Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




LÊ PHƯỚC VŨ: "NGU GÌ KHÔNG LÀM THÉP"

TÔN HOA SEN VÀ DUTERTE
Canh Co
09/08/2016  

Hình bên: Ông Lê Phước Vũ: "Ngu gì không làm thép". Ảnh PetroTimes

Không phải là Tổng bí thư hay Chủ tịch nước thậm chí là Thủ tướng nhưng Lê Phước Vũ của Tôn Hoa sen đang làm cho mạng xã hội Việt Nam nổi cơn ba đình: ăn nói hàm hồ, hành vi trịch thượng xem …Bộ chính trị bằng vung, tự nâng mình lên ngang hàng với anh Rodrigo Duterte, Tổng thống nước Phi không phải về quyền lực mà về cách ứng xử hạ cấp.

Anh Duterte có quyền lực trong tay nên xem mọi người như cỏ rác, kể cả Đức Giáo hoàng mặc dù anh ta là một người công giáo, đối với Tổng thống Mỹ mặc dù anh ta đang nhờ cậy về kinh tế lẫn quân sự, đối với Liên Hiệp Quốc mặc dù anh ta là nước thành viên. Cái cần thiết nhất của một tổng thống anh ta không hề và không cần có. Cái anh muốn có là quyền được giết và không may cho đất nước Phi vì người dân nước này cũng muốn thế. Cứ ma túy là bắn, không cần nhân quyền không cần luật pháp quốc tế. Anh ta là vua, là thượng đế và đang thay trời tiêu diệt ma túy cho đến tên cuối cùng.

Mặc dù anh Duterte đã tỏ ra ân hận vì gây sốc với Mỹ nhưng không ai tin rằng anh ta sẽ không tiếp tục gây sốc với người khác. Cái mà người ta biết chắc nhất là anh ta sẽ là người khiến cho đất nước Phi đi vào lụn bại.

Anh Lê Phước Vũ Tôn Hoa sen nhà mình không thế, và hoàn toàn không được như thế.

Anh Tôn Hoa sen tuy chỉ mới dẫn mối vài ngàn cổ đông nhưng lại tỏ ra hồ đồ không kém Duterte. Anh hùng hổ tuyên bố tới trời trong khi bản thân anh nợ như chúa chổm. Anh chửi Nguyễn Công Khế của Một Thế giới ngay trong cuộc họp báo. Anh đòi đưa kẻ nào gây shock với anh lên VTV và anh cho thấy đã là đại gia thì không có gì phải sợ kể cả đó là dư luận người dân.

Cứ cho rằng báo chí bị anh mua chuộc hay khống chế bằng Ban tuyên giáo nhưng đối với người dân thì anh không thể lấy tay che trời. Anh tuyên bố “dại gì không làm nhà máy thép Cà Ná” có nghĩa là anh tuyên chiến với cả nước, hay ít ra là 4 triệu đồng bào miền Trung đang ngậm cát trong miệng chờ ngày phun vào đám ăn bám Formosa. Anh ngang nhiên nói với cả nước rằng Formosa là chuyện nhỏ, làm gì phải rối lên thế?

Và anh Tôn Hoa sen làm cho người ta … căm thù Thủ tướng đương nhiệm, một đồng hương của anh, vì nói rằng ông này đã chấp thuận dự án Cà Ná của Hoa sen.

Với anh Duterte thì đích ngắm là bọn buôn ma túy. Đối với anh Lê Phước Vũ đích ngắm cũng là buôn nhưng là buôn thép. Ma túy và thép thì dĩ nhiên ma túy khó buôn hơn còn thép thì đã có đàn anh Trung Quốc chống lưng nên anh Tôn khá mạnh miệng. Anh không cần lo chuyện tiền vốn mặc dù công ty của anh nợ như chúa chổm. Người dân Phi tin vào anh Duterte vì nước này đã trầm mình vào ma túy và tham nhũng quá sâu, họ cần thoát ra với bất cứ giá nào kể cả cái giá thảm hại nhất là đất nước bị khinh bỉ và quốc tế lần hồi tránh xa.

Anh Tôn Hoa sen không có nhân dân nhưng anh có cổ đông, và đây là một dạng của đám đông bất cần đen trắng miễn làm ăn có lời, có tích lũy, và có tiền cho họ.

Nhưng cũng giống như Phi ngập trong tuyệt vọng vì ma túy và tham nhũng, tập đoàn Hoa sen đã có dấu hiệu ngập nợ và cổ đông cần một giải pháp bức phá. Nếu không bức được thì phá, bởi dù sao thì họ tin rằng anh Vũ của họ sáng suốt và có “công năng” thật sự đối với hệ thống cầm quyền.

Họ như những con bạc khát nước thế cho nên đừng trách tại sao hơn một ngàn cổ phần viên ngồi họp Đại hội cổ đông đều “nhất trí” 100% đối với dự án Cà Ná của anh Vũ. Họ là đám đông, và mục đích duy nhất của họ là tiền.

Khi anh Vũ lên tiếng nói thì cổ phần viên của anh ta hào hứng dơ tay ủng hộ không khác gì những kẻ vào sòng bài với số vốn quá ít không thể đảm đương nổi một tụ, vậy là họ đặt số tiền của mình vào anh Vũ, thế thôi. Vì vậy anh Vũ không nên tưởng mình là Duterte của Việt Nam. Anh chưa đủ tầm và dân chúng Việt chưa đủ chán như Phi để mà ủng hộ anh. Anh chỉ là một tên cầm cái sốc bài lấy tiền hồ, danh giá gì mà ầm ĩ?

11 tỷ đô la không phải là tiền vàng mã để anh cầm trong tay vung vít. Cỡ như Formosa mà cũng xiên xẹo gần như rơi đài huống hồ một gã buôn chuyến như anh làm sao thành lập nhà máy Cà Ná được?

Anh vừa ngu vừa tợn, mánh mung được với vài anh trung ương đã tưởng mình tới trời. Hãy tỉnh ra một chút anh ạ, đối với cộng sản không có gì là bất khả thi, bố mẹ họ còn giết trong Cải cách ruộng đất huống gì là anh, một con tép trong vài con tôm của cả nước.

Hãy mua súng giao cho cổ đông Hoa sen để nếu bị phản thùng thì có cái để mà chơi lại, bằng không hãy tự lượng sức mình, con heo dù mập cỡ nào cũng không thể thỏa mãn hết cho cả chợ.

Cái con bài Cà Ná của anh nói cho vuông sẽ không bao giờ nên chuyện cả để mà lên tay xuống ngón. Chẳng qua kế “ve sầu thoát xác” của ông Phúc, giả vờ OK cho anh nhằm lái dư luận sang con đường khác tránh hẳn miền Trung, nơi thảm họa Formosa đang “tẩn” nhà nước tới bến bởi hàng chục ngàn đồng bào cứng cỏi. Bộ anh Vũ tưởng chỉ có anh là biết chửi bọn nhà báo hay sao ấy, anh lầm, cứ vào Facebook mà xem, bọn cư dân mạng chửi anh hay hơn anh chửi bọn nhà báo nhiều.

Bởi ngu nên anh không biết mình bị đem ra làm trò thay cho ông Phúc.

Anh tỏ ra là người tu hành dữ lắm nhưng việc làm của anh thì hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ nhà Phật. Từ bi bác ái anh không có một mảy may trong khi tham sân si thì không chỗ nào chứa cho hết mà đòi cúng dường, từ thiện, hay xây chùa. Yêu quái còn phải sợ anh thì Phật nào chịu anh cho thấu?

Và nhất là nếu du côn thì cũng phải có tố chất như Duterte nếu nửa nạc nửa mỡ thì sẽ có ngày vào viện anh ạ.

Nguồn: RFA


===========

Đọc thêm:

Cuối cùng đã rõ lý do tại sao 'ngu gì không làm thép'

PetroTimes
8-9-2016

Tỉnh Ninh Thuận đã chấp nhận chủ trương đầu tư một tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép tại Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen. Song chuyên gia Lê Đăng Doanh lo ngại, liệu có một Formosa thứ hai hay không?

Ngày 25/8/2016, Bộ Công Thương đã có quyết định bổ sung dự án khu liên hợp luyện cán thép tại Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020 đến 2025.

Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất dự kiến đạt 16 triệu tấn/năm. Với vốn đầu tư 10,6 tỉ USD ( khoảng hơn 230.000 tỉ đồng).

Dự án này đang khiến dư luận nóng lên bởi các ý kiến lo ngại xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trường, công nghệ thiết bị, nhà thầu và nguồn vốn ở đâu để thực hiện dự án lớn như vậy.

Lý do của những nghi ngờ trên là hậu quả sự cố môi trường biển của Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung hết sức nặng nề và chưa giải quyết xong thì nay Tập đoàn Hoa Sen lại muốn có một siêu dự án thép ven biển Ninh Thuận. Nhiều người lo ngại sẽ có Formosa thứ hai.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh- Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương cũng bày tỏ: “Tôi rất lo ngại về dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen”.

Theo ông những trình bày của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Hoa Sen (HSG) không đủ sức thuyết phục: "Thứ nhất Ninh Thuận khô hạn, cây trồng vật nuôi không có nước ngọt để sống. Việc để tỉnh cung cấp nước sạch là không khả thi. Ông Vũ có đưa ra phương án sử dụng nước lọc từ nước biển để sản xuất nhưng cụ thể như thế nào, phải có sự thẩm định và giá thành là bao nhiêu?"

Một yếu tố nữa khiến ông lo lắng là Trung Quốc có công suất 1.200 triệu tấn thép/năm. Hiện nay Trung Quốc đang thừa công suất với nhu cầu xuất đi 600 triệu tấn thép mỗi năm.

“Thép của ông Lê Phước Vũ ra lò sẽ cạnh tranh với Trung Quốc như thế nào. Nếu không cạnh tranh được thì ông làm gì với khối thép ấy?”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Chính vì thế ông đề nghị, dự án này cần có sự giám sát của các Hiệp hội, xã hội, chuyên gia độc lập.

Mặc dù ông Lê Phước Vũ cam kết: "Chúng tôi sẽ không xả thải ra biển, nếu nhà máy của Hoa Sen khi đi vào vận hành mà gây ô nhiễm môi trường thì chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước" nhưng theo chuyên gia Lê Đăng Doanh: “Những cam kết rất cao như ông Vũ mới chỉ là lời nói. Bây giờ chúng ta phải xem xét từng hồ sơ, giám sát, xem xét. Chứ nói như vậy rồi sau đó ai chịu trách nhiệm hay người dân Việt Nam chịu trách nhiệm? Nguồn vốn tài chính như thế nào cũng cần được làm rõ”.

Bình luận về câu nói “ngu gì không làm thép” của Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng câu nói này không sai bởi khi các nhà đầu tư nắm trong tay hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, không dễ mà hành động sai. Song cũng như chuyên gia Lê Đăng Doanh, TS. Thành cũng bày tỏ lo lắng về dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen.

Cũng theo TS. Nguyễn Đức Thành cái sai ở đây là chúng ta dễ dãi trong phát thải gây ô nhiễm môi trường, không buộc các doanh nghiệp phải tính đủ việc bảo đảm bảo vệ môi trường vào chi phí hoạt động, cũng là một loại trợ cấp không khác gì trợ cấp giá năng lượng hay ưu đãi thuế.

Tuy nhiên, người trợ cấp cho doanh nghiệp chính là người dân ở vùng đó, chứ không phải ngân sách. Họ mang mạng sống của họ và gia đình họ trợ cấp cho lợi nhuận khổng lồ của các công ty gây ô nhiễm.

Ngoài ra có một yếu tố nữa giá năng lượng, cụ thể là giá điện cho sản xuất, bị định giá sai.

“Mức giá ấy bị định thấp đến nỗi những nhà đầu tư thông minh trong nước hay ngoài nước đều hiểu rằng sẽ lời to nếu đầu tư vào các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng. Và quy mô đầu tư càng lớn, lợi nhuận càng lớn so với việc đặt nhà máy ở một nước xung quanh. Cả nước trợ cấp cho giá điện sản xuất, tức là trợ cấp lợi nhuận cho các ông lớn nhất. Khi sản phẩm ấy được xuất khẩu, thì là cả nước đồng lòng trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài. Đầy trìu mến”, ông Thành chia sẻ.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, muốn có câu trả lời "sống chết" cho các ông chủ dự án thép tỷ đô, cần đưa giá điện sản xuất về giá thị trường. Điều này tất nhiên cần đi liền với cải tổ ngành điện và các ngành nguyên liệu cho ngành điện.

Thứ hai là kiểm soát chính xác quá trình phát thải của các nhà máy, thu phí gây ô nhiễm đúng quy định, đúng mức phát thải.

Và thứ ba, không ưu đãi đầu tư (thuế, đất) cho các dự án tiêu tốn năng lượng hoặc có phát thải gây ô nhiễm. Chỉ cần cho họ bình đẳng như mọi ngành nghề bình thường khác.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng đồng tình cho rằng những ưu đãi về thuế phí, đất đai, dễ dãi trong vấn đề môi trường cũng gây méo mó thị trường. Sự buông lỏng tiêu chuẩn môi trường của Formosa là bài học mà không thể nào cho phép lặp lại.

“Nếu Bộ TN-MT trước đây đã có những thiếu sót trong quản lý môi trường thì nay phải huy động các lực lượng chuyên gia độc lập, không thể để thảm kịch Formosa ở Hà Tĩnh lặp lại ở Ninh Thuận”, ông Doanh nhấn mạnh.

1 nhận xét:

  1. Với chế độ Cộng sản, họ chỉ cần hồng, không cần chuyên. Họ áp dụng chính sách ngu dân, để dễ bề cai trị. Họ sàn sinh ra lớp người mới gọi là con người XHCN. Ngày nay những con người này chỉ biết sống, không lý tưởng xã hội, vô tổ quốc; chẳng khác gì giống người man rợ

    Trả lờiXóa