Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THAM NHŨNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

28-9-2016

Đặc trưng tham nhũng trong chế độ cộng sản có sự khác biệt rõ nét so với chế độ dân chủ. Đó là chế độ cộng sản cai trị toàn diện xã hội, mọi hoạt động của người dân đều phải xin phép nhà cầm quyền. 

Với ngôn từ lừa mỵ thời bao cấp gọi là "nhà nước lo cho dân từ cây kim sợi chỉ" làm cho nhiều con cừu xúc động trào nước mắt thấy nhà nước tốt quá, do dân, vì dân quá. Nhưng người dân tự lo cho bản thân họ thì nhà nước quy chụp ngay là phá hoại sự quản lý kinh tế của nhà nước. Thực chất, quyền tư hữu về tư liệu sản xuất bị xóa bỏ, quyền tự do kinh doanh bị xâm hại, sự tự do của giống người đã bị trói chặt nhưng hệ thống tuyên truyền lừa mỵ này đã tạo nên ảo giác của những con cừu trong ánh hào quang ma quái. 

Nói cách khác, trong xã hội dân chủ, là xã hội có luật của lẽ phải và sự công bằng (công lý theo quan niệm phương Tây) thì trong xã hội cộng sản, không còn những yếu tố này (theo phương Đông là đạo lý). Cho nên, theo phương Tây, về triết học, tham nhũng là hành vi của 1 người chiếm hữu tài sản của người khác trái với lẽ công bằng. Phương đông có câu "vô công bất thụ lộc" là nói về đạo lý này giống "lẽ công bằng" ở phương Tây. Khi cộng sản cướp chính quyền và lập cơ chế cai trị toàn diện bóp nghẹt sự phát triển; trong khi xã hội vận hành theo quy luật tự nhiên; tất yếu có sự thỏa hiệp "có đi có lại" giữa các cá nhân trong quan hệ xã hội để cho người dân còn tồn tại một cách vật vã. Bối cảnh tham nhũng trong chế độ cộng sản là như vậy. Chúng ta xem xét kỹ hơn ở từng giác độ xã hội.

1. Tham nhũng chính sách với người dân  

Sau 1990, nhà cầm quyền nới lỏng dây trói, thừa nhận một phần quyền tự do kinh doanh của cá nhân nhưng vẫn nắm sở hữu toàn dân về đất đai, doanh nghiệp nhà nước vẫn chủ đạo nền kinh tế; và tất nhiên, quản lý kinh tế của nhà nước vẫn là sự cai trị toàn diện (quốc nội gọi là cơ chế bao cấp, khoa học quản trị gọi là cơ chế toàn trị). 

Trong khi, vận hành của thể chế kinh tế do con người với tư cách cá nhân, họ luôn có xu hướng tư hữu và thoát ra khỏi sự toàn trị. Thí dụ người dân muốn sửa lại căn nhà, họ phải xin phép từ Ủy ban nhân dân phường xã, Ủy ban nhân dân quận huyện, đến cấp cao hơn với nhiều thủ tục rắc rối tốn kém thời gian. Tất cả đều quy ra tiền, gọi là chi phí pháp lý. Do đó, để ít tốn kém hơn, họ sẽ đi làm các thủ tục đó qua đường khác. Thông qua sự quen biết, họ chi tiền cho các cá nhân trong bộ máy công quyền để công việc của họ nhanh chóng. Các cá nhân làm trong bộ máy công quyền thấy có thu nhập, họ cùng toa rập với nhau ban hành hàng loạt các văn bản luật (Thông tư, nghị định, công văn hướng dẫn...) tăng cường thêm các thủ tục. Thí dụ như các dự án xây chung cư với nhiều thủ tục; các thủ tục này rất chi tiết (thể hiện tính toàn trị) qua đó, nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. Thí dụ khác, quy định kho bãi phải bao nhiêu diện tích, chống ẩm mốc thế nào, các trang thiết bị ra sao...v.v... trong khi, với cơ chế thị trường, đây là việc của doanh nghiệp và doanh nghiệp không làm tốt kho bãi thì chính doanh nghiệp chịu thiệt hại.

Như vậy, cơ chế toàn trị càng được siết chặt, bóp nghẹt sự tự do kinh doanh của nhân dân, làm cho họ muốn sống còn và phát triển, họ phải tìm đường thoát hiểm bằng cách chạy chọt hối lộ để nhà cầm quyền nới lỏng dây trói cho từng cá nhân. Người dân nào được các cá nhân trong bộ máy nhà nước giảm bớt các thủ tục thì họ phải mang ơn. Vị cán bộ nhà nước đó được tiếng thơm là "giúp đỡ" người dân, nhận một khoản tiền "ơn nghĩa"; chứ khó hiểu theo đúng khoa học quản lý là "tham nhũng" và nhận khoản tiền "hối lộ". Đặc trưng này, trong tiểu thuyết "Chí Phèo" tác giả Nam Cao đã mô tả rõ như nhân vật Bá Kiến là "ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi ra mặt vớt lên để họ mang ơn mình". Việc dùng chủ trương chính sách trói buộc người dân bằng sự toàn trị quản lý, sau đó, các cá nhân trong bộ máy ra mặt giúp đỡ các thủ tục để nhận tiền ơn nghĩa. 

Đó là đặc trưng của tham nhũng trong cơ chế toàn trị của nhà cầm quyền cộng sản. Bản chất nó là tham nhũng từ cương lĩnh đảng và khi phát tán trong xã hội, nó đã trở thành nhân nghĩa giúp đỡ nhau, ngụy trang dưới sự tình cảm quan hệ thân hữu. 

Tác hại của loại tham nhũng này vô cùng lớn, vì lật nhào nền tảng đạo đức xã hội. Người dân coi chuyện tham nhũng là phổ biến, là đương nhiên. Bởi lẽ, họ không thấy được cương lĩnh chính sách chủ trương của đảng tạo điều kiện cho tham nhũng vì tưởng rằng tham nhũng chỉ của các cá nhân nào đó nhũng nhiễu hạch sách vòi tiền như mấy anh cảnh sát công lộ vòi tiền. Còn các cá nhân quan chức nhận tiền của dân lo các thủ tục, thực chất là thừa hành chủ trương tham nhũng nhưng lại được lời khen của những người dân. 

Một cách hình tượng khác, con quỷ từ địa ngục chui lên cầm búa liềm đỏ máu chụp cổ dân tộc Bách Việt cứa cổ. Con quỷ đã cứa gần đứt cổ phân chia hai hệ tư tưởng và chiếm trọn thân xác (lãnh thổ) dân tộc Việt. Con quỷ đã dùng liềm cắt cổ dân tộc nhiều lần (cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, sở hữu toàn dân...) nhưng cắt không nổi. Tinh thần văn hóa Đông A trỗi dậy làm con quỷ suy yếu. Lưỡi liềm có nhiều răng cưa, là các cá nhân cấu tạo nên bộ máy toàn trị. Dân tộc Việt cũng gồm các cá nhân. Các cá nhân này thỏa hiệp với nhau để hai bên cùng có lợi. Do đó, với tư cách cá nhân trong cùng một nước, chính là sự giúp đỡ lẫn nhau và ơn nghĩa và họ đều tự an ủi rằng không phải tham nhũng và hối lộ, thậm chí khen ngợi nhau. 

Thí dụ như ông Nguyễn Phú Trọng hồi làm bí thư thành ủy Hà Nội. Dự án đầu tư nào cũng cho ông ta 2-3 suất mua nền nhà giá rẻ. Ông ta sang tay bán suất đó cho người khác và tất cả đều thỏa thuận miệng, chỉ có người mua sau cùng mới đứng tên trên giấy tờ. Ông Trọng dùng tiền mặt hưởng chênh lệch đó đem mua vàng cất dưới hầm. Những lúc trà dư tửu hậu, ông vẫn tự hào rằng mình giỏi làm kinh tế. Nhưng đứng ở góc độ quản trị quốc gia, đó chính là tham nhũng. 

Thí dụ như ông Trọng hưởng suất nền nhà giá rẻ và sang tay, chính là ăn vào tài sản doanh nghiệp, cắt đất cho doanh nghiệp đầu tư, thực chất là ăn lạm, ăn tạp tài sản của nhân dân. Nếu theo pháp luật Mỹ, ông ta đã lạm dụng chức quyền để thu lợi cho bản thân, mà các khoản này là của nhân dân, và ông ta sẽ bị đi tù cùng với việc nhân dân ném cứt vào mặt ngay. 

Nhưng tham nhũng ở Việt Nam, trong cơ chế toàn trị, có thể đem lại niềm tự hào với người trong cuộc. Nếu như đảng cộng sản tan rã từ những năm 80 thế kỷ 20 thì tác hại của nó chưa đến mức trầm trọng vì nền tảng đạo lý (luật công bằng) vẫn còn phảng phất trong xã hội, biểu hiện là người ta còn khinh bỉ kẻ tham nhũng, quan chức nhà nước tham nhũng còn giả nghèo giả khổ vì áp lực đạo đức xã hội. Nhưng đảng cộng sản Việt Nam, do Trung Cộng chống lưng, nên tồn tại đến nay, đã gây tác hại kinh khủng vì những nền móng đạo lý mong manh đã bị thủ tiêu. Biểu hiện là quan chức tham nhũng khoe khoang tài sản, lâu đài biệt thự, trừ ông tổng bí thư khéo che đậy kho vàng theo lối "ăn tham lam nhưng chùi mép giỏi" để giả tạo liêm khiết, còn hầu hết các quan chức đều khoe tham nhũng qua việc lương vài ba triệu nhưng đều biệt thự nhà lầu xế hộp và người dân đều thấy hiện tượng này.


2. Tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước là công ay tội ? 

Chuyện tham nhũng, làm thất thoát tài sản của Tổng cty Dầu Khí, lưỡi đao "đả hổ diệt ruồi" của Tập cận Bình trao cho Nguyễn phú Trọng; sau khi chém hụt con dê Trịnh Xuân Thanh để rửa đao và lưỡi đao ấy đang quay lại lấy đà chuẩn bị chém Đinh La Thăng. Qua việc kinh doanh của ngành dầu khí, chúng ta xem xét chuyện tham nhũng của loại doanh nghiệp nhà nước, xem nó có đúng là tham nhũng hay là sự tất yếu của sự sống còn trong mỗi cá nhân thừa hành trong guồng máy kinh tế toàn trị.

Từ Cương lĩnh đảng cộng sản quan điểm sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất nên các doanh nghiệp nhà nước làm cột trụ cho sự sống còn của đảng. Bất kỳ ai cũng có bản năng tư hữu nên các công ty cổ phần tư nhân đều thỏa mãn tính tư hữu bản năng và tương tác với xã hội một cách dung hòa. Còn các công ty của nhà nước cộng sản, là vô chủ với thuật ngữ lừa mỵ "sở hữu toàn dân". Nhưng thực chất, toàn bộ tài sản đó là của người dân với tính chất tư hữu. Khi nhà cầm quyền cộng sản cướp được chính quyền, các tài sản của nhân dân với tính chất tư hữu đã trở thành tài sản nhà nước mà người có quyền đối với tài sản này chính là các quan chức trong bộ máy cầm quyền. Thí dụ tài sản của Lý Long Thân, của Trương Khắc Cần (con Trương Văn Bền), Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của...v.v... là các tỷ phú Sài Gòn trước 1975; đã trở thành tài sản mà chỉ quan chức nhà nước chiếm đoạt và có quyền sử dụng theo ý của họ. Nói cách khác, là sự cướp đoạt bằng chính sách mà dân gian gọi là "cướp ngày". Có nghĩa là tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước, là tài sản do phạm tội mà có; chỉ khác ở chỗ kẻ phạm tội là một bộ máy khổng lồ cướp của nhân dân.

Nhà nước cộng sản thiết lập cơ chế toàn trị và trong lãnh vực kinh tế, các quan chức nhà nước được biệt phái sang làm công việc kinh doanh bằng tài sản đó. Cơ chế toàn trị trong kinh doanh rất mắc cười. 

Có câu chuyện điển hình sau: Nhà nước giao cho anh A hai tờ 5đ khác nhau (tạm gọi là tờ số 1 và tờ số 2). Tờ số 1 mua tương, tờ số 2 đồng mua gạo. Anh A là công chức nhà nước nên anh ta phải mua đúng tờ số 1 là mua tương hết 4,5đ, tờ số 2 mua gạo hết 3đ. Nếu anh A dùng tờ số 2 mua tương, tờ số 1 mua gạo thì về quyết toán, anh ta sẽ bị phạt vì "làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế". Còn nếu anh A làm đề án xin thêm tờ 10đ với lý do nào đó mua thêm và ăn chia với cơ quan cấp tài chính, anh A mua thêm 3đ nước mắm và ăn chia số dư còn lại với cơ quan tài chính, họ cùng nhau lập các chứng từ giả thì anh A sẽ được khen ngợi là sáng tạo, biết mua thêm nước mắm. Câu chuyện này điển hình cho cơ chế toàn trị bao cấp trong thương mại và hầu hết các "anh hùng lao động thời đổi mới" đều như vậy.

Khi công chức nhà nước được giao làm kinh doanh bằng tài sản đã cướp được của nhân dân, họ sẽ tận dụng ngay sự mục ruỗng thối nát trong bộ máy công quyền, trong tổ chức đảng để kiếm lợi cá nhân thông qua việc ăn chia với nhau. Bởi vì, cách thức quản lý toàn trị của cơ quan đảng tất yếu dẫn tới thua lỗ và lãng phí. Từ việc gởi gắm con cháu vô làm ăn chia đến nhân sự cồng kềnh, kinh doanh bằng tài sản cướp đoạt của nhân dân chứ không phải bằng tài sản chân chính dẫn đến tình trạng băng nhóm nào ăn được thì ăn. 

Trong Bộ chính trị cũng phân chia các ủy viên quản lý từng mảng kinh tế để chia phần tham nhũng. Ba Dũng phụ trách dầu khí, Nguyễn Thiện Nhân ăn mảng chùa chiền, Phóng mập phụ trách thuốc lá;...v.v...Nghĩa là mỗi thành viên Bộ Chính trị phụ trách một mảng kinh tế để ăn chia, giống như băng nhóm giang hồ phân chia lãnh địa bảo kê. Xung đột lợi ích nhóm, dù đã phân chia lãnh địa nhưng vẫn xung đột lợi ích qua việc sử dụng ngân sách đảng và lợi nhuận đầu tư, bởi nguồn gốc sâu xa của nó, là tài sản này đều là tài sản do ăn cướp mà có. 

Còn nguồn gốc trực tiếp cho tham nhũng tài sản "sở hữu toàn dân" chính là sự giao thoa giữa bản chất tư hữu của những cá nhân với sự tận dụng cơ chế toàn trị. Rất dễ chứng minh, khi công ty của tư nhân làm chủ sở hữu và nhà nước chỉ làm công việc phục vụ cho dân, nhà nước không nhảy ra kinh doanh chèn ép nhân dân, thì không còn tình trạng tham nhũng trong quản lý kinh tế nhà nước nữa. 

Tham nhũng trong doanh nghiệp của nhà nước chính là tham nhũng cơ chế, mà cơ chế này xuất phát từ cương lĩnh đảng cộng sản đã thiết lập và vận hành toàn trị, nên cũng gọi là tham nhũng chính sách. Tham nhũng này góp phần nhanh chóng làm tan rã đảng cộng sản vì càng tranh ăn khốc liệt, đấu đá sống còn sẽ càng nhanh chóng đến sự sụp đổ. Còn trong chừng mực đạo lý xã hội, tham nhũng dạng này cũng được một số cá nhân hoan nghênh vênh váo và người dân nghèo căm ghét. Nhưng người căm ghét hầu như chỉ đứng ở góc độ "thấy giàu thì ghét" chứ không hiểu xa hơn. Đó là bất kỳ ai, khi đã vào trong guồng máy toàn trị, anh buộc phải theo đảng cộng sản và phải đi theo cơ chế này. Nghĩa là anh buộc phải tham nhũng. Anh tham nhũng nhiều sẽ có cơ hội thăng tiến và trong quá trình thăng tiến này, với tư cách là đảng viên quan chức nên anh vừa là phần tử trong bộ máy tham nhũng cơ chế, đồng thời, với tư cách là người dân, anh vừa là nạn nhân của băng nhóm tham nhũng khác trong bộ máy toàn trị. Thí dụ anh là quan chức ngành dầu khí, anh tham nhũng trong lãnh vực này nhưng anh có con đi học, anh lại là nạn nhân của tham nhũng trong giáo dục. Rồi anh bệnh nằm viện, anh lại phải xì tiền cho quan chức tham nhũng y tế..v.v.... Tất cả tạo nên bức tranh toàn cảnh tham nhũng ở chế độ cộng sản Việt Nam



3. Chống tham nhũng ở chế độ Cộng Sản 
 
Qua phân tích trên, tham nhũng ở Việt nam là bởi chế độ toàn trị độc quyền dựa vào cơ sở cương lĩnh đảng cộng sản: Sở hữu toàn dân và nhà nước cai trị toàn diện. Thật khôi hài cho Đinh Thế Huynh, trưởng ban tổ chức đảng, xì ra câu nói đại ý rằng "muốn chống tham nhũng phải xây dựng văn hóa khinh bỉ tham nhũng". Nói ngu không chịu được. Bởi văn hóa là của nhân dân, là đạo lý dân tộc (là luật lẽ phải, lẽ công bằng và công lý theo quan niệm phương tây) trong khi, chế độ toàn trị kéo dài quá lâu đã lật đổ đạo lý xã hội. Muốn cho người dân khinh bỉ tham nhũng thì phải xây dựng lại toàn bộ xã hội một nền tảng đạo lý, một niềm tin vào công lý còn tồn tại trong xã hội Việt nam. Trong khi, còn đảng cộng sản độc quyền toàn trị thì làm gì có công lý, làm gì còn lẽ phải bởi tất cả các cơ quan công quyền chỉ là trá ngụy cho đảng cộng sản lừa mị nhân dân.

Tham nhũng là thuộc tính của chế độ toàn trị. Chống tham nhũng phải giải tán đảng cộng sản độc quyền, từ bỏ hệ tư tưởng Marx Lenin, thiết lập nhà nước vận hành theo cơ chế "tam quyền phân lập", xã hội có dân chủ biểu hiện tối thiểu là (1) có đa nguyên đa đảng và (2) có báo chí tư nhân tự do (3) xóa bỏ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất; qua đó, người dân được quyền tự do kinh doanh và tự làm chủ cuộc đời của chính họ. Điều này là chân lý không thể thay đổi để làm cơ sở tiền đề chống tham nhũng.

Do đó, việc ông tổng bí thư kêu gọi chống tham nhũng mà không giải tán đảng, không dám hy sinh vì dân vì nước, làm cho bất kỳ ai cũng hiểu ông ta không chống tham nhũng thật sự mà chỉ lợi dụng chiêu bài chống tham nhũng để thanh toán các phe nhóm lợi ích tham nhũng khác. Nhìn rộng hơn, đây chính là thực hiện theo chỉ thị của Tập Cận Bình "đả hổ diệt ruồi" để tập trung quyền lực, củng cố sự tham quyền cố vị của bản thân ông ta muốn làm tổng bí thư đến năm 79 tuổi, bằng "cha già dân tộc Hồ Quang" mà thôi.

Tuy nhiên, Việt Nam khác hẳn Trung Cộng bởi đã có 1/2 quốc gia đã từng sống trong một nền dân chủ sơ khai, trong bộ máy đảng đã phân hóa qua các vụ thanh toán băng nhóm như đầu độc, dàn cảnh tai nạn, bắn K59, gài bẫy, vu cáo, ám toán,..v.v.. chứng tỏ các băng nhóm khác không tuân thủ luật chơi vì ông già nham hiểm tham quyền cố vị. Do đó, cuộc thanh toán băng nhóm này sẽ khốc liệt và chính sự thanh toán này có khả năng phá vỡ được cơ chế toàn trị, để nhà nước dân chủ mới có điều kiện hình thành đảm đương việc chống tham nhũng thật sự.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét