Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ÔNG ƠI "ĐỪNG RÚT" ! "LÊN NỮA ĐI ÔNG"

David Thiên Ngọc
10-7-2014

Những làng chài ven biển miền Trung nghèo nàn khốn khó…Từ xưa nay chẳng những  “Đông thời thiếu áo, Hè thời thiếu ăn” mà còn nghiệt ngã hơn những người nông dân với câu ca trên. Hơn thế nữa cuộc sống của ngư phủ còn giao tính mạng phó mặc cho trùng khơi. Sóng im gió lặng còn có cái ăn cái mặc tạm qua ngày…Biển động thét gào là những đám mây mù bao phủ những mái chòi ọp ẹp ven bờ của dân vạn chài và khói bếp hầu như mờ mỏng…khói lam chiều như những làn sương. Đó là chưa kể tai họa từ những trận cuồng phong, sóng dữ ập lên đầu và nhận chìm bao trai tráng.

Ngày xưa cũng từ những cơn bão dữ đã khiến cho nhiều làng nghèo khó nói trên phải mang cái tên “xóm vọng phu”, “làng góa bụa” thật u buồn…rồi thời gian nỗi đau cũng phôi pha dần tan theo bọt biển như những dấu chân của “Dã Tràng” trên bãi cũng mờ đi vì gió cát phủ dần…

Cuộc sống của ngư dân là vậy! cái ăn, cái mặc còn chưa biết sáng mai thức dậy sẽ ra sao thì cái học hầu như là chuyện cổ tích trong mơ. Chính từ cái nguồn cơn này mà dẫn dắt đến những câu chuyện sau:

Hai tháng qua Biển Đông dậy sóng! Cái cụm từ này, hình ảnh này đối với cánh ngư dân thật là quái lạ, nghịch nhĩ vì với trực quan và kinh nghiệm nhìn trời mây trăng nước thì rõ ràng là mùa thuận buồm, sóng im gió lặng, là mùa cơm gạo áo tiền của cả trẻ già trai gái bao lớp ngư dân. Là mùa thu hoạch cá tôm…bao ánh mắt, nụ cười chứa đầy “Hoa Biển”.
  
Nhưng trong thẳm sâu…có biết đâu thời gian hai tháng qua Biển Đông muôn trùng sóng dậy. Mỗi đợt sóng trào là một nhác dao, mũi giáo đâm vào thịt da Tổ Quốc. Nhưng phần lớn người dân nào có thấu. Ở đây nó có nhiều lẽ.

 - Nền chính trị suy thoái đã đến hồi mục ruỗng. Một nền chính trị thăng hoa, khởi sắc là XH, đất nước hầu hết mọi người dân ít nhiều đều có quan tâm đến chính trị. Mọi cơn gió, nắng mưa…sự trở mình của đất nước thì người dân đều rõ và thấy có trách nhiệm trước vận mệnh của non sông mà chung sức chăm lo. Đàng này giữa nhân dân và chính trị là đôi bờ cách biệt.

 -Lòng yêu nước của người dân bị phong tỏa, bao vây và “cưỡng chiếm”. Trong suốt gần thế kỷ qua NDVN đã bị đảng và nhà nước tước đoạt quyền tham gia chính trị, còn lòng yêu nước thì được định hướng theo con đường vạch sẵn. khi nào cần thể hiện và thể hiện cách nào thì đã có “đảng và nhà nước lo” và dẫn dắt.

 -“Sơn hà nguy biến” nhưng đảng và nhà cầm quyền “lúng ta lúng túng” rồi đẩy dân vào đêm trường tăm tối, lùa dân vào đường hầm, ngõ cụt xếp hàng nằm đó để cho bên ngoài có đảng và nhà nước lo. Nhưng với cái tâm lẫn cái tầm của các nhà đạo diễn, diễn viên trên “sân khấu chính trị” VN vừa bé lại vừa lùn cộng thêm quá tự cao và độc đoán do đó sự hèn nhát, nhu nhược rồi cúi đầu và trốn chạy là không tránh khỏi.

 -Cũng vì phong tỏa và cấm cửa chính trị nên suốt một chặn dài lịch sử đảng và nhà nước độc quyền chuyện Giang Sơn Tổ Quốc. Người dân hoàn toàn “Mù tịt và mơ hồ” và phó mặc sự sống còn hay nước mất nhà tan.

  Người mà thờ ơ, lãnh đạm với chính trị ví như cánh bèo trên sông theo con nước xuống lên mà nổi chìm, trôi dạt…

  -Nền chính trị với gam màu u tối như vậy thì KT và VH lạc hậu, đói nghèo và bị bôi đen là điều dễ hiểu.

Dân trí bị cầm tù thì dân khí lụn bại và dân sinh đói khổ, lầm than và cái dốt bao trùm là điều tất yếu.

Từ những nguyên nhân tạm kê trên mà đa số NDVN thờ ơ, dị ứng và còn sợ chính trị nữa là khác, nhất là tầng lớp nông dân, ngư phủ…mọi điều kiện để phóng tầm mắt nhìn ra mọi hướng là điều không thể.

Trở lại với tiêu đề bài viết. Sở dĩ tôi nêu lên hoàn cảnh của ngư dân và bối cảnh chính trị XHVN thời bấy giờ là để nói lên những việc sau đây.

Giàn khoan HD 981 của TQ cắm đặt vào vùng EEZ của VN và đoàn tàu hùng hậu theo bảo vệ nó đã xâm phạm vào lãnh hải VN là hoàn toàn trái với Luật Pháp QT. Nói về phương diện Quốc Gia thì đất nước VN đã bị TQ xâm lăng và mọi người dân VN yêu nước đều phẩn nộ và phản đối bằng nhiều cách và yêu cầu TQ rút giàn khoang cùng đoàn tàu ra khỏi lãnh hải VN.

Nhưng có một điều không biết tôi phải cười ra nước mắt hay khóc mếu khi được biết một số ngư dân- vì trình độ hạn chế như đã nói trên-lại cầu mong “ông ơi đừng rút!”. Chuyện rằng, kể từ khi giàn khoang HD 981 cắm đặt trên lãnh hải VN và cả trăm tàu hộ tống, bảo vệ nó thì tàu bè của các lực lượng chấp pháp, cảnh sát biển, hải giàm, ngư chính…gì gì đó của VN ùa ra ngăn cản cùng tàu cá của ngư dân được sự vận động hô hào, khuyến khích của đảng đã hàng hàng xông pha “bám biển” bảo vệ chủ quyền  linh thiêng của Tổ Quốc. 

Trong lúc tàu của TQ thì bắn vòi rồng về phía tàu của lực lượng chấp pháp, CSB VN. Chỉ một số ít ráng chịu trận thôi đủ để chụp hình quay phim đưa lên truyền thông cho cả thế giới biết. Còn lại tất cả các tàu khác của VN thì không bắn nước trả đũa lại với tàu TQ mà lại bắn vào tàu cá của “phe mình”. Điều đặt biệt ở đây tàu thuộc lực lượng chức năng của VN bắn vào tàu cá của ngư dân không bắn bằng nước mà bắn bằng “dầu” và tuyệt vời hơn là không bắn tung tóe như TQ bắn mà bắn gọn vào các bồn, thùng phuy đã chực sẵn không rơi một giọt ra ngoài làm ô nhiễm Biển Đông. Tất nhiên của giữa ngàn khơi đáng 10 nhưng bán 1. Cảnh giữa ngàn trùng trời đất ai hay? Và cứ thế đoàn tàu của lực lượng chức năng bảo vệ lãnh hài VN cứ lòng vòng, tung tăng lũ lượt đi về nhận tiếp nhiên liệu hết ngày dài lại đêm thâu…và bắn…cứ bắn…vào bồn chứa của ngư dân.
  
Đối với ngư dân vào thời buổi “gạo châu củi quế” được tơ hào ai lại buông tay? Cũng bởi “dân trí bị cầm tù” nên dân khí đớn hèn, dân sinh nghèo đói nên ra nông nỗi! đồng thời ý thức công dân với XH bị lu mờ, đạo đức không còn chỗ đứng, đã rơi tự do và chạm đáy!
  
Về phần cán bộ, sĩ quan chỉ huy, chiến sĩ trên các tàu chấp pháp, CSB…VN thì ngày đêm bắn dầu vào ngư phủ một cách vô tư vì cơ hội ngàn năm có một, vì ý thức rằng tất cả hệ thống chính trị đảng và nhà nước lãnh đạo thì bám bờ, bám ghế, bám quyền, bám tiền, bám cả chân dài và bám hết thảy những gì trên thượng tầng danh lợi và quyền lực. Khi non sông có biến thì đẩy bầy tốt thí ra  bám thắt lưng giặc mà lạy cho đến còn cái lai quần cũng cứ bám…mà hàng! Đẩy ngư dân ra bám biển làm bia thịt đỡ đạn quân thù. Thế thì cả hai cùng quay ra “bám dầu” cũng không có gì là lạ.

Do đó trong hai tháng qua một số lớn ngư dân ra bám biển có cuộc sống muôn phần khởi sắc là nhờ Biển Đông có “trử lượng dầu” vô tận được hút lên từ giàn khoan HD 981 cho nên thời gian gần đây râm ran nơi các làng ngư phủ và gia đình những cán bộ chiến sĩ ngày đêm bám giặc giữ cõi bờ rằng “ông ơi đừng rút”, ông rút đi rồi chúng tôi sống sao đây? Nhất là ngư dân sắp vào mùa mưa bão!
   
Sự đời thì trời luôn thương người nghèo khó, cho ngàn năm vớ được cơ may…song song với sóng dậy Biển Đông, ở đất liền thì ông “Bộ Tài”, “Cục Giá”, “Tổng Dầu” ùn ùn 2, 3 lượt tăng giá dầu, xăng để bù vào…”lỗ”. Cái lỗ mơ hồ dân nào biết được nên ai khổ mặc ai.
  
Của vớ được ở ngàn khơi, mặc cả trước sau vẫn thế nhưng khi về đến bờ giá được nâng cao…rõ ông trời có mắt! ơn mưa móc ngư dân đắc lợi…”lên nữa đi ông! Lên nữa đi ông”. Còn đảng còn tiền. Lúc này giọt dầu có được nhờ cái giàn khoan của giặc nó không còn vàng óng của màu đất, nắng lẫn mồ hôi và trí tuệ mà nó đã ngã sang màu đen của máu khi bị khô cứng bởi nắng gió Biển Đông.
  
Thế mới biết một đất nước có nền “chính trị viễn vông” thì cho dù xây dựng ngàn lần “lòng tin chiến lược” lẫn vạn vạn cái “thành tâm chính trị” mơ hồ đầu môi chót lưỡi thì nền đạo đức cũng băng hoại, suy đồi và chỉ có “vật chất đi trước” là trên hết còn “tinh thần” thì chìm sâu, mất hút ở đáy vực của lương tri.

David Thiên Ngọc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét