Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGHĨ VỘI VỀ TUYÊN BỐ ([*])

Trần Minh Thảo
28-11-2012

clip_image0021/ Dân Phi luật Tân ‘tinh quái’

Bành trướng Bắc Kinh phát hành ‘hộ chiếu lưỡi bò’ gây ra phản ứng ngược của quốc tế. Hoa Kỳ cũng không chấp nhận thứ hộ chiếu ‘lưỡi bò’ đó với lý do vùng lãnh thổ trong đường lưỡi bò là vùng tranh chấp.

Vùng tranh chấp hay vùng xâm lược còn tùy cách nhìn của mỗi quốc gia nhưng với trách nhiệm chính trị, Hoa Kỳ nên có thái độ minh bạch và cần mạnh mẽ tuyên bố Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Hoa Kỳ có tư cách và bằng chứng để tuyên bố như vậy. Muốn thu phục nhân tâm thì trước sau gì Hoa Kỳ cũng phải tuyên bố như vậy.

Trong các quốc gia bị tấm hộ chiếu nhục mạ thì Ấn Độ và Philippines có phản ứng rất cân xứng.

Tấm hình dân Philippines mang theo ở chỗ rất ‘nhạy cảm’ trong cuộc biểu tình chống ‘đường lưỡi bò’ thể hiện sự trưởng thành của nền dân chủ và sự tinh quái của phản ứng dân sự trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của bá quyền Trung Quốc của người Phi, một kiểu phản ứng dân sự rất bình dân nhưng dứt khoát trong khi họ không chịu thiệt hại nhiều mặt như Việt Nam.

2/ Ủng hộ hay phản đối?

Tháng 5/1912, Trung Quốc phát hành hộ chiếu lưỡi bò. Tháng 11/2012 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Báo chí chính thống, mạng xã hội, các trang blog cá nhân… kịch liệt lên án, phanh phui các ngóc nghách thâm độc của chủ nghĩa bành trướng sau tấm hộ chiếu lưỡi bò mà dân Phi Luật Tân dùng để che hạ bộ trong cuộc biểu tình chống bành trướng.

Hôm nay, ngày 27/11/2012 tôi được xem bản Tuyên bố chính thức phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình ‘lưỡi bò’ lên hộ chiếu công dân (BVN) của 150 nhân sĩ trí thức trong ngoài nước. Tôi tán thành, ủng hộ bản Tuyên bố, giá như…

Thực ra từ khi nhóm dự thảo Tuyên bố đưa bản thảo lên mạng lấy ý kiến chỉnh sửa, tôi được biết có nhiều ý kiến tham gia xây dựng bản dự thảo. So sánh bản dự thảo và bản chính thức tôi thấy có sự ‘lột xác’gần như hoàn toàn. Giá như bản Tuyên bố chính thức cắt bỏ đoạn trích dưới đây thì hoàn hảo:

"Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”.

Hoặc chỉnh sửa một tí như sau: "Chúng tôi không thể hài lòng trước tuyên bố chậm trễ ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, tuy nội dung tuyên bố thì hoàn toàn đúng: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”.

Đoạn trích đó trong bản Tuyên bố đã ra mắt, trên danh nghĩa chính thức là để phản đối Trung Quốc nhưng vô hình trung lại ủng hộ việc làm chậm trễ của Nhà nước Việt Nam mà nhân dân không thể tán đồng (với tôi là như thế). Âm mưu thâm hiểm của Bắc Kinh về đường lưỡi bò thì Việt Nam là nước bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Vì thế, việc phản ứng chậm trễ của Nhà nước Việt Nam phải bị lên án gay gắt hơn ý đồ xỏ xiên của chính Bắc Kinh.

Nếu toàn tâm toàn ý vì độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ thì Nhà nước Việt Nam phải phản đối hộ chiếu lưỡi bò ngay hồi tháng 5/2012 và lập tức triệu hồi Đại sứ ở Bắc Kinh về nước báo cáo sự việc. Việc đó đồng nghĩa với việc hạ thấp quan hệ ngoại giao. Đó cũng là việc phải làm nếu Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chính trị đối với đất nước (là một hình thái tự trọng chính trị).

Cứ để đoạn này trong “Tuyên bố” thì có thể suy ra “Tuyên bố” phản đối TQ nhưng chủ đích ngầm là để 'ủng hộ' sự chậm trễ khó hiểu của Nhà nước Việt Nam. Một phát ngôn sau 6 tháng nói lên điều gì? Nhân sĩ trí thức Việt Nam có nên ủng hộ sự chậm trễ vậy không? Có lẽ đó là hỏng hóc kỷ thuật của Nhóm khởi xướng bản Tuyên bố?

Cũng trên BVN hôm nay (27/11/2012) có bài phỏng vấn ông Lê hiếu Đằng do GS Nguyễn Huệ Chi thực hiện. Bài phỏng vấn đề cập đến một hành vi phản đối dân sự rất tích cực trước sự hèn hạ – hộ chiếu lưỡi bò – của chủ nghĩa bành trướng, là nên bày tỏ quyết tâm chống Trung Quốc xâm lược bằng các hình thức xuống đường có tổ chức và trật tự ở nhiều địa phương trong nước.

Nên chăng bản Tuyên bố cần thêm vào ý này: nhân dân Việt Nam giành toàn quyền tiến hành các phản ứng dân sự thích đáng cho đến khi nhà cầm quyền Bắc Kinh hủy bỏ hộ chiếu lưỡi bò và tham vọng nô dịch Việt Nam?

Phản ứng dân sự là hành vi của lòng yêu nước, yêu công lý vừa là hoạt động rèn đúc ý chí, tình cảm, ý thức vì nước vì dân cho các tầng lớp nhân dân trước hết và chủ yếu cho thanh thiếu niên – chủ nhân tương lai của đất nước.

Hai đề xuất vội sau khi xem “Tuyên bố”:

(1) Nhà nước Việt Nam phải triệu hồi Đại sứ tại Bắc Kinh về nước để tường trình vụ ‘hộ chiếu lưỡi bò’ và thông báo sự việc cho toàn dân biết.

(2) Nhà nước Việt Nam phải bảo hộ việc người dân tổ chức các cuộc “phản ứng dân sự” như Nhà nước Philippines đối xử với dân của họ

T.M.T.
Bauxite Việt Nam

===============

([*] TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN 

Chúng tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.

Đã có nhiều nước trên thế giới nghiêm khắc lên án những hành động trái luât pháp quốc tế này của nhà cầm quyền Trung Quốc và không chấp nhận hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình xâm phạm chủ quyền nước khác.

Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.

Chúng tôi đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:
-        tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông,
-        từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.

Chúng tôi cùng nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông, đồng thời đoàn kết và cùng hành động với nhân dân các nước hữu quan đấu tranh cho hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên Biển Đông.

Chúng tôi luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mong nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế về biển, không bị lừa mị và kích động bởi chính sách bành trướng của nhà cầm quyền mang danh chủ nghĩa dân tộc.

Chúng tôi, những người ký đầu tiên vào tuyên bố này mong đồng bào ở trong và ngoài nước tham gia ký tên để biểu thị sự đoàn kết nhất trí của dân tộc ta kiên quyết chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25.11.2012

ĐỒNG KÝ TÊN:
1.    Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
2.    Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
3.    Trần Việt Phương, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
4.    Trần Đức Nguyên, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
5.    Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên chuyên gia tư vấn của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải
6.    Huỳnh Công Minh, Linh mục, Giáo phận Sài Gòn
7.    Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
8.    Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
9.    Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
10. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
11. Đặng Lương Mô, GS TS, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn, nguyên GS Đại học Hosei, Tokyo, hiện là cố vấn Đại học Quốc gia TP HCM
12. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Tokyo
13. Lê Văn Tâm, TS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật, Tokyo
14. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học, Pháp
15. Lê Đăng Doanh, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính      phủ, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
16. Nhà thơ Hoàng Hưng, TP HCM
17. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế
18. Nguyễn Văn Dũng, võ sư, thành phố Huế
19. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, hiện cư trú tại Cộng hòa Czech
20. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên của Viện IDS
21. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
22. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
23. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
24. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
25. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
26. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), TP HCM
27. Kha Luơng Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng
28. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
29. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
30. Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Cty Tư vấn Hội nhập toàn cầu GIBC, Chủ tich Câu lạc bộ dẫn đầu LBC (Leading Business Club, VCCI), nguyên Chủ tịch, TGĐ PepsiCo, Indochina
31. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Đại biểu Quốc hội, Hà Nội
32. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, Đại học Sư phạm TP HCM
33. Đào Duy Chữ, TS, Phú Mỹ Hưng, TP HCM
34. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
35. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị, Pháp
36. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức Hải Phòng
37. Lê Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám Đốc Riverside, Nha Trang
38. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động
39. Phạm Xuân Phương, đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
40. Phạm Khiêm Ích, PGS, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam
41. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
42. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
43. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
44. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM
45. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên giảng viên Đại học UPPA (Pau, Pháp)
46. Nguyễn Phúc Cương, PGS TS, bác sĩ, Hà Nội
47. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
48. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS TSKH, giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
49. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
50. Nguyễn Thịnh Lê, TS, nghiên cứu giảng dạy tại Clausthal University of Technology, CHLB Đức
51. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT TP HCM
52. Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (1996-2006), Hà Nội
53. Phạm Công Cường, TS, Hà Nội
54. Trần Minh Hải, Linh mục Công giáo, Gwangju, Hàn Quốc
55. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
56. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
57. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
58. Nguyễn Quang Lập, nhà văn
59. Võ Quang Dũng, Việt Kiều, CHLB Đức
60. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển
61. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước TP HCM
62. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
63. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, nguyên Tổng Thư ký BCH SV Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965
64. Lương Thị Thuỷ, Hà Nội
65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, TP HCM
66. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, nhà văn, báo Xa Xứ tại Cộng Hòa Czech
67. Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
68. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
69. Phạm Gia Khánh, cán bộ hưu trí, 92 tuổi, TP HCM
70. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
71. Nguyễn Xuân Hoan, chuyên viên kinh tế, TP Pleiku, Gia Lai
72. Lê Duy Mạnh, Sinh viên, Trung Đô – Vinh – Nghệ An
73. Nguyễn Quang Thạch, phụ trách chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, Hà Tĩnh
74. Đại tá Bùi Văn Bồng, Cần Thơ
75. Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA
76. Nguyễn Kim Khánh, nhà báo nữ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Thương gia, Hà Nội
77. Dennis Ho, Hoa Kỳ
78. Nguyễn Phương Tùng, PGS TS, TP HCM
79. Phạm Thanh Liêm, Vũng Tàu
80. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Giám đốc Chi nhánh phía Nam NXB Hội Nhà văn
81. Tô Oanh, TP Bắc Giang
82. Khai Tâm, Nhật Bản
83. Phí Văn Lịch, nguyên Vụ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
84. Đạt Nguyễn, Surveyor, Australia
85. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
86. Nguyễn Công Thanh, TP HCM
87. Nguyễn Đăng Hưng, GS TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège
88. Nguyễn Hoàng Hải, CHLB Đức
89. Nguyễn Hồng Phương, CHLB Đức
90. Minh Trình Nguyễn, cựu chiến binh, cựu cán bộ nghiên cứu Viện Mác-Lênin, Hà Nội, CHLB Đức
91. Thị Bích Hằng Nguyễn, CHLB Đức
92. Trần Quang Thái, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Hữu nghị Việt-Séc TP. Hồ Chí Minh
93. Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
94. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Đà Lạt
95. Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt
96. Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Lâm Đồng
97. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt
98. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
99. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM    
100.      Đinh Xuân Dũng, cựu dân biểu Sài Gòn, Hoa Kỳ
101.      Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
102.      Đặng Ngọc Quang, Phú Thọ
103.      Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo điện tử NguoiViet, CHLB Đức
104.      Phạm Lê Vương Các, sinh viên Luật, TP HCM
105.      Nguyễn Đình Hòa, Sales Engineer Văn phòng đại diện AL-KO THERM
106.      Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
107.      Huy Đức, nhà báo, TP HCM
108.      Hồ Văn Chiến, hưu trí, TP HCM
109.      Lê Tấn Hùng, TP HCM
110.      Hoàng Quý Thân, PGS TS
111.      Lê Mạnh Chiến, hưu trí, Hà Nội
112.      Trần Xuân Huyền, lao động tự do, Nghệ An
113.      Nguyễn Xuân Liên, Giám đốc Bảo tàng chiến tranh ngoài trời Vực Quành, Quảng Bình
114.      Nguyễn Đức Thọ, Hà Nội
115.      André Menras – Hồ Cương Quyết, Pháp
116.      Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, thành viên Ban Nghiên cứu Thủ      tướng Chính phủ Phan Văn Khải
117.      Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, Hà Nội
118.      Nguyễn Trọng Nhân, nhiếp ảnh, Tiền Giang
119.      Trần Minh Phú, Đà Nẵng
120.      Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư cấp thoát nước, TP HCM
121.      Đặng Danh Ánh, hưu trí, TP HCM
122.      Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty du lịch Lửa Việt
123.      Nguyễn Quốc An, hưu trí, Hà Nội
124.      Bùi Phương Linh, chuyên viên, Hà Nội
125.      Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
126.      Hoàng Thị Nhật Lệ, cán bộ về hưu, TP HCM
127.      Hà Thúc Huy, PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
128.      Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa
129.      Phạm Văn Quang, TS, giảng viên đại học, Đồng Nai
130.      Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
131.      Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình phim, Hà Nội
132.      Nguyễn Thị Minh Lê, Hà Nội
133.      Nguyen Thi Minh Dung, Doctor of Pharmacy, Hoa Kỳ
134.      Nguyễn Hữu Chuyên, giáo viên, Thái Bình
135.      Tôn Đức Hải, kỹ sư, hai.ton@truongtonco.com
136.      Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống
137.      Mai Nguyen, giáo viên, Hoa Kỳ
138.      Nguyễn Cảnh, Hoa Kỳ
139.      Nguyễn Quốc Cẩm, công dân Hà Nội
140.      Nguyễn Mạnh Cường, kỹ sư, luật sư, TP HCM
141.      Nguyễn Tiến Tài, hưu trí, Hà Nội
142.      Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học, Hà Nội
143.      Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thành viên của Viện IDS, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam



1 nhận xét:

  1. Nặc danh6/12/12 23:19

    http://www.dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9492

    Trả lờiXóa