Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




SÁCH NHẬP KHẨU CHO TRẺ EM VÀ SỰ TRỐNG RỖNG CỦA NGƯỜI LỚN

Lê Chân Nhân
15-03-2013


Những thông tin về sách mầm non và lớp 1 được nhập khẩu từ Trung Quốc gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Dạy cho trẻ em lứa tuổi vỡ lòng của nước mình bằng cách nhận biết lá cờ của Trung Quốc quả thực là sai sót không thể chấp nhận được.

Nhưng vấn đề không chỉ là những trang sách in hình quốc kỳ Trung Quốc, mà còn ở chỗ khác. Đó là, trách nhiệm của các chuyên gia, học giả Việt Nam và của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc biên soạn sách tham khảo cho trẻ nhỏ.

Việt Nam có lực lượng giáo sư, tiến sĩ đông hơn các nước trong khu vực. Tại sao trong lực lượng này không có ai biên soạn sách tham khảo cho trẻ em mà phải nhập khẩu từ Trung Quốc? Học giả, chuyên gia giáo dục ở đâu? Bộ Giáo dục & Đào tạo không có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc giáo dục mầm non và lớp 1, bỏ lại khoảng trống sách tham khảo cho Trung Quốc lấp vào?

Các công ty kinh doanh văn hóa phẩm thấy nhập sách có lợi là họ làm, nhà xuất bản thấy có lợi là cho in. Cờ Trung Quốc hay cờ của nước nào đối với nhà kinh doanh không quan trọng bằng lợi nhuận. Nhưng thử hỏi, nếu như trong nước có nhiều sách giáo dục chất lượng, thuyết phục được phụ huynh và các trường học, thì sách nhập khẩu không thể có đất sống.



Các loại sách khoa học cao cấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị của các nước, tất nhiên phải mua bản quyền để dịch. Các cuốn sách đó là kho tàng tri thức của nhân loại, hỗ trợ cho việc học hành, nghiên cứu trong nước. Nhưng sách giáo dục mầm non, lớp 1 mà cũng phải cậy vào Trung Quốc thì không thể chấp nhận.



Về khía cạnh khoa học, dạy cho trẻ em Việt Nam hoàn toàn không nên sử dụng sách của Trung Quốc. Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng và sự tiếp nhận văn hóa dân tộc ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Trẻ em Việt Nam cần một bộ sách rèn luyện trí thông minh và khai tâm mở trí, trong đó kiến thức vỡ lòng cần gắn liền với thông tin về đất nước, quê hương, văn hóa Việt Nam. Đối với những yêu cầu này, các bộ sách của Trung Quốc không thể đáp ứng được.

Việt Nam có nền khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu nên phải nhập khẩu máy móc, thiết bị; có một nền sản xuất yếu kém nên phải nhập khẩu hàng hóa từ các nước đã là điều không hay. Thế nhưng đến bộ sách dạy cho trẻ em cũng không tự biên soạn đầy đủ, phải nhập khẩu thì biết bao giờ mới đủ sức cạnh tranh với sự sôi động của thị trường thế giới hôm nay!

Lê Chân Nhân
Dân Trí


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét