Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÂU HỎI ĐẮNG LÒNG VÀ BI THẢM !

Bùi Hoàng Tám
7-12-2012
(Minh họa: Vũ Toản)
(Minh họa: Vũ Toản)
Lấy vợ Việt Nam rất… rẻ!

Nhiều phụ nữ các tỉnh miền Tây sang Campuchia làm gái mại dâm. Nhiều phụ nữ các tỉnh biên giới phía Bắc bị lừa qua biên giới lấy chồng Trung Quốc hay bị đẩy vào nhà chứa. Nhiều và rất nhiều phụ nữ cả nước lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan (TQ)…

Đã xuất hiện các công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài mà thực chất là tìm vợ cho người ngoại quốc. Đã có không ít những cuộc thi tuyển cô dâu phảng phất như buổi đấu giá nô lệ thời “Túp lều của bác Tôm”. 

Đã có nhiều và rất nhiều vụ cô dâu lấy chồng ngoại quốc bị hành hung man rợ, thậm chí bị đánh đến chết. Đã có hơn một lần các cô dâu này tìm đến con đường cuối cùng là quyên sinh mà gần đây nhất là trường hợp một cô dâu Hàn Quốc quê ở Hậu Giang đã ôm cả 2 con nhảy lầu tự tử.

Một tiếng chuông bi thảm đã gióng lên!

Khó có số liệu chính xác bao nhiêu phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc nhưng chắc chắn phải là hàng vài trăm ngàn. Cái “phong trào” lấy chồng ngoại quốc bắt đầu từ các tỉnh miền Tây Nam bộ mấy năm trước giờ đây đã lan ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Tại một số huyện ở Hải Phòng, Quảng Ninh, số xã có trên 500 trường hợp lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan không phải hiếm. Một lãnh đạo địa phương đã thốt lên đầy cay đắng: "Rể nước ngoài "hốt" gần hết gái làng rồi !"… 

Đáng buồn thay, theo một con số thống kê của Bộ Tư pháp thì có đến 85% trường hợp lấy chồng không vì tình yêu mà vì lợi ích kinh tế.  Trong Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Cần Thơ tháng 4/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nhận dạng hôn nhân kiểu này là mô hình “4 không &1 vì”. 

Đó là: 

Không tương đồng văn hóa, luật pháp, ngôn ngữ; Không biết hoàn cảnh người chồng tương lai; Không biết mặt chồng tương lai; Không có tình yêu. “1 vì” là đổi đời & giúp đỡ người thân.


Đành rằng trong xu thế hội nhập, việc kết hôn giữa người dân tộc này với dân tộc khác, người của nước này với người nước khác là điều bình thường. Ngoài “tiếng sét” của tình yêu không biên giới, việc kết hôn này còn tạo sự giao thoa giữa các nền văn hóa, trao dồi kỹ năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau về khoa học, kỹ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần…

Tuy nhiên, đó là với những cuộc hôn nhân bình thường còn đối với các cuộc hôn nhân “4 không & 1 vì” bản chất cuối cùng chỉ là cuộc bán mua, trao đổi. Cái yếu tố vì giúp đỡ gia đình thoát khỏi nghèo khó có gì đó na ná như thân phận nàng Kiều bán mình chuộc cha thời Nguyễn Du hơn 300 năm trước.

Một điều cay đắng là các cuộc hôn nhân ở đây đều rất khập khiễng. Không ít cô dâu trẻ, xinh đẹp phải lấy những chú rể thuộc dạng “chổi cùn, rế rách”. Đa số những chú rể Đài Loan, Hàn quốc do không lấy được vợ “nội” nên phải tìm vợ “ngoại”. Họ hầu hết là những người lao động bình thường, có thu nhập thấp, nhiều người thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp ổn định, tức là thuộc thành phần nghèo khó trong xã hội. Thậm chí, không ít người trong số họ già yếu, tàn tật, dị dạng, thậm chí mất năng lực hành vi dân sự vì bệnh tâm thần.

Họ sang Việt Nam làm rể chỉ vì một lý do đắng lòng: Lấy vợ Việt Nam rất… rẻ!

Phải chăng những phẩm chất tốt đẹp được hình thành và hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của người phụ nữ Việt Nam giờ đây lại trở nên rẻ mạt đến thế này ư? Đâu rồi thời 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Đâu rồi những phẩm chất cao đẹp vốn là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, giàu đức hy sinh…

Vì sao hình ảnh một bộ phận không nhỏ về người phụ nữ Việt Nam lại thê lương như hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đắng lòng và bi thảm này? Có lẽ câu trả lời không chỉ bắt nguồn  từ  gia đình mà còn  từ  cả nền tảng  giáo dục và công tác quản lý xã hội hôm nay…

Dân Trí


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét