Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TRANH LUẬN GIỮA 2 ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG MỸ

VOA
04.10.2012
Hình bên: Tổng thống Obama (phải), ứng cử viên Đảng Dân Chủ và cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc tranh luận lần thứ nhất, tại Đại học Denver

Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận của cuộc bầu cử năm 2012. Trọng tâm cuộc tranh luận là kinh tế, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ Mỹ trong đời sống hàng ngày của người dân.

Tổng thống Obama nói nước Mỹ sẽ tiến trên con đường tốt đẹp nhất khi giới trung lưu đạt được thành quả tốt đẹp nhất. Ông Obama nói rằng nền kinh tế với quá nhiều khó khăn ông thừa hưởng cách đây 4 năm đang cố gắng vượt qua những khó khăn để vươn lên trở lại, nhưng còn nhiều việc phải làm. Ông nói rằng đầu tư vào giáo dục, đào tạo, và cắt giảm thuế là con đường hữu hiệu nhất cần theo đuổi.

Khi được hỏi về vấn đề tạo công ăn việc làm, cựu thống đốc Massachusetts Mitt Romney nói rằng nước Mỹ phải chọn một con đường khác hơn là con đường đã đi trong quá khứ. Ông nói rằng các kế hoạch của ông bao gồm cả việc gia tăng sản xuất năng lượng, mở cửa hơn nữa cho giao thương quốc tế, đào tạo  nhiều hơn nữa, cân bằng ngân sách và hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Tổng thống Obama nói ông muốn giảm thuế doanh nghiệp và đóng những lỗ hổng đã là những yếu tố khích lệ cho việc đưa công ăn việc làm ra nước ngoài.

Ông Romney nói rằng ông không muốn hạ thuế suất của những người Mỹ có lợi tức cao. Ông nói giới trung lưu Mỹ đã phải chịu đựng quá nhiều với những sắc thuế cao. Ông nói giá xăng, thực phẩm và chi phí y tế tăng cao và ông muốn các doanh nghiệp giúp đỡ những người Mỹ đó.

Ông nói các sắc thuế của cả doanh nghiệp và cá nhân đếu cần được giảm. Ông nói năng lượng rất quan trọng và việc gia tăng sản xuất năng lượng trong mấy năm qua đã được thực hiện trên các khu đất tư chứ không phải đất công.  Ông hứa sẽ hỗ trợ kỹ nghệ than và tăng sản xuất dầu ở Alaska và ủng hộ xây đường ống dẫn dầu từ Canada.

Tổng thống Obama nói  giảm thuế cho giới trung lưu sẽ giúp họ có thêm được một ít tiền túi nữa. Và rằng kế hoạch cắt giảm 5 ngàn tỉ đôla thuê của ông Romney sẽ thực hiện bởi việc đóng các lỗ hỏng và bỏ các khoảng khấu trừ. Ông nói rằng điều đó sẽ không giảm được thâm hụt ngân sách mà còn tạo gánh nặng cho các gia đình thuộc giới trung lưu.  Ông nói rằng đó không phải là kết luận ông đưa ra mà là của các kinh tế gia.

Ông Romney bác bỏ việc ông Obama nói ông mưu tìm biện pháp cắt giảm 5 ngàn tỉ đôla thuế. Ông nói ông sẽ không giảm thuế cho dân Mỹ có lợi tức cao và một lần nữa hứa giảm thuế cho giới trung lưu. Ông nói ông muốn hạ thuế suat đồng thời hạ các khoản miễn và khấu trừ thuế để chính phủ vẫn thu được tiền cần thiết.

Ông Obama nói ông và ông Romney đồng ý về sự cần thiết phát triển doanh nghiệp nhỏ, và ông nêu lên việc chính quyền của ông đã giảm các sắc thuế cho khu vực này từ khi ông trở thành tổng thống.

Ông Romney nói rằng các doanh nghiệp nhỏ đóng thuế thấp thuê mướn phân nửa số người làm việc cho khu vực doanh nghiệp nhỏ. Ông nói rằng tăng thuế các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thành công sẽ làm mất đi hàng ngàn công ăn việc làm. Ông Obama đã không giảm được thâm hụt ngân sách, và kinh tế không tăng trưởng nhanh hơn vào lúc ông Obama nhậm chức. Ông nói rằng nếu tổng thống tăng thuế là “giết chết công ăn việc làm”. Ông nói ông không muốn làm điều này trong bối cảnh tài chính này.

Tổng thống Obama nói ông đã cắt giảm các chương trình của chính phủ mà ông tin là không hoạt động hiệu quả, nhưng sự khác biệt giữa ông và ông Romney là ông Romney từ chối tăng thuế trong khi giảm chi. Ông nói Hoa Kỳ không nên miễn giảm thuế cho các công ty đưa công ăn việc làm ra nước ngoài.

Ông Obama nói ngân sách phản ánh sự lựa chọn, và không thu thêm thuế không có nghĩa là loại bỏ nhiều thứ, điều đó không giúp kinh tế tăng trưởng. Ông nói chuyển một số dịch vụ xuống tầm mức tiểu bang có nghĩa là cắt chương trình y tế medicaid, một chương trình được chính phủ tài trợ để giúp người cao tuổi và những người tàn tật trả chi phí chăm sóc sức khỏe. Tổng thống Obama đã dùng trường hợp của bà ông như một thí dụ về một người có thể sống độc lập nhờ vào các chương trình an sinh xã hội của chính phủ và chương trình chăm sóc y tế medicare.

Ông Romney bảo đảm rằng ông không có kế hoạch thay đổi chương trình an sinh xã hội hay chương trình Medicare dành cho nhưng người 60 trở lên, nhưng ông nói ông muốn phục hồi các khoản cắt giảm ông Obama đã làm để tiến hành chương trình cải cách y tế của ông.

Ông Romney nói ông muốn bãi bỏ chương trình cải cách y tế của tổng thống Obama, do chi phí quá cao. Ông nói những thứ đắc đỏ gây khó khăn cho các gia đình và rằng chương trình “Obamacare” lấy quỹ từ chương trình medicare. Ông nói các doanh nghiệp nhỏ cho biết chương trình này khiến họ ít muốn mướn người mới vì phải chịu chi phí.

Nhưng Tổng thống Obama nói rằng các gia đình lo ngại sẽ vỡ nợ nếu có người bị bệnh, và thêm nữa các công ty bảo hiểm không muốn nhận bảo hiểm cho những người đã có vấn đề sức khỏe trước đó.

Được hỏi về vai trò của chính phủ liên bang, ông Obama nói rằng vai trò đầu tiên của chính phủ là giữ cho dân chúng được an toàn. Nhưng ông nói rằng chính phủ cũng nên tạo những cơ cấu qua đó giúp người dân có thể thành công. Và ông nêu lên thí dụ là trong quá khứ chính phủ đã giúp xây các đường xe lửa, các viện nghiên cứu và các định chế giáo dục. Ông nói nước Mỹ cần thêm giáo viên, và đó là loại đầu tư mà chính phủ liên bang có thể trợ giúp.

Ông Romney đáp rằng vai trò của chính phủ là phát huy và bảo vệ các nguyên tắc của Hiến pháp và Tuyên ngôn Độc lập. Ông nói rằng điều đó có nghĩa là duy trì sức mạnh của quân đội Mỹ. Ông nói rằng nước Mỹ cũng phải duy trì cam kết về sự dung chấp và tự do tôn giáo. Nước Mỹ phải chăm sóc người cao tuổi và tật nguyền, trong khi bảo tồn quyền tự do cho các cá nhân theo đuổi các ước mơ của họ. Về giáo dục ông Romney nói rằng chính phủ liên bang có thể làm cho các trường học tiểu bang và địa phương hoạt động hữu hiệu hơn. Ông nói ông muốn trẻ em được sự giúp đỡ của liên bang có thể chọn trường mà mình học.

Ông Obama nói chính phủ đang cùng làm việc với các thống đốc các tiểu bang để cải thiện phẩm chất của trường công.

Kết thúc cuộc tranh luận, Tổng thống Obama cám ơn ông Romney về cuộc tranh luận đầu tiên rất tuyệt vời. Tổng thống Obama nói ông muốn xây dựng trên những sức mạnh ông đã thực hiện trong nhiệm kỳ 4 năm đầu của ông. Ông nói ông sẽ tận lực làm việc trong nhiệm kỳ thứ nhì như ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu.

Ông Romney kết thúc cuộc tranh luận rằng thêm 4 năm của ông Barack Obama sẽ có nghĩa là giới trung lưu sẽ khó khăn hơn. Ông hứa sẽ tạo hàng triệu việc làm mới, thay thế chương trình Obamacare và cương quyết không giảm chi phí cho quân đội.

Hai ứng cử viên sẽ gặp lại trong lần tranh luận thứ nhì vào ngày 16 tháng 10, và lần này sẽ trả lời các câu hỏi của những người tham dự.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: Muốn trở thành tổng thống Hoa Kỳ phải hội đủ những điều kiện sau đây:

Sinh ra tại Hoa Kỳ.
Ít nhất 35 tuổi
Sống tại Hoa Kỳ trong 14 năm.

Bầu cử sơ bộ và Họp bầu

Các ứng cử viên mở chiến dịch vận động tranh cử của họ tại những tiểu bang quan trọng và tranh đấu để được sự đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng. Họ thường tập trung nỗ lực vào các tiểu bang mở các cuộc họp bầu và bầu cử sơ bộ, nơi một kết quả mạnh có thể gia tăng khả năng trở thành ứng cử viên của đảng.

Trong một cuộc họp bầu, các thành viên của đảng bắt đầu tiến trình chọn lựa các ứng cử viên mưu tìm sự đề cử của đảng. Họ chọn ứng cử viên của đảng qua một loạt các cuộc thảo luận và bỏ phiếu.

Trong một cuộc bầu cử sơ bộ, các thành viên của đảng chọn ứng cử viên nào sẽ đại diện cho họ trong cuộc tổng tuyển cử bằng một cuộc bỏ phiếu. Ngày lớn nhất cho các cuộc bầu cử sơ bộ là Siêu Thứ Ba, ngày Thứ Ba đầu tiên trong tháng Ba.

Đại Hội Toàn Quốc

Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ, mỗi đảng mở một đại hội toàn quốc, trong đó các đảng chính thức đề cử ứng cử viên tổng thống của họ. Tại đại hội toàn quốc, sự chọn lựa của ứng cử viên cho chức vụ phó tổng thống cũng chính thức được đề cử. Các đại hội đảng quy tụ hàng ngàn đại biểu và giới truyền thông trong nhiều ngày với các bài diễn văn về cương lĩnh của đảng.

Tổng tuyển cử

Các ứng cử viên đối đầu với nhau trong các cuộc tranh luận được truyền hình toàn quốc và các cuộc vận động trên khắp nước, và thường chú trọng vào các tiểu bang mà kết quả vẫn còn chưa chắc chắn. Vào ngày 6-11- 2012, dân chúng trên khắp Hoa Kỳ sẽ bầu một tổng thống và một phó tổng thống. Dân chúng thật sự bầu cho một nhóm người được gọi là cử tri đoàn.

Lễ nhậm chức

Tổng thống và phó tổng thống tân cử làm lễ nhậm chức trong tháng Giêng.

Hệ thống cử tri đoàn

Hệ thống cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang một số các cử tri đoàn dựa trên sự đại diện của tiểu bang tại Hạ Viện. Hầu hết các tiểu bang có một hệ thống gọi là người thắng chiếm tất cả cử tri đoàn. Cử tri đoàn bầu sau cuộc tổng tuyển cử. Một ứng cử viên cần ít nhất 270 của 538 phiếu cử tri đoàn để thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

http://www.voatiengviet.com/content/tranh-luan-giua-2-ung--vien-tong-thong-my/1520030.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét