Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐIỂM NÚT

Lê Anh Hùng
2-04-2013
  
Trong lĩnh vực sân khấu, một vở diễn hấp dẫn thường chứa đựng nhiều kịch tính mà điểm cao trào là khi diễn biến của câu chuyện đưa các nhân vật vào những tình thế mà ở đó họ tự bộc lộ bản chất của mình, điều ít ai ngờ tới hoặc trái ngược với hình ảnh mà họ vẫn (cố) thể hiện trước đó. Điểm cao trào ấy thường được gọi là “điểm nút”.

Được ví như một loại hình sân khấu đặc biệt, các “diễn viên” trên sân khấu chính trị cũng thường đem lại cho khán giả nhiều bất ngờ, dù chẳng mấy khi thú vị, khi những diễn biến nhiều kịch tính trên chính trường đẩy các nhân vật của nó đến những “điểm nút” mà qua đó người ta mới thấy được con người thật của họ.

Hội nghị TW 6 khoá XI (diễn ra từ ngày 1 - 15/10/2012) đã khép lại tấn hài kịch mang tên “chỉnh đốn đảng” với hình ảnh “đ/c X” ung dung cười khẩy trong khi TBT Nguyễn Phú Trọng mếu máo đọc bài diễn văn bế mạc – những hình ảnh “đắt giá” giúp lột tả “phẩm chất” đích thực của 2 nhân vật quan trọng bậc nhất trên sân khấu chính trị ở Việt Nam vài năm gần đây.

Vở tuồng mang tên “Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992” tuy còn lâu mới kết thúc nhưng xem ra cũng đã để lại cho khán giả nhiều bất ngờ, kèm theo cảm giác bi hài lẫn lộn, khi mà các nhân vật chính, bất kể vô tình hay hữu ý, đã tự “lột truồng” trước mắt bàn dân thiên hạ ở những “điểm nút” của vở diễn.

Ngày 25/2/2013, tại buổi làm việc với đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, ngài TBT “hồn nhiên” của chúng ta đã phát biểu “chỉ đạo” như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.” 

Còn trong buổi làm việc với Tp Hà Nội ngày 28/2/2013, ngài Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Uỷ ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 thì thẳng tưng thế này: “Tp Hà Nội tổng hợp và ghi nhận nhưng cần đánh giá phân tích nắm bắt tình hình đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền.”

Những “lời vàng ý ngọc” trên đây của hai trong số bốn vị “tứ trụ triều đình”, đồng thời cũng là những “phát ngôn nhân” uy tín nhất của hệ thống trong dịp sửa đổi Hiến pháp lần này, không đơn thuần chỉ là sự cố sơ sẩy thông thường; ngược lại, chúng hoàn toàn phù hợp với những diễn biến liên quan khác.


Trong chương trình thời sự VTV 19h ngày 23/3 vừa qua, nhiều người hẳn không khỏi bất ngờ trước việc cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, khi trả lời phỏng vấn của VTV, đã biểu lộ thái độ lúng túng, thiếu nhất quán với hành động liên quan đến Kiến nghị 72 (bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 vị nhân sỹ, trí thức khởi xướng) trước đó của mình, để rồi sau đó người ta mới vỡ lẽ ra rằng bản thân con cái của ông đã bị chính quyền “thăm hỏi rất dữ và cũng rất lo lắng”. Rõ ràng, người ta đã “quan tâm xử lý” và “đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối” ý kiến đầy tâm huyết của những bậc trí thức “ưu thời mẫn thế” như ông Nguyễn Đình Lộc bằng những chiêu thức bỉ ổi nhất.

Việt Nam đang rơi vào cuộc khủng khoảng chính trị - kinh tế - xã hội trầm trọng nhất kể từ giữa thập niên 1980 đến nay và phải đối mặt với những thử thách vô cùng cam go cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Chính trường Việt Nam, bởi vậy, chắc chắn còn hứa hẹn nhiều diễn biến phức tạp và đầy kịch tính trong giai đoạn quyết định hiện nay. Và ở những “điểm nút” vẫn đang xuất hiện với tần suất ngày càng cao như trên, các “diễn viên” trên sân khấu chính trị Việt Nam lại càng có nhiều cơ hội để bộc lộ “phẩm chất” đích thực của mình, qua đó cho thấy bản chất của một chế độ vẫn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” cũng như một chính đảng vẫn tự vỗ ngực “là đạo đức, là văn minh”./.

1 nhận xét: