Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VIỆT NAM: AI TRẢ TIỀN CHO CÁC BÁC SĨ ?

Conrad Zellmann*, Transparency International
Bảo Anh chuyển ngữ, 
15/08/2012 - CTV Phía Trước

Hình bên: Buổi hội thảo do Tổ chức Minh bạch Quốc tế tổ chức ngày 6 tháng Sáu, 2012 tại Việt Nam.

Văn phòng Hướng tới Minh bạch thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam vừa công bố một bản báo cáo về hệ thống y tế sức khoẻ ở nước này. Phía Trước gửi đến quý độc giả bài viết của Stephanie Chow và Conrad Zellman do Bảo Anh chuyển ngữ sau đây. 
***

Nhiều năm trước, đứa con trai 2 tuổi của tôi cần phải phẫu thuật. Tôi đã có sẵn mối quan hệ từ trước với một bác sĩ tại bệnh viện. Nhưng tôi vẫn lo lắng trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra vì tôi không có tiền để bỏ phong bì cho bác sĩ ấy. Tôi không biết con trai tôi có được chăm sóc đầy đủ không. Sau khi phẫu thuật xong, tôi chủ động đề nghị bác sĩ nhận tiền tôi gửi. Từ đó tôi mới cảm thấy yên tâm hơn”.

Tuyên bố này đã được thuật lại bởi một bệnh nhân qua cuộc phỏng vấn trong một nghiên cứu mới về các khoản tiền thanh toán không chính thức trong ngành dịch vụ y tế tại Việt Nam. Mặc dù việc này không thể hoàn toàn đưa ra rõ được các nguyên nhân phức tạp và hậu quả của các khoản thanh toán không chính thức, nhưng nó cũng nêu lên một số các lựa chọn khó khăn mà các chuyên gia y tế và bệnh nhân phải đối mặt.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước ở châu Âu, các  khoản tiền thanh toán không chính thức trong ngành y tế là một việc khá phổ biến. Chỉ số Quản trị và Hành chính công tại các tỉnh thành của Việt Nam (Vietnam Provincial Governance and Public Administration Index – PAPI) cho thấy hơn 30% số người được hỏi trong cuộc điều tra mới nhất đều báo cáo có kinh nghiệm hối lộ trong ngành y tế. Các khoản tiền thanh toán không chính thức này thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được mô tả cách sử dụng bằng một số từ như “tiền cảm ơn”, “phong bì” hoặc “tiền đút lót” (hối lộ). Những số tiền này cũng ở nhiều mức khác nhau và chênh lệnh rất lớn giữa các bệnh viện cũng như giữa các cơ sở y tế nông thôn và thành thị, từ 50,000 VND (2.50 USD) đến 5.000.000 đồng (250 USD) với một số trường hợp ngoại lên đến hàng chục triệu đồng Việt Nam (vài nghìn đô la Mỹ).

Các bệnh nhân cảm thấy rằng những khoản tiền thanh toán như vậy là cần thiết để giúp họ được điều trị đầy đủ hơn, trong khi đó nhiều chuyên gia y tế nói rằng họ không có lựa chọn nào khác và phải chấp nhận để có thể cải thiện tiền lương ít ỏi của họ. Đôi khi việc “gửi tiền” được các bệnh nhân thực hiện một cách tự nguyện, nhưng lời khai dưới đây lại cho chúng ta thấy một bức tranh khác:

“Họ [nhân viên y tế] không bao giờ trực tiếp đòi hỏi tiền. Nhưng họ tiêm thuốc rất mạnh và đau để báo hiệu hoặc nhắc nhở gia đình bệnh nhân đút tiền. Trong khi đó, nếu bạn đưa tiền cho họ thì họ tiêm thuốc rất nhẹ nhàng… Một số nhân viên y tế làm việc rất mạnh tay và xấu tính nếu họ không nhận được phong bì của bệnh nhân”.

Bảng 1. Số tiền không chính thức được đưa cho nhân viên y tế
Một bác sĩ trẻ mô tả lại từ phía bên kia của câu chuyện. Sau nhiều năm nghiên cứu và học hành, cô kiếm được số lương khoảng 100 USD mỗi tháng ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi chi phí sinh hoạt đã tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Cô nói rằng số tiền này không đủ để trang trải các chi phí nếu không có gia đình hỗ trợ thêm. Cô nói thêm rằng cô chưa bao giờ nhận phong bì của bệnh nhân, nhưng cảm thấy tại một thời điểm áp lực tài chính nào đó thì việc này sẽ đẩy cô vào tình thế phải nhân nhượng đạo đức nghề nghiệp của cô. Một bác sĩ khác được phỏng vấn trong chương trình nghiên cứu thừa nhận rằng, “Thành thật mà nói, tôi đã cảm thấy xấu hổ khi chấp nhận phong bì của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc chấp nhận [phong bì] là bắt buộc. Tôi không thể nào nuôi sống bản thân mình nếu tôi không nhận”.

Những người tham gia hội thảo do chúng tôi phối hợp tổ chức vào ngày 6 tháng Sáu năm 2012, với các đồng nghiệp từ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (Research and Training Centre for Community Development – RTCCD) để thảo luận về kết quả của bản báo cáo, và nhấn mạnh các điểm thách thức mà bệnh nhân, các nhà hoạch định chính sách và các học viên trong lĩnh vực chăm sóc y tế của Việt Nam phải đối mặt. Các quản lý và nhân viên y tế, đại diện của xã hội dân sự và chính phủ khẳng định những nguyên nhân chính trong việc nhận “phong bì”: tiền lương thấp, các bệnh viện quá tải, các bệnh viện bị áp lực liên quan đến quyền tự chủ tài chính trong chính sách giới thiệu cơ chế quản lý thị trường về cách quản lý bệnh viện, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên y tế và quản lý không nhất quán cũng như mức nhận thức của bệnh nhân quá thấp về tính hợp pháp liên quan đến lệ phí và cơ chế khiếu nại tại các bệnh viện.

Tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thanh toán khoản tiền không chính thức trong ngành dịch vụ y tế sẽ có rất nhiều thách thức. Những nỗ lực hiện có như áp dụng kỷ luật đối với nhân viên y tế đã chấp nhận tiền hối lộ và cơ chế phản hồi mở hoặc khiếu nại dành cho bệnh nhân đã không mang lại nhiều hiệu quả cao. Các cuộc thảo luận tại buổi hội thảo cho thấy, đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau trong cách thức thanh toán tiền “phong bì” thì các giải pháp cần phải có nhiều mặt, nhắm mục tiêu đến cả các cấu trúc kỹ thuật trong hệ thống y tế cũng như mở rộng hơn hành vi nhận thức và thái đổ trong xã hội.

Một số ví dụ về các giải pháp được đưa ra là nâng cao nhận thức của bệnh nhân về quyền của họ và mức thu lệ phí chính thức, cải tiến khả năng truy cập và hiệu quả của cơ chế khiếu nại, giới thiệu và thực thi các quy tắc đạo đức, nâng cao giám sát của các cơ quan dân cử và cơ chế giám sát độc lập, và thí điểm các chương trình không có phong bì trong một nhóm các bệnh viện.

Những thách thức trong việc thu dọn dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện rất lớn do sự phức tạp của vấn đề. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận tại buổi hội thảo bởi đại diện y tế cao cấp như Thủ trưởng Cơ quan Sản khoa và Hiệp hội Nhi khoa của Việt Nam – hai ban ngành mà tiền phong bì được tìm thấy khá phổ biến – cho thấy sự háo hức từ bên trong hệ thống y tế rằng thay đổi cần phải được thực hiện. Kết hợp với phát hiện từ bản báo cáo tham nhũng toàn cầu mới nhất (Global Corruption Report) cho thấy rằng 80% người Việt Nam có thể tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng (theo mô hình đô thị), thì giải pháp lâu dài này có thể mang lại hy vọng nhằm giải quyết vấn nạn “phong bì” trong ngành y tế.

* Conrad Zellmann là Phó Giám đốc Điều hành chương trình Hướng tới minh bạch, thuộc Văn phòng liên lạc Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/viet-nam-ai-tra-tien-cho-cac-bac-si/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét