Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ TẾT CỦA TA HAY TÀU ???

30-1-2015
trích từ "Đi Tìm Cái Tết Thuần Việt Qua Lịch Việt Và Thư Tịch Cổ"

TNM: Gần đây, vì không hiểu cặn kẽ ý nghĩa triết lý nguồn gốc Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt Nam, có một số người ĐÃ đề nghị nên bỏ "Tết Ta" (theo âm lịch) để ăn Tết Tây (theo dương lịch). 

Đề nghị này vô tình rơi vào cái bẫy của ĐCSVN "chủ trương đưa Việt tộc vào mắt xích Đại hán ".

"Thay đổi văn hoá tức thay đổi HỒN VIỆT, một việc làm nghịch lý về bản sắc đặc thù của Việt tộc". 

Văn hóa Tết truyền thống là một thực thể sống, là hồn Việt rất dễ bị biến động theo dòng thời gian, lệ thuộc vào sự phát triển tư tưởng con người. Văn hoá truyền thống theo năm tháng đi sâu vào tiềm thức người dân, tồn tại mãi nếu biết cẩn thận bảo tồn và giữ gìn. Thay đổi văn hoá tức thay đổi hồn việt, một việc làm nghịch lý về bản sắc đặc thù của Việt tộc.

Người cộng sản từ lâu đã cố tình bức phá nền văn hoá truyền thống, để thay bằng  văn hoá  Mác-Mao, theo xu hướng thần phục Đại hán và chủ nghĩa. Ngày xưa trong thời Bắc thuộc lần thứ nhất (111 TCN), người Hán từng ra sức đồng hoá văn hoá Việt bằng văn hoá Hán, nhưng hồn Việt đã ngăn chặn, bảo vệ được nguyên vẹn những nét văn hoá có từ thời Vua Hùng (văn hoá Văn Lang). Tiêu biểu cho nền văn hoá nầy  là Văn hóa Đông Sơn, đó là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.

Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern vào năm 1934. Đi tìm cái tết thuần Việt là phải căn cứ vào những hình thể được khắc trên trống đồng, từ đó có thể xác định được Âm lịch Việt có trước hay Âm Lịch Tàu có trước? 

CỘI NGUỒN CỦA VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT CỔ  

Hiện nay với sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật ngành khảo cổ đã chứng minh được người Việt cổ là những cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ Việt Nam đã tồn tại rất lâu đời, qua các di chỉ tìm thấy ở Sơn Vi. Người Việt cổ đã tượng hình được một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời và là một xã hội đã hình thành nhà nước sớm nhất ở Đông Nam Á, trước cả người hán..

Văn hóa Sơn Vi, Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 14-22 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng.

Cách ngày nay khoảng 20.000 năm đến 12.000 trước Tây lịch các cư dân Việt cổ đã sinh hoạt đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam,- phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm.

Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình". Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng.

Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua.

Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội(?) được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới.Các nhà khảo cổ học cũng đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các vật dụng bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ.

Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại. Văn minh tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng là trống đồng Ngọc Lũ.

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ ÂM LỊCH VIỆT

Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm. Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện.

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt. Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa.

Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa.

Thật hãnh diện cho Việt tộc chúng ta trong thời ban sơ đã phát minh được một Âm lịch vạn niên cho người Việt.


 Am Lich Viet.jpg



Âm lịch Việt có ghi trên mặt tr6ng đồng

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam

Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.

Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Những ai còn mang trong người dòng máu Lạc Hồng xìn hãy cùng nhau giữ gìn Hồn Việt, giữ gìn Văn Hoá truyền thống Việt và cần phải phân biệt cái nào là bản sắc văn hoá Việt và cái nào là của Tàu, yêu nước không chỉ đơn thuần bằng những tuyên ngôn nẩy lửa, bằng những lời nói dao to búa lớn trên các mạng xã hội, mà phải biết tự hào mình là người Việt, là con cháu Hùng Vương đích thực. Người giao chỉ không phài là ngườiTàu.

Để xóa nguồn, Ban Tuyên Huấn đảng csVN đã phái tên sư trọc quốc doanh Thích Chân Quang đi thuyết giảng nhiều nơi trên đất nước VN, những bài giảng điên đảo thị phi về nguồn gốc Lạc Việt. Tên sư trọc nầy đang ra sức bóp méo về nguồn gốc Lạc Việt của người Việt cổ và còn phạm thượng đến Thần tướng Lý Thường Kiệt, cho rằng việc LTK đem quân đánh Tống là HỔN ( rất tiếc, Video Clip nầy đã bị tháo gở khỏi Youtube có lẽ vì đảng thấy thẹn với sự tuyên truyền xuyên tạc một cách lố bịch về Việt sử). Với chủ trương đưa Việt tộc vào mắt xích Đại hán, đảng csVN đã bán nước bán luôn HỒN VIỆT một cách vô tội vạ để mua lòng Đại hán.

Hơn bao giờ hết, nếu bạn là người Việt chân chính, đang thao thức vì vận nước, thân phận của Việt tộc trước nạn Hán hoá, xin hãy bước thêm một bước nữa vào "mặt trận văn hóa", bằng cách tìm hiểu cho hết ý nghĩa triết lý của các phong tục truyền thống của Việt tộc nhân dịp Tết Nguyên Đán, để tìm được cái Ta trong Tàu.

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch Việt, song không phải tháng giêng bao giờ cũng bắt đầu vào tháng Dần như hiện nay vì thuở xưa mỗi triều đại lên ngôi lại đổi ngày Chính sóc (sóc = mồng một, đầu tháng âm lịch).

Hơn bao giờ hết âm lịch Trung Hoa không phải là "truyền thống ngàn đời của dân tộc". Lịch cổ của dân tộc Việt Nam là Âm lịch Việt còn lưu lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, là một văn minh về thiên văn đi trước người Tàu. 

@Vị Mặn Quê Hương


Trí Nhân Media

2 nhận xét:

  1. Đúng là hậu duệ Việt Nam Quốc Dân Đảng (hậu sinh khả úy !)

    Trả lờiXóa
  2. https://www.facebook.com/linh.duong.1884/posts/916750761707751?hc_location=ufi

    Trả lờiXóa