Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỔNG THỐNG BARACK OBAMA KÊU GỌI ĐỪNG ĐỂ NGỌN LỬA DÂN CHỦ TÀN LỤI

Lý Đại Nguyên
21-11-2012

Chuyến công du đầu tiên của tổng thống Mỹ, Barack Obama tới Đông Nam Á, ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2, nói lên rằng: Chính quyền Obama đã coi vùng Châu Á – Thái Bình Dương là cột trụ trong chính sách ngoại giao, và Hoakỳ sẽ gia tăng khả năng ngoại giao cũng như quân sự, kinh tế và chính trị trong khu vực được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng của thế giới. 

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta tuyên bố: “Trụ cột chiến lược của Hoakỳ hướng sang vùng Châu Á - Thái Bình Dương là thực sự, nằm trong khuôn khổ kế hoạch lâu dài. 

Từ Washington, Cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tom Donilan giải thích về mục đích chuyến đi của tổng thống Obama tới Đông Nam Á rằng: “Mục tiêu tối hậu của Hoakỳ là duy trì một môi trường an ninh lâu dài và một trật tự khu vực được đặt trên nền tảng kinh tế cởi mở và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, quyền cai trị dân chủ và các quyền tự do chính trị”

Ngày 18/11/12, tổng thống Obama đặt chân xuống Bangkok, thủ đô của nước Tháilan đồng minh lâu đời của Mỹ. Trước tiên ông và phái đoàn đến viếng chùa Phật Nằm WatPho. Tiếp đó có buổi hội kiến với Quốc Vương Thaílan, Bhumibol ở bệnh viện, trước khi tiếp xúc với thủ tướng Tháilan Yingluck Shinawatra để bàn về Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương- TPP.

Ngày 19/11/12 chủ nhân Nhà Trắng đã dành trọn 6 tiếng để viếng thăm Miến Điện, trước khi sang Campuchia dự HộiNghị Thượng Đỉnh ASEAN và Đông Á, để hội kiến với tổng thống Miến Điện, Thein Sein và lãnh tụ đối Lập, Aung San Suu Kyi tại cố đô Ngưỡng Quang, ông cũng không quên đến chiêm bái ngôi chùa Shwedagon, thánh tích Phật Giáo đệ nhất của Miến Điện, và đọc một bài diễn văn ở Đại Học Rangoon về “Sức Mạnh Của Tự Do”. 

Tổng thống Mỹ, Obama tuyên bố với dân Miến Điện là: “Hoakỳ ở bên cạnh các bạn”. Trong thông điệp “làm rúng động lòng người” tổng thống Mỹ kêu gọi: “Đừng để cho ngọn lửa soi đường cho dân chủ tàn lụi”

Ngỏ lời với tổng thống Thein Sein, Ông Obama nói: “Chúng tôi cho rằng, tiến trình cải cách dân chủ và kinh tế ở Miến Điện mà Ngài tổng thống đã khởi động, có thể đưa đến những cơ hội phát triển phi thường”. Đáp lời, ông Thein Sein nói: “Hai nước đã đạt được những thoả thuận về phát triển dân chủ ở Miến Điện và thúc đẩy nhân quyền theo chuẩn mực quốc tế”

Sự có mặt của tổng thống Mỹ tại Miến Điện mặc dù đã đánh dấu một khúc ngoặt lịch sử của đất nước này, thoát khỏi sự khống chế của Trungcộng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Hoa Xuân Ứng đã được lệnh  gửi lời chúc lành cho chuyến viếng thăm này, rằng: “Chuyến đi thăm Miến Điện của tổng thống Hoakỳ Barask Obama là chuyện giữa 2 quốc gia. Chúng tôi hy vọng chuyến đi này sẽ có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển tại vùng Đông Á”.

Ngày 19/11/12, Tổng thống Mỹ và lãnh đạo 10 thành viên ASEAN trong Hội Nghị Thượng Đỉnh, đã thông qua sáng kiến phát triển thương mại và đầu tư giữa Hoakỳ và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á. 

Theo giải thích của Washington: “Sáng kiến thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Mỹ-Asean tuy có quy mô giới hạn hơn TPP, nhưng là một biện pháp kinh tế ‘một công, hai việc’, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho kỹ nghệ Mỹ, vừa dọn đường cho những nước còn ngần ngại chưa muốn gia nhập TPP - Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương do có nhiều trói buộc. 

Hiện nay chỉ mới có 4 nước Asean gia nhập TPP là Singapore, Malaysia, Brunei và Việtnam. Hoakỳ có dụng ý cạnh tranh với một tổ chức cấp vùng khác, tên là Đối Tác Kinh Tế Khu Vực – RCEP trong đó có Ấnđộ và Trungcộng. 

Trước đấy, ngày 16/11/12, bộ trưởng quốc phòng Mỹ và 10 nước ASEAN gặp nhau tại Campuchia thảo luận về củng cố quan hệ quân sự. Ông Panetta cho biết: “Đôi bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực”. Ông nhấn mạnh: “Hoakỳ cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN và sẽ gia tăng số lượng, quy mô các cuộc tập trận, mà Mỹ tham gia tại Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như dành nhiều khoản ngân quỹ mới cho mục tiêu này”. 

Ngày 20//11/12 Quân đội Viêtnam và quân đội Hoakỳ cũng bày tỏ ý muốn tăng cường hợp tác quân sự. Thông cáo chung sau cuộc gặp tại Hànội giữa Trung tướng Thomas Conant, phó tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương với Trung tướng Võ Văn Tuấn phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Việtnam, 2 viên chức này đồng ý với nhau là: “Quân đội 2 nước cần tăng cường trao đổi đoàn và chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác”

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á ở Phnom Penh hôm 20/11/2012, tổng thống Mỹ, Barack Obama kêu gọi: “Các lãnh đạo châu Á cần kềm chế để làm giảm các căng thẳng do tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các vùng biển khác”

Về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, từ 10 năm nay, ASEAN vẫn thảo luận với Trungcộng về một bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông – COC, nhằm ngăn ngừa các sự cố liên quan đến đánh cá, khai thác dầu khí và lưu thông hàng hải biến thành xung đột quân sự. 

Nhưng tối hôm qua 19/11/12, thủ tướng Trungcộng Ôn Gia Bảo, đã nhắc lại lập trường của Bắckinh là: “Không muốn tranh chấp lãnh hải Biển Đông bị quốc tế hóa, và được đem ra thảo luận tại các diễn đàn khu vực”. 

Trong khi Hoakỳ ủng hộ một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông, để giải quyết tranh chấp trong một vùng, mà kể từ nay có tính chất chiến lược đối với Washington, thì Bắc Kinh vẫn muốn giải quyết trên cơ sở song phương. 

Tổng thống Philippines, Benigno Aquino đã chính thức phản đối nước chủ nhà Campuchia, cho rằng: “Phnom Penh đồng minh của Trungquốc, đã tìm cách gây cản trở thảo luận về vấn đề Biển Đông, khi các lãnh đạo ASEAN họp tại Phnom Penh hôm qua. Thế là Hội Nghị ASEAN kết thúc không đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông, chỉ còn là cơ hội cho Hoakỳ xác định chiến lược toàn diện của mình trước sức bành trướng của Bắckinh.

Trở lại vấn đề Dân Chủ Hóa Miến Điện. 

Theo giới phân tích thì: “Chế độ dân sự tiếp nối tập đoàn quân phiệt đã tiến hành những bước cải cách một cách đáng ngạc nhiên, ghi dấu thành công vượt bậc cho ngành ngoại giao Hoakỳ. Từ năm 2009, tổng thống Obama sử dụng chiến thuật mới với chính quyền Naypidaw, khuyến khích Tập Đoàn Quân Sự cải cách, không bằng cách áp lực trừng phạt, mà qua tưởng thưởng từng bước. Đây là một chính sách ‘đánh cược đầy rủi ro’ nhưng đã tạo được sự tin tưởng trong hàng ngũ tướng lãnh Miến Điện. Gần 2 năm sau, tháng 11/2010, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi được tự do”. 

Để giới lãnh đạo quân phiệt không ai bị trả giá, như các nhà độc tài bị lật đổ bởi Cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông. Còn cái chế độ Việtcộng chết tiệt, lại đang nằm trong tay Trungcộng thì việc Dân Chủ Hóa chắc sẽ khó khăn nhiều hơn chế độ Quân Phiệt Miến Điện. 

Đây là một thách thức lớn đối với 4 năm cầm quyền của tổng thống Mỹ, Obama, trong việc thực hiện Chiến Lược Toàn Diện Toàn Cầu tại Châu Á – Thái Bình Dương. 

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigon ngày 20/11/2012

Trí Nhân Media


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét