Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




MIẾN ĐIỆN SẼ "THẢ TOÀN BỘ TÙ CHÍNH TRỊ"

BBC
16-07-2013

Tổng thống Thein Sein nói trong chuyến thăm Anh quốc rằng trong năm nay Miến Điện sẽ trả tự do cho tất cả số tù chính trị.

Ông tổng thống đã đưa ra cam kết trên trong bài diễn văn tại London, sau khi hội đàm với Thủ tướng Anh David Cameron.

Miến Điện, còn gọi là Myanmar, đã thả hàng trăm tù chính trị kể từ khi ông Thein Sein lên nắm quyền vào tháng Ba 2010.

Trước đó nước này vẫn khẳng định không có tù chính trị. Việc trả tự do cho những người này là một phần trong tiến trình cải cách chính trị đang diễn ra trong nước.

Tổng thống Thein Sein tuyên bố hôm thứ Hai: "Trước cuối năm nay, sẽ không còn tù nhân lương tâm nào ở Myanmar nữa".

Ông nói thêm rằng một ủy ban đặc biệt đang xem xét tất cả các trường hợp tù chính trị.

Ông tổng thống hiện đang ở Anh để thảo luận các chủ đề liên quan quan hệ thương mại và quân sự song phương. Ông Thein Sein muốn trợ giúp của Anh nhằm thúc đẩy kinh tế Miến Điện và các nước phương Tây cũng muốn đầu tư vào quốc gia châu Á giàu tài nguyên này.

Bạo lực sắc tộc

Trong khi đó Thủ tướng Cameron nói với tổng thống Miến Điện rằng nước ông cần có nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.

Thủ tướng Anh cũng nói ông đặc biệt quan ngại về cách đối xử với người Hồi giáo Rohingya ở đất nước đa phần là người theo Phật giáo này.

Bạo lực sắc tộc tại bang Rakhine hồi năm ngoái đã làm 200 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người, đa phần là người Rohingya, phải ly tán.

Chính quyền Miến Điện đã bị chỉ trích là không ngăn chặn được bạo lực và bảo vệ được quyền lợi cho người Hồi giáo.

Chính quyền nước này thì biện hộ rằng người Rohingya là di dân từ Nam Á và Hiến pháp Miến Điện không coi họ là sắc tộc được công nhận quyền công dân.

Tổng thống Thein Sein đã đưa ra các cải cách rộng lớn kể từ cuộc bầu cử tháng 11/2010, trong đó chính thể dân sự do quân đội hậu thuẫn đã thay thế chính thể quân sự.

Nhiều tù chính trị sau đó được trả tự do và kiểm duyệt báo chí được nới lỏng.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, vốn tẩy chay kỳ bầu cử năm 2010, đã tái tham gia tiến trình chính trị và nay đã có hiện diện nhỏ tại Nghị viện.

Đổi lại các cải cách trên, đa số chế tài đối với Miến Điện đã được phương Tây nới lỏng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét