạng internet có thể là điềm báo cho
sự thay đổi chính sách.
Ông King không đơn độc. Những người
khác, như các nhà nghiên cứu ở phân khoa Khoa học Máy tính của Đại học Carnegie
Mellon, gần đây đã thực hiện một nghiên cứu rộng lớn về sự kiểm duyệt của
Weibo, đang cố gắng tìm kiếm phương thức đã được giấu kín về tất cả các cuộc
bàn thảo trên internet bị biến mất khỏi mạng điện tử ở Trung Quốc.
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/06/tim-hieu-cach-thuc-trung-quoc-kiem-duyet-internet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét