Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI 17/06/1930

FB Anh Kim Le
17-6-2016

Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). 

Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là lãnh tụ cuộc Tổng Khởi NghĩaYên Báy là Đảng Trường Nguyễn Thái Học đã dõng dạc tuyên bố:

Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”

Đã vậy, trong giai đọan nghiêm trọng bước vào cuộc tổng Khởi nghĩa, Đảng Cộng Sản Đông Dương lúc đó, tức đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đã tìm cách phá họai bằng cách rải truyền đơn khắp nơi tố cáo Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Chính do những truyền đơn này của Cộng sản Việt Nam, cộng với một số sơ hở nội bộ khác, Pháp đã biết được phần nào âm mưu tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Thế nhưng cuốc Tổng Khởi Nghĩa vẫn nổ ra.

Trong tài liệu “Việt Nam Quốc Dân Đảng” của HoàngVăn Đào, một đảng viên kỳ cựu, đã ghi lại những ngày giờ đầu tiên của cuộc tổng Khởi Nghĩa Yên Báy như sau:

Đúng 1 giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ. . .Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời. . .kho quân nhu (của giặc Pháp) bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng. . . Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết: Cách mạng quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ tình hình đồn dưới. Lúc ấy vào hồi 4 giờ sáng ngày 11-2-1930 . . .”. Nhưng khi”Cách mạng quân tiến đến gần đồn cao, thì phi cơ đóng từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng quanh thành phố, rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như mưa bão, trúng cả Bộ Chỉ Huy. . .Sau khi rút vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nửa cách mạng quân . . .”

Trong khi đó, cùng với cuộc khởi nghĩa ở Yên Báy, nhiều cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác cũng cùng lúc nổ ra, như ở tỉnh lỵ Lâm Thao Thanh Hóa với Nguyễn Khắc Nhu, ở Sơn Tây với Phó Đức Chính, ở Hà nội với Đặng Trần Nhiệp (tức Ký Con) v.v. . .Thế nhưng cuối cùng cuộc Tổng Khởi nghĩa đã không thành công. Quân cướp nước Pháp sau đó đã điên cuồng đàn áp dã man, không riêng gì các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà cả đồng bào đã ủng hộ, tham gia cuộc Tổng Khởi Nghĩa, điển hình như cho máy bay ném bom hủy diệt làng Cổ Am quê hương Nguyễn Thái Học, cái nôi của cuộcTổng Khởi Nghĩa.

Hoàng Văn Đào, tác giả “Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại,” ghi nhận rằng tổng số chiến sĩ cán bộ VNQDĐ trực tiếp liên quan đến Tổng Khởi Nghĩa bị chém và bị bắn công khai là 39 người, ngoài hàng trăm chiến sĩ khác tòan quốc mà tên tuổi không ghi nhận được. Theo tác giả “Việt Sử Tân Biên” Phạm Văn Sơn, “năm 1930, ở Bắc kỳ có 7.439 người bị án tù, trong đó 439 án đại hình, và hai năm 1930, 1931 có 82 án tử hình.”

Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuối thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và nhiều chiến sĩ cách mạng vô danh khác…Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không mang ánh bình minh về cho Việt tộc, nhưng hào khí của các anh hùng trong cuôc tổng nổi dậy Yên Báy, đã làm kẻ thù mất ăn mất ngủ...Tinh thần Yên Báy vẫn còn vọng tới ngày hôm nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét