Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SINH VIÊN NGÀY NAY VỚI THÓI QUEN ĐỌC SÁCH *

Nguyễn Tiến Dũng
3-10-2012

TNM: * Tựa đề chính "Sinh viên ngày nay với văn hóa đọc". Trong bài nếu dùng chữ "thói quen" để thay thế hai chữ "văn hóa" thì bài viết sẽ hay hơn. 

Một nguyên nhân rất quan trọng là cách học từ thời kỳ học phổ thông cho đến đại học, cao đẳng chưa tạo cho SV thói quen đọc sách. Cách học văn theo mẫu rập khuôn, khô cứng, gò bó, dạy học theo kiểu đọc chép đã triệt tiêu nhu cầu, khả năng đọc sách của SV

Nhiều người cho rằng, lười đọc sách là căn bệnh trầm kha của sinh viên (SV) hiện nay. Có nhiều nghiên cứu, khảo sát, hội thảo về vấn đề này và kết luận cuối cùng là sự khủng hoảng văn hóa đọc trong SV.

Thường đến Thư viện tỉnh Gia Lai, người viết bài này được biết không quá 30 SV trên địa bàn làm thẻ mượn sách và số SV đến đây đọc sách rất ít. Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, nơi có hơn 2.700 SV đang theo học, cũng chỉ có hơn 100 lượt SV đến thư viện của trường mỗi ngày. Ngày thi có khá hơn một chút, có 300-400 lượt SV đọc, mượn sách. Như vậy ở thời điểm đông nhất, tỷ lệ cũng chỉ hơn 10%.

Được biết, số lượng đầu sách và bản sách của 2 thư viện vừa nêu khá phong phú. Thư viện tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều cuộc thi, giới thiệu, kể chuyện theo sách nhằm thu hút bạn đọc, trong đó có SV, nhưng bóng dáng SV đến thư viện vẫn rất ít. 

Tuy là tỉnh miền núi nhưng các nhà sách ở TP. Pleiku cũng nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đủ các loại sách và cải tiến cung cách phục vụ nhưng vẫn khó lôi cuốn SV đến đọc sách, mua sách. Thậm chí Nhà sách Fahasa Gia Lai tổ chức Hội sách ngày khai trường tại khuôn viên Trường Cao đẳng Sư phạm nhưng vẫn không kéo được nhiều SV đến với sách, bằng chứng là nhiều đầu sách hay, giá giảm đến 80% vẫn không bán được. Từ thực trạng trên cho thấy việc đọc sách chưa là thói quen của đa số SV hiện nay và thư viện vẫn chưa phải là nơi SV thường xuyên tìm đến để bổ sung kiến thức.

Thông thường, khi giáo viên (GV) yêu cầu thuyết trình, tập giảng, làm đề tài thì SV mới đến thư viện mượn sách, hoàn thành đề tài thì khỏi đến. Qua khảo sát tại 2 thư viện nói trên, sách SV mượn nhiều nhất là truyện Quỳnh Dao, truyện tranh, không phải là các tác phẩm kinh điển. Sách mở rộng kiến thức hiếm khi được SV quan tâm và tuyệt nhiên không có SV nào mượn các tập thơ.
Tại sao SV làm ngơ với văn hóa đọc đến vậy?

Đầu tiên là ngày nay văn hóa nghe nhìn đã lấn át văn hóa đọc. Các thiết bị nghe nhìn hiện đại như: điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, máy xem phim MP4, internet… rất phổ biến và tiếp cận sâu rộng trong giới trẻ. Sự tiện ích của các phương tiện trên đã làm cho SV dần dần lười đọc sách. Nhiều SV cho rằng: Tất cả nằm ở internet, cứ “enter” sẽ có tất cả, không cần phải tra cứu sách.

Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều SV quay lưng với văn hóa đọc là sự bận rộn. Họ cho rằng không thể ngồi cầm quyển sách mà “nhâm nhi” như các cụ ngày xưa. Học, làm thêm, giải trí và cả thời gian để… yêu nữa đã chiếm hết quỹ thời gian của họ. Khi làm bài, họ chỉ đọc chắp vá ở đâu đó hoặc download những bài viết có sẵn từ internet. Thời buổi @, họ chạy đua với thời gian để kiếm tiền, để cạnh tranh tìm việc làm nên việc đọc và nghiền ngẫm các tác phẩm là không tưởng, là “hâm” (?!).

Một nguyên nhân rất quan trọng là cách học từ thời kỳ học phổ thông cho đến đại học, cao đẳng chưa tạo cho SV thói quen đọc sách. Cách học văn theo mẫu rập khuôn, khô cứng, gò bó, dạy học theo kiểu đọc chép đã triệt tiêu nhu cầu, khả năng đọc sách của SV. Bên cạnh đó, giá sách khá cao cũng là một nguyên nhân nữa để hạn chế việc đọc sách của SV.

Sinh viên quay lưng với văn hóa đọc là thực trạng đáng lo ngại. Chắc chắn sẽ không có SV không đọc sách mà có kiến thức sâu rộng và giàu các kỹ năng học tập cũng như kỹ năng sống. Văn hóa đọc vừa là cách tiếp cận thông tin, cách học tập, lĩnh hội tri thức bền vững vừa là một nét văn hóa lâu đời gắn liền với con người. 

Sách luôn là người thầy vĩ đại, người bạn trung thành và gần gũi nhất. Cho dù phương tiện nghe nhìn hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế cho việc đọc sách của con người. Và tất nhiên, không thể mất văn hóa đọc.

Nguồn: Báo Gia Lai

http://phiatruoc.info/sinh-vien-ngay-nay-voi-van-hoa-doc/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét