Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐÃ THẬT SỰ DẤN THÂN CHƯA ?

Pascal Nguyễn-Ngọc-Tỉnh ofm
6-03-2013


Đã có biết bao lời hay ý đẹp chỉ hiện hữu trên giấy, thì lời hay ý đẹp để làm gì? Chẳng hạn tuyên bố “đồng hành với dân tộc”, nhưng khi dân tộc sống trong cảnh lầm than áp bức, mất tài sản, mất nguồn sống, mất cả tự do, cả phẩm giá con người mà mình cứ bình chân như vại, viện cớ không làm chính trị, thì đồng hành ở chỗ nào?

Nghĩ gì?

Chuyện đang làm đồng bào Việt Nam quan tâm hôm nay hẳn là chuyện sửa đổi Hiến pháp 1992. Gần hơn nữa là lá thư góp ý của các Giám Mục Việt Nam, văn kiện đang làm dấy lên một niềm vui to lớn, một niềm hi vọng vô biên. Bạn bè hỏi tôi: nghĩ gì? Tôi trả lời: đã ký vào bản kiến nghị ủng hộ văn thư của các Giám Mục Việt Nam ngay sau khi biết. Là người Việt Nam, là một tín hữu Công Giáo, làm sao không hân hoan, làm sao không hãnh diện trước biến cố này!

Nếu nói về nội dung thì văn kiện chẳng có gì độc đáo, vì tất cả đều có sẵn trong các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến các vấn đề xã hội. Cũng chẳng có gì mới mẻ, vì những đề tài như nhân quyền, tự do dân chủ, công lý xã hội, ngay trên đất nước chúng ta hôm nay, đã có biết bao nhiêu người nói, và không chỉ nói nhưng còn trả giá bằng chính cái tự do của mình trong các trại giam trên khắp nước.

Có lẽ cái độc đáo là ở thời điểm xuất hiện của văn kiện này. Văn kiện xuất hiện trên trang mạng của HĐGM đúng ngày 1.3.2013. Chỉ cách mấy ngày trước đó, chính xác là ngày 25.02.2013, chương trình thời sự VTV1 lúc 19h đã đưa phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam về những ý kiến đóng góp sửa đổi bản Hiến pháp 1992.

Ông tuyên bố như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đại của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hoá quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”

Thì ra khi mời gọi sửa đổi Hiến pháp 1992, đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn sơn phết chút đỉnh cho ra vẻ hợp thời, nhưng vẫn quyết tâm giữ lại nội dung chính yếu của Hiến pháp 1992 được viết “dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin”. Cho dù lập trường lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã rõ ràng như vậy, các Giám Mục Việt Nam vẫn hiên ngang bày tỏ lập trường có thể nói hoàn toàn đối lập. Nét độc đáo quan trọng là ở đó.

Nét độc đáo thứ hai cũng nên ghi nhận đó là trong khi những người góp ý công khai tuyên bố dứt khoát phải bỏ điều 4 Hiến pháp cho phép đảng cộng sản Việt Nam làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam khốn khổ hơn nữa thế kỷ nay, cho phép đảng giữ thế độc tôn, độc quyền, cội rễ của mọi thứ độc khác thì văn kiện của các Giám Mục Việt Nam tuyệt nhiên không nói gì đến điều 4 Hiến pháp này nhưng nội dung bản kiến nghị của các Giám Mục thì hoàn toàn phủ định cái điều 4 độc hại quái gở đó.

Băn khoăn

Ai không vui khi thấy lãnh đạo của mình thoát ra khỏi sự thinh lặng, khỏi sự sợ hãi để mạnh dạn công khai bày tỏ lập trường của mình trước vấn đề sống còn của đất nước ! Nhưng riêng tôi thì vẫn thắc mắc: có phải văn thư của các Giám Mục đơn giản chỉ là một câu trả lời : có muốn sửa Hiến pháp không? Và nếu muốn thì sửa cái gì? Nếu trả lời rồi thì coi như xong việc, người đặt ra câu hỏi muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi, còn người trả lời thì sau khi nói xong ý kiến của mình, coi như đã hoàn thành nhiệm vụ, nếu chỉ có thế thì thử hỏi Giáo Hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam có gì để vui mừng, có gì để hy vọng? Đã có biết bao lời hay ý đẹp chỉ hiện hữu trên giấy, thì lời hay ý đẹp để làm gì? Chẳng hạn tuyên bố “đồng hành với dân tộc”, nhưng khi dân tộc sống trong cảnh lầm than áp bức, mất tài sản, mất nguồn sống, mất cả tự do, cả phẩm giá con người mà mình cứ bình chân như vại, viện cớ không làm chính trị, thì đồng hành ở chỗ nào?

Thư trả lời của các Giám Mục chỉ có thể đem lại cho chúng ta niềm vui đích thực, niềm vui trọn vẹn, nếu không dừng lại ở những lời nói suông, nhưng bày tỏ một quyết tâm mạnh mẽ, một lập trường dứt khoát từ nay sẽ được diễn tả qua những hành động cụ thể.

Thế thì ta còn phải chờ xem.

Sài Gòn, ngày 06 tháng 3 năm 2013
Pascal Nguyễn-Ngọc-Tỉnh ofm

ChuaCuuThe.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét