Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




VƯƠNG NGHỊ GẶP THỦ TƯỚNG VÀ TỔNG BÍ THƯ ĐÚNG NGÀY XẢY RA SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ

Cầu Nhật Tân
02/08/2013

Chiêu ly gián nội bộ khi xưa Trung Quốc dùng để hạ bệ Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau Hội nghị Thành Đô (1990) có lẽ đang lặp lại. Chiêu này rất nguy hiểm khi ai cũng biết giữa đồng chí Ba và đồng chí Tư vẫn tồn tại những vấn đề nhất định.

Trước sức nóng của ngòi nổ chiến tranh trên Biển Đông, để gỡ thế cô lập ngoại giao xung quanh đường 9 đoạn, Trung cộng phái Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thăm Mã Lai, Việt Nam và Lào. 

Tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mã Lai và họ Vương (1/8/2013), hai bên hứa hẹn nhiều vấn đề hợp tác trong đó có quân sự và đưa nội dung hợp tác này lên tầm cao mới nhân hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngại giao chính thức. 

Điểm dừng chân tiếp theo của họ Vương là người anh em “đồng sàng, dị mộng” Việt Nam. Họ Vương đến Hà Nội hôm nay 3/8/2013 và sẽ gặp Thủ tướng, Tổng Bí Thư đúng ngày 5/8/2013 – ngày xảy ra sự kiện Vinh Bắc Bộ năm 1964.

Lưu ý là họ Vương không gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – người vừa kịch liệt phản đối đường 9 đoạn nhân chuyến thăm Hoa Kỳ.

Tại Hà Nội, họ Vương sẽ hội đàm với Bộ trưởng Phạm Bình Minh dự kiến vào ngày Chủ nhật 4/8/2013, sau đó sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng vào thứ Hai 5/8/2013. 

Cần lưu ý, ngày 5/8/1964 là ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. 

Như vậy, hẳn là họ Vương mang một thông điệp của Bắc Kinh tới Hà Nội sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu kịch liệt phản bác đường 9 đoạn (do Trung Quốc đưa ra) khi ông thăm Hoa Kỳ. 

Đặc biệt, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama cam kết sẽ tăng cường hợp tác quân sự Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngoài ra, quan điểm về tự do đi lại trên Biển Đông được Tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang chia sẻ với nhau không thể không khiến Bắc Kinh tức giận (nội dung tự do đi lại trên Biển Đông do Chủ tịch Sang phát biểu bằng tiếng Việt đã bị phiên dịch của Việt Nam cố tình lờ đi khi dịch sang tiếng Anh). 

Trở về từ chuyến thăm tới Hoa Kỳ, Chủ tịch Sang dường như bị “việt vị” bởi tại Hà Nội đã xuất hiện những quan điểm cho rằng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ là “không có lợi về chính trị”. Do đó, rất dễ hiểu khi họ Vương không gặp chào xã giao Chủ tịch Trương Tấn Sang khi sang Hà Nội mà chỉ gặp Thủ tướng cùng Tổng Bí thư. 

Chiêu ly gián nội bộ khi xưa Trung Quốc dùng để hạ bệ Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau Hội nghị Thành Đô (1990) có lẽ đang lặp lại. Chiêu này rất nguy hiểm khi ai cũng biết giữa đồng chí Ba và đồng chí Tư vẫn tồn tại những vấn đề nhất định.


Được biết, họ Vương còn thăm Lào để vận động Lào ủng hộ quan điểm đường 9 đoạn củaTrung Quốc trên Biển Đông.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét