Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




XÃ HỘI DÂN SỰ VN NÊN ĐI THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN ?

Phạm Khánh Chương
13-4-2014



TNM: Lâu nay, rất nhiều người bàn về đề tài Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam, nhưng ý niệm về XHDS rất ít người hiểu đúng nghĩa của một XHDS trong một đất nước dân chủ. Sự phân tích đúng đắn của tác giả Phạm Khánh Chương là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người đang yểm trợ hô hào cái gọi là "XHDS theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa". Đúng vậy, cái danh từ mỹ miều "Xã Hội Dân Sự" tại VN bây giờ hoàn toàn được dựng lên khuôn rập định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và tất cả chúng ta, những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam cần suy nghĩ và thận trọng, kẻo lại bị ...LỪA.

*********
Bài viết ‘VN cần cộng đồng dân sự’ của Lê Công Định tuy rối rắm, khó hiểu nhưng dẫn đến mục đích chính là đưa ra hướng đi cho những hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS) tại VN. Theo tác giả, XHDS Việt Nan nên hoạt động và được quản lý theo định hướng XHCN.

Hướng đi đó chỉ gói gọn trong khuôn khổ ‘hội dân sự” và nên hoạt động theo:

2) Mục đích không nhằm đối lập, cạnh tranh hay thách thức quyền lực nhà nước, mà tự mình chủ động bày tỏ những mối quan tâm, bảo vệ lợi ích và đáp ứng nhu cầu của các thành viên;

Và cho rằng:

3) Phản hồi hay tham gia theo dõi, kiểm tra hoạt động của cơ quan công quyền không phải là mục đích tự thân, lý do thành lập hay mục tiêu hoạt động, mà chỉ giản dị là hệ quả phải có để có thể tự bảo vệ lợi ích và đáp ứng nhu cầu của các thành viên’.

Tóm lại, theo tác giả, XHDS tại VN chỉ nên là ‘các nhóm dân sự nhỏ hình thành để bảo vệ lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau...kế đến là sự hình thành các tổ chức dân sự có tính chất từ thiện, giúp đỡ những người có cuộc sống kém may mắn....chia sẻ quan tâm giống nhau về nhân sinh quan, thế giới quan, nghề nghiệp, hay giúp người khác rèn luyện kỹ năng sống...’. 

Như thế, mục đích chính của XHDS hay ‘nhóm dân sự” tại VN chỉ là những “hội” chia sẻ khó khăn lẫn nhau và không nên có tham vọng hay tạo ảnh hưởng chính trị lên nhà cầm quyền VN hiện nay.

Ngoài ra để quản lý, tác giả đề nghị nhà nước tạo ‘một hành lang pháp’ cho các hội dân sự với lý do ‘các hội dân sự rất dễ bị tấn công, phá hủy hoặc bị lợi dụng’, nhưng mục đích chính của ‘một hành lang pháp’ đó lại là ‘vì lợi ích của nhà nước trong việc điều hành xã hội và tạo dựng lòng tin của người dân vào chế độ.’ 

XÃ HỘI DÂN SỰ KIỂU NÀY HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG VỚI TINH THẦN XHCD TẠI CÁC NƯỚC DÂN CHỦ.

Theo Jan Aart Scholte (University of Warwick): Xã hội dân sự có thể được hiểu như là một không gian chính trị mà nơi đó, các nhóm, hội, tổ chức tự nguyện cùng với nhau cố tìm cách định hình các quy tắc chi phối các khía cạnh của đời sống xã hội (trong đó không loại bỏ kinh tế hay chính trị dù xã hội dân sự được phân biệt với kinh tế và khu vực nhà nước).

Theo đó, mục đích của XHDS tại các nước dân chủ là phát huy tối đa năng lực phát triển của XH nói chung, phát triển tự do ngôn luận, công bằng xã hội, nâng cao mức sống, an toàn mội trường, v.v.... Để đạt được các mục đích trên:

• Các tổ chức xã hội dân sự quan tâm đến những quy tắc, chính sách, luật lệ của nhà nước để tìm cách thay đổi và / hoặc áp đặt các cấu trúc xã hội hoặc trật tự xã hội theo hướng dân chủ, tiến bộ.

• Xã hội dân sự bao gồm nhiều vai trò độc lập khác nhau, theo đuổi nhiều mục đích độc lập khác nhau hơn là các tổ chức phi chính phủ (NGO). 

• Xã hội dân sự tồn tại bất cứ nơi nào (dù có được cho phép hay không) và bất cứ khi nào, các nhóm, hội, tổ chức tự nguyện, có chung nhu cầu làm ảnh huởng hay thay đổi những quy tắc xã hội, theo nghĩa rộng.

Hiện nay xã hội dân sự không còn riêng lẽ tại 1 số nước mà mang tính toàn cầu, sức mạnh của nó vượt qua biên giới của quốc gia, Green Society là một thí dụ.

Một điểm sai lầm rất quan trọng trong bài viết nói trên là cho xã hội dân chủ, hay “hội dân sự” là nơi 'van xả áp lực’ của dân chúng. XHDS với các tổ chức dân sự của nó chính là nơi dân chúng đấu tranh, vận động, lên tiếng cho những quyền lợi của mình nói riêng và xã hội nói chung.


Đọc thêm: "VN Cần Cộng Đồng Dân Sự", Lê Công Định



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét