Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VN - NGÀY 18-04-2013

Bản dịch của Hành Nhân
19-04-2013


QUỐC HỘI CHÂU ÂU:

- Chiếu theo Hiệp định hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam ký ngày 27 tháng 6 năm 2012 và các cuộc đối thoại nhân quyền tổ chức hai lần một năm giữa EU và chính phủ Việt Nam,

- Chiếu theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia trong năm 1982,

- Chiếu theo kết quả Kiểm điểm định kỳ phổ quát về Việt Nam của Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 24 Tháng Chín năm 2009,

- Chiếu theo báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và tự do ngôn luận tại phiên họp thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền trong tháng 4 năm 2010,

- Chiếu theo Bài phát biểu của Người phát ngôn của đại diện cấp cao EU, bà Catherine Ashton về việc kết án các blogger tại Việt Nam ngày 24 tháng chín 2012,

- Chiếu theo Nghị quyết ngày 11 tháng 12 năm 2012 về “một chiến lược tự do kỹ thuật số trong chính sách đối ngoại của EU,

- Chiếu theo các nghị quyết trước đây về Việt Nam,

- Chiếu theo Quy định 122 (5) và 110 (4) của Quy định về thủ tục,

A. xét rằng ba nhà báo nổi tiếng – Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải – đã bị kết án tù hôm 24 Tháng Chín năm 2012; xét rằng, sau khi kháng cáo, bản án của họ lần lượt là 12, 10 và 3 năm, cộng thêm nhiều năm quản chế vì họ đã đăng tải các bài viết lên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo tự do;

B. xét rằng theo báo cáo mới đây của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 người bất đồng chính kiến online ​​đã bị kết án tù nặng nề hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam; 14 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị kết án tổng cộng hơn 100 năm tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận; một nhóm 22 nhà hoạt động môi trường ôn hòa bị nhận mức án từ 10 năm tù đến chung thân; một nhà báo làm việc cho báo chí nhà nước đã bị sa thải sau khi viết một bài đăng trên blog cá nhân của mình chỉ trích Tổng bí thư của Đảng Cộng sản; và những người bất đồng chính kiến ​​trên mạng, bao gồm Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn, thường xuyên bị quấy rối và tấn công bởi cảnh sát;

C. xét rằng nhiều tù nhân lương tâm đã bị kết án theo các điều luật an ninh quốc gia mơ hồ mà không phân biệt giữa hành vi bạo lực và bày tỏ ôn hòa về quan điểm bất đồng ​​hay tín ngưỡng, chẳng hạn như điều luật “tuyên truyền chống CH XNCH VN” (Điều 88 Bộ luật hình sự),”hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “gậy chia rẽ giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo” (Điều 87) và “lạm dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 năm 2002 cho phép giam giữ không xét xử được sử dụng ngày càng phổ biến để giam giữ những người bất đồng;

D. xét rằng các blogger và những người bảo vệ nhân quyền ngày càng chuyển sang dùng Internet để nói lên quan điểm chính trị, vạch trần tham nhũng, và gây chú ý đến cưỡng chế đất đai và các hình thức lạm dụng quyền lực khác;

E. xét rằng chính quyền Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa và bức hại những người chất vấn chính sách của chính phủ, vạch trần các trường hợp quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi các giải pháp thay thế cho chế độ độc đảng;

F. xét rằng Việt Nam đang dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet, Dịch vụ và nội dung thông tin trực tuyến, một Nghị định mới về quản lý Internet mà có thể hợp pháp hóa việc chính phủ sàng lọc nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt chống lại “hành vi bị cấm” được định nghĩa mơ hồ và theo đó nó sẽ bắt buộc các công ty Internet và nhà cung cấp, bao gồm cả của người nước ngoài, hợp tác với chính phủ trong việc giám sát và theo dõi người bất đồng chính kiến ​​trên mạng; xét rằng quyền tự do kỹ thuật số đang ngày càng bị đe dọa;

G. xét rằng trong năm 2009, trong quá trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UPR) về hồ sơ nhân quyền của Việt NamViệt Nam chấp nhận một số kiến ​​nghị về tự do ngôn luận, trong đó có đề nghị “đảm bảo đầy đủ quyền nhận, tìm kiếm và chia sẻ thông tin và ý tưởng phù hợp với Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng Việt Nam vẫn chưa thực hiện những kiến nghị này;

H. xét rằng việc tịch thu đất đai bởi quan chức chính phủ, sử dụng vũ lực quá mức nhằm đối phó với phản đối của công chúng khi giải tỏa, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động và bản án nặng đối với người phản đối đang được áp dụng, trong khi các vấn đề về quyền sở hữu đất và sử dụng đất không rõ ràng;

I. xét rằng tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp và Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo không được thừa nhận, chẳng hạn như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các Giáo hội Tin Lành và tôn giáo khác tiếp tục gánh chịu đàn áp tôn giáo nghiêm trọng;

J. xét rằng Việt Nam đã bắt đầu tham khảo ý kiến ​​công chúng rộng rãi với mục đích xây dựng dự thảo Hiến pháp mới, nhưng những ai bày tỏ ý kiến ​​của họ đã phải đối mặt với lệnh trừng phạt và áp lực;

K. xét rằng Việt Nam đang tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016;

1. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kết tội và kết án khắc nghiệt một số nhà báo và blogger ở Việt Nam, lên án các hành vi vi phạm liên tục quyền con người, bao gồm cả đe dọa chính trị, quấy rối, tấn công, bắt bớ tùy tiện, bị kết án tù nặng nề và những phiên tòa không công bằng gây ra đối với các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến ​​và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng và ngoài mạng, vi phạm rõ ràng  nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về quyền con người;

2. Kêu gọi nhà chức trách ngay lập tức và vô điều kiện thả tất cả các blogger, các nhà báo online và người bảo vệ nhân quyền, kêu gọi nhà nước chấm dứt mọi hình thức đàn áp đối với những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;

3. Kêu gọi chính phủ Việt Nam sửa đổi hoặc bãi bỏ đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm cung cấp một diễn đàn đối thoại và tranh luận dân chủ; cũng kêu gọi chính phủ sửa đổi Nghị định dự thảo về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến” để bảo đảm là chính phủ bảo vệ quyền tự do ngôn luận online;

4. Kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt cưỡng bức ly gia ly hương, để đảm bảo tự do ngôn luận cho những người tố cáo lạm dụng về các vấn đề đất đai, và để đảm bảo những người đã bị cưỡng bức di dời tiếp cận với các giải pháp pháp lý và đền bù thỏa đáng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ theo luật nhân quyền quốc tế;

5. Kêu gọi chính quyền VN thực hiện các nghĩa vụ quốc tế bằng cách chấm dứt bách hại tôn giáo và loại bỏ các trở ngại pháp lý để cho các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo ôn hòa, theo đó công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo, thực hành tự do tôn giáo và bồi thường tài sản mà nhà nước đã tùy tiện tịch thu từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo và bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác;

6. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các điều kiện giam cầm tù nhân lương tâm do sự ngược đãi và thiếu sự chăm sóc y tế, yêu cầu chính quyền đảm bảo giá trị tinh thần và thể xác, đảm bảo tiếp cận không hạn chế tư vấn pháp lý và cung cấp hỗ trợ y tế thích đáng cho những người cần;

7. Nhắc lại rằng các cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam cần đưa đến tiến bộ cụ thể về nhân quyền và dân chủ hóa; về mặt này, kêu gọi Liên minh châu Âu liên tục nêu lo ngại về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với cấp cao nhất và tăng cường áp lực lên chính quyền Việt Nam gỡ bỏ kiểm soát internet, các blog và cấm đoán phương tiện truyền thông thuộc sở hữu tư nhân, cho phép các nhóm và cá nhân thúc đẩy nhân quyền và bày tỏ ý kiến ​​bất đồng ​​của họ công khai, thực hiện các bước để xóa bỏ án tử hình, bãi bỏ hoặc sửa đổi luật an ninh quốc gia được sử dụng để hình sự hóa các phản đối ôn hòa, và thả những tù nhân ôn hòa;

8. Nhắc nhở tất cả các bên mà Điều 1 của Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) ghi rằng: “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ là cơ sở cho việc hợp tác giữa các bên và các quy định của Hiệp định này và nó tạo thành một yếu tố thiết yếu của Hiệp định”; yêu cầu vị Đại diện cấp cao đánh giá khả năng tương thích các chính sách của Chính phủ Việt Nam với các điều kiện trong PCA;

9. Khuyến khích Việt Nam hướng tới phê chuẩn Hiệp ước Rome về Tòa án hình sự quốc tế (ICC) và Công ước chống tra tấn (CAT); kêu gọi chính phủ để lập ra một ủy ban nhân quyền quốc gia độc lập;

10. Yêu cầu các Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền kiểm tra tình hình liên quan đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với trọng tâm đặc biệt về tự do ngôn luận, và đưa ra các khuyến nghị cho nước này;

11. Hoan nghênh thực tế là Chính phủ Việt Nam đã ban hành lời kêu gọi ​​công chúng góp ý kiến cải cách hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992 và thời hạn đã được mở rộng cho đến Tháng 9 năm 2013, nhưng tiếc rằng sự tham vấn cộng đồng đã dẫn đến trừng phạt và áp lực chống lại những người thể hiện ý kiến ​​của mình một cách hợp pháp; hy vọng rằng Hiến pháp mới ưu tiên giải quyết các vấn đề về quyền dân sự và chính trị và tự do tôn giáo; qua đó hoan nghênh thiết lập đối thoại với các tổ chức nhân quyền; bày tỏ hy vọng rằng điều này có thể dẫn đến những cải cách quan trọng về lao động, giáo dục và nhân quyền trong dài lâu; đề xuất chính quyền gửi lời mời vị Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Ngôn luận và tự do ý kiến đến thăm VN và rằng chính quyền thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Báo cáo viên;

12. Chỉ thị vị Chủ tịch EU giao Nghị quyết này đến Phó Chủ tịch ủy hội / Đại diện cấp cao EU về Ngoại giao và Chính sách an ninh, Hội đồng EU, Ủy hội EU, các chính phủ của các nước thành viên, chính phủ và Quốc hội của Việt Nam, chính phủ các nước thành viên ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét