Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG: NHẬT BẢN LÊN TIẾNG

Nghĩa Huỳnh
23/08/2012 

Hình bên: Lực lượng canh giữ bờ biển Nhật Bản bắt giữ các nhà hoạt động Trung Quốc thâm nhập trái phép đảo Uotsuri thuộc Senkaku vào ngày 15/8/2012

Hội chứng Thế chiến thứ hai khiến Nhật không có thái độ hung hăng và sẵn sàng dùng bạo lực. Tuy nhiên, tàu và máy bay Nhật vẫn tuần tra và đuổi hết tàu ngư chính, hải giám, tàu đánh cá của Trung Quốc (TQ) bén mảng đến Takeshima. “Trầm trầm, mà cương quyết” đang là phương châm mà Nhật Bản theo đuổi trong chính sách bảo vệ chủ quyền hải đảo của mình.

Tuần qua, Nhật Bản bắt giam 14 người từ TQ dùng tàu mang cờ TQ và Đài Loan ra đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư. Sau hai ngày giam giữ, Chính phủ Nhật trục xuất tất cả những người này.

Nhiều nhà quan sát đánh giá đây là thái độ chừng mực của Tokyo không muốn tạo cớ cho Bắc Kinh trả đũa. Nhưng nếu nhìn vào bức tranh toàn cục tranh chấp hai bên, có thể xem đó như một bước lùi chiến lược của Nhật Bản khi tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa TQ và Nhật Bản đang ngày càng căng thẳng.

Gần một tháng trở lại đây, phía Nhật Bản lại liên tục có những động thái cứng rắn. Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 18/7 thì Chính phủ Nhật đang có kế hoạch mua lại quần đảo này từ tay tư nhân. Trước đó, vào ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cũng đã tuyên bố muốn quốc hữu hóa Senkaku.

Nhật Bản hầu như đang muốn giải quyết nhanh gọn vấn đề này với TQ, còn TQ rất có thể đang muốn duy trì hiện trạng, chỉ cần Nhật Bản bằng lòng thừa nhận TQ cũng có quyền lợi đối với các hòn đảo có liên quan và vùng biển xung quanh, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác là được.

Tuy nhiên, Nhật Bản rất khó lòng chấp nhận mong muốn đó của TQ. Theo thông tin mới nhất thì Chính phủ Nhật vừa chính thức “ra giá” 2 tỷ yen để mua lại quần đảo Senkaku.

Thành phố Tokyo mới đây còn cho đăng một quảng cáo trên thời báo Wall Street Journal của Mỹ nhằm kêu gọi sự ủng hộ của dư luận Mỹ cũng như thế giới cho kế hoạch mua chuỗi đảo Senkaku.

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cũng đưa ra thông tin cho biết người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton “đã xác nhận” chuỗi đảo nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước An ninh và Hợp tác song phương Mỹ - Nhật. Chưa dừng lại ở đó, mới đây còn có thông tin Nhật Bản sẽ huy động lực lượng phòng vệ để bảo vệ quần đảo này khi cần thiết.

Điều đặc biệt là cả Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cùng đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đang gia tăng.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 27/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho biết, trước tình trạng tàu thuyền TQ liên tục xâm phạm lãnh hải quần đảo Senkaku, nước này hoàn toàn có thể huy động lực lượng phòng vệ thay cho lực lượng tuần duyên và cảnh sát.

Thủ tướng Noda nhấn mạnh rằng: “Trong trường hợp nảy sinh những hành vi trái pháp luật của các nước xung quanh trên lãnh thổ và lãnh hải Nhật Bản, bao gồm cả quần đảo Senkaku, chính phủ sẽ cương quyết đối phó, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng phòng vệ khi cần thiết”.


Sách trắng quốc phòng năm nay của Nhật Bản còn tố cáo TQ uy hiếp thế giới. Sự uy hiếp này bao gồm cả việc TQ đang tỏ thái độ hung hăng trong tranh chấp Senkaku và Biển Đông.

Từ trước đến giờ, Nhật Bản chưa hề công bố sách trắng về quốc phòng chuyên để phân tích về quốc phòng của TQ. Điều này chứng tỏ Nhật Bản đang tỏ ra rất nhạy cảm và cảnh giác trước sự lớn mạnh của TQ trong lĩnh vực quân sự.

Đánh giá về việc này, TS. Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu TQ đương đại ở Nhật Bản, cho biết, nội dung của Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm nay báo hiệu một sự điều chỉnh lớn của Tokyo về đường lối ngoại giao và quân sự đối với TQ.

Qua những động thái trên, có thể thấy Nhật Bản muốn “thông báo” với TQ rằng mình sẽ sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra, cho dù đó có là xung đột vũ trang đi nữa.

Chắc chắn phía TQ sẽ phải chú ý tới những động thái trên của Nhật Bản. Ít nhất thì Bắc Kinh cũng phải dè chừng vì dù gì Tokyo vẫn đóng vai trò là một nước lớn trong khu vực. Mỹ cũng đang dõi theo sát sao những diễn biến chính trị và ngoại giao xung quanh vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư này.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân để nhận định là nguy cơ xung đột rất khó xảy ra dù tình hình đang căng thẳng và Nhật Bản thì đang tỏ ra cứng rắn. Có thể thấy, vấn đề này khó có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện, hai nước Nhật Bản và TQ đều khó có thể tiến công vào lãnh thổ của nhau.

Thứ nhất, cả hai nước đều lo ngại trước sức ép của dư luận thế giới. Cùng với đó là cả hai còn có những mối quan hệ hợp tác kinh tế với những lợi ích không hề nhỏ.

Thứ hai, nếu cả hai cùng lao vào cuộc chiến, thì TQ sẽ phải đối đầu với một loạt những khó khăn trong nội bộ, đặc biệt là sắp tới, TQ sẽ tổ chức Đại hội Đảng và tiến hành chuyển giao quyền lực.
Còn Nhật Bản sẽ phải đối phó với những diễn biến phức tạp hơn trong tranh chấp lãnh thổ khác với Nga và Hàn Quốc. Vì thế, việc xử nhẹ vụ 14 người TQ có thể xem là một bước rút để căng thẳng xuống thang.

http://doanhnhansaigon.vn/online/quoc-te/su-kien/2012/08/1067111/tranh-chap-tai-bien-dong-nhat-ban-len-tieng/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét