Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LÝ LUẬN "CHIẾC GIÀY VỪA CHÂN" CỦA TẬP CẬN BÌNH

trandongduc
24-03-2013

Dân mạng Trung Quốc đang nóng lên bởi câu nói của Tập Cận Bình tại Mạc Tư Khoa trong chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên với cương vị nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh người vợ nổi tiếng khiến dân Trung Quốc đang quan tâm đến thời trang giày dép của Bành Lệ Viện thì người ta đang quan tâm đến một đôi giày khác của Tập Cận Bình.

Khi giảng giải về con đường phát triển quốc gia, Tập Cận Bình nói "giày có vừa chân hay không thì người mang giày mới biết". Ý nghĩa khái quát của câu nói này vừa thực tế nhưng cũng rất thô bạo hàm hồ. Tập Cận Bình cho rằng chủ trương của Trung Quốc là tôn trọng con đường phát triển của các nước và nhân dân nước đó, giày mang có vừa chân thì người giày mang sẽ biết, con đường phát triển của một quốc gia, chỉ có nhân dân của quốc gia đó biết.

Vậy là sao? Điều này thực sự đang kêu gọi quốc tế nhìn nhận về điều kiện phát triển củaTrung Quốc chứ không phải là ngược lại. Nhân dân (Trung Quốc) được ví là người mang giày (chủ nghĩa xã hội). Nhưng lỡ mang trúng đôi giày có sạn thì sao? có kêu đau được không?

Trên mạng Weibo (Vi Bác) đang có ngay phong trào tìm cách hiểu rõ ý nghĩa của thuyết đôi giày vừa chân "Hài Tử Hợp Cước Luận" này. Nếu lan truyền tốt thì câu này có thể nổi tiếng như "thuyết mèo trắng mèo đen" của Đặng Tiểu Bình.

Ở một góc cạnh phiếm chỉ nhất định, nhân dân Trung Quốc đang mang đôi giày như là sự chịu đựng khó khăn bất đắc dĩ của kẻ nghèo khó, không có đủ điều kiện để mua đôi giày khác. Nếu coi đôi giày là một thứ phương tiện tuỳ thân, câu nói của Tập Cận Bình đang ám chỉ tới tình trạng bất hạnh không thể có nhiều mẫu giày khác nhau trên một con người.

Giày nữ có thể vừa chân nam giới, nhưng có mang được không? Hoặc giả có nhiều đôi giày đẹp, khó mang nhưng người ta vẫn mang vì lối sống. Lối nói ẩn dụ cho bằng được theo kiểu thành ngữ Trung Quốc trở thành những tư duy lạc hậu phi lý.

Nhiều dân mạng cho rằng đem nhân dân ví với người mang giày là sự khiên cưỡng vì sự quy chụp bao đồng. Nhiều người cho rằng cũng như tập tục bó chân của Trung Quốc ngày xưa, giày mà Tập Cân Bình đang nói tới của ngày nay chính đang tạo những đớn đau chứ làm sao mà vừa chân cho được?

Nhân dân vốn là một tổng thể đa nguyên, đa dạng. Dùng đôi giày để đo cảm giác mang tính cá thể - cho dù ẩn dụ ở góc cạnh nào cũng là điều khó giải thích.  Một dân mạng lấy tên "Thiên Hắc Bất Bạch" nói rằng, "ông ấy có cách nào biết được cảm giác của nhân dân các nước khi họ mang giày chứ!"

Sau khi ví von với chuyện giày dép, mà thực sự là đang biện minh cho xã hội chủ nghĩa với màu sắc cộng sản tồn tại ở Trung Quốc, Tập Cận Bình lại giảng về Trung Quốc Mộng (Giấc Mơ Trung Quốc). "Trung Quốc Mộng không những tạo phúc cho nhân dân Trung Quốc mà còn cho nhân dân thế giới". Đôi giày nào sẽ đưa Trung Quốc tới giấc mơ này?.

Tập Cận Bình có tính ví von bỗ bã. Thời trước khi làm phó chủ tịch cũng đã từng nói câu "mấy người phương Tây ăn nó quá! không biết làm gì cứ chỉ vào (hồ sơ nhân quyền) của Trung Quốc".

Thế hệ Tập Cận Bình là thế hệ trưởng thành trong phòng trào hồng vệ binh thời cách mạng văn hóa. Thế hệ này được coi là hung dữ nhất trong lịch sử cách mạng Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét