Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI: BAO GIỜ MỚI THÔI KHUẤT TẤT VÀ ỨNG XỬ BẤT NGHĨA?

Nguyễn Đông Phong

4-11-2016

Tháng 5 năm 2015 tôi viết bài báo: “Chính quyền Hà Nội: Khuất tất và ứng xử bất nghĩa”(1). Bài báo nói về sự đóng góp đầy thiện chí và tâm huyết của một trí thức tài danh – họa sĩ Văn Thơ – cho Thủ đô Hà Nội với một loạt tranh có chất lượng cho các cơ quan Đảng và chính quyền của Hà Nội và trung ương. Đặc biệt là hưởng ứng Nghị quyết của UBND thành phố Hà Nội và Chỉ thị của Bộ Chính trị về nghiên cứu xây dựng quy hoạch thành phố Hà Nội và chính trị sông Hồng đoạn qua Thủ đô Hà Nội, họa sĩ Văn Thơ đã giành gần chục năm trời nghiên cứu và xây dựng hai dự án.


1. Thành phố Sông Hồng – Thành phố trung tâm của Thủ đô Hà Nội

2. Điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội

Hai dự án trên đã được Cục Bản quyền – tác giả văn học – nghệ thuật, Bộ Văn hóa-Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả vào các năm 2005 – 2006.

Sau đó họa sĩ lại có thêm Phương án thiết kế trị hạn sông Hồng.

Các dự án 1 và 2 đã được họa sĩ trình lên UBND thành phố Hà Nội và một số cơ quan chuyên ngành.

Lần đầu tiên nghe họa sĩ Văn Thơ thuyết trình dự án, ông Đỗ Hoàng Ân – Phó Chủ tịch UBND thành phố đã được thuyết phục, ngay chiều hôm đó ông đến nhà thăm họa sĩ tìm hiểu them. Ông nói: “Tôi làm Phó chủ tịch đến khóa thứ 3 phụ trách mảng này, đã nhận đưọc trên hai chục dự án về song Hồng.song dự án của bác là hay và khả thi hơn cả. Đây sẽ là quỹ đất đắt nhất Hà Nội như Phố Đông của Thượng Hải. Ông còn phát biểu ca ngợi dự án của họa sĩ Văn Thơ trong Đại hội kiến trúc sư thành phố Hà Nội tháng 2/2006. Sau đó mấy tháng ông sang Hàn Quốc ký với Thủ đô Seoul về việc quy hoạch xây dựng thành phố và chỉnh trị dòng chảy sông Hồng. Ông Ân cũng có chút băn khoăn về dự án động đến nhiều vấn đề khoa học thủy lợi và đã giới thiệu họa sĩ gặp một số nhà khoa học và Viện Khoa học thủy lợi để được hỗ trợ hoàn chỉnh dự án. Viện Khoa học thủy lợi sau khi thẩm định đã đánh giá cao và đồng tình với ý tưởng của họa sĩ.

Được biết tháng 5 năm 2006 Thủ đô Hà Nội ký kết với Thủ đô Seoul Hàn Quốc về việc Seoul tài trợ tiền và cử chuyên gia sang giúp Hà Nội quy hoạch khu vực hai bên bờ sông Hồng.

Tháng 11 năm 2006 phía bạn đã đưa ra dự án báo cáo thành phố Hà Nội và được triển lãm để thăm dò dư luận.

Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hai cuộc hội thảo khoa học (lần thứ I vào ngày 24/7/2006, lần thứ II vào ngày 8/10/2009) để đánh giá các dự án của phía Hàn Quốc và của họa sĩ Văn Thơ và một số dự án khác.

Dưới đây xin trích nguyên văn ý kiến của một số nhà khoa học được ghi lại trong Báo cáo chuyên đề của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam: “Đánh giá các ý kiến của các nhà khoa học và lãnh đạo các cấp về Dự án:Quy hoach cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội” (Hà Nội 2009).

* Đối với Dự án của Hàn Quốc

Trước tiên, đa số các nhà khoa học cho rằng không thể áp dụng mô hình thành phố sông Hàn vào xây dựng thành phố sông Hồng vì sự khác biệt nhau về thủy văn, địa hình và điều kiện kinh tế xã hội khi làm dự án. Việc chỉnh trị sông Hồng bằng nạo vét là không phù hợp do sông Hồng có nhiều phù sa. Dự án chưa nói đến những kết quả điều tra cơ bản về địa chất công trình.

+ Ông Hoàng Tuyển Kỳ – Phó Văn phòng Hội Tưới tiêu Việt Nam tập trung mổ xẻ những bất cập, lợi ít hại nhiều của dự án thành phố sông Hồng: “Dự án đề xuất nạo vét, đào sâu lòng sông, nhưng như thế thì chứng tỏ là không hiểu về thủy lợi, không hiểu sông Hồng, bởi chỉ sau một năm lòng sông sẽ lại bị lấp đầy như cũ.

Đây là dự án “chạy đua” để được phê duyệt mà không làm rõ được vấn đề tối quan trọng là tiêu thoát lũ sông Hồng; biện pháp trị thủy đào sâu lòng sông để thoát lũ là không khả thi, không giải quyết được vấn đề lụt lội, bởi sông Hồng là con sông hung dữ. Về mùa lũ, lượng phù sa lớn có thể sẽ bù đắp thêm lòng sông, vùi lấp khối lượng đào đắp; việc đắp 4 đê gồm 2 đê ngoài và 2 đê trong khu vực hơn 30km sông Hồng cũng không giải quyết được vấn đề thoát lũ mà chỉ càng làm bóp méo dòng chảy, khiến con sông càng hung dữ hơn… Thành phố không nên nóng vội chỉ vì muốn đổi đất lấy công trình. Không thể làm 4 đê tại Hà Nội, như thế sẽ tác động nhiều vùng khác, phương án này không chấp nhận được. Thực chất của dự án là tìm mọi cách lấy được nhiều đất nhất và đền bù giá thấp nhất. Đây chính là một dự án kinh doanh bất động sản.

Ông Trần Nhơn – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho rằng, xuất phát từ việc không hiểu sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã bê nguyên xi ý tưởng thành phố sông Hàn vào sông Hồng, nên đã sai ngay từ đầu. “Sai rồi thì nên dẹp bỏ. Phía đối tác bỏ ra 4 triệu USD rồi thì chúng ta bù cho họ, giới thiệu một địa điểm khác, như thành phố đã từng làm với Dự án trung tâm thương mại 19-12, khách sạn SAS, để trả lại vẻ đẹp của dòng sông Hồng cho Hà Nội”. Ông cũng chỉ rõ Dự án thiếu hợp lý, thiếu tính khoa học của việc bao đê, như vậy sẽ co hẹp dòng chảy. Phải làm thông thoáng dòng chảy mới thoát được lũ vì lũ sông Hồng rất hung dữ. Chúng ta nên học tập Hàn Quốc về ô tô, điện tử… không nên học họ về thủy lợi…

Ông Nguyễn Thế Liên: Sông Hồng hung dữ chỉ sau sông Hoàng Hà (Trung Quốc), đặc biệt đoạn từ Việt Trì về Hà Nội là nơi có địa tầng dữ dội nhất. Sông Hồng có đặc tính bên lở bên bồi, tự thân đã hình thành nên những khúc quanh co, nơi phình ra, nơi thu nhỏ là phù hợp với kiến tạo dòng chảy. Khi quy hoạch trị thủy sông Hồng các nhà quy hoạch chưa tính đến điều này.

GSTS Phạm Văn Quang – Nguyên Phó viện trưởng Viện Địa chất – Môi trường – Tổng hội Địa chất lưu ý đến khía cạnh những đứt gãy địa chất dưới lòng sông. Qua nghiên cứu cũng chỉ ra đoạn sông được quy hoạch có 2 đứt gãy khá nghiêm trọng, song báo cáo nghiên cứu của Tổ công tác sông Hồng đã bỏ qua từ cách đây 2 năm.

Ông Phan Đình Đại – Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách Bộ Xây dựng, nguyên chuyên gia hỗ trợ dự án quy hoạch đoạn sông Hồng qua Hà Nội của Seoul Hàn Quốc: “Dự án của Hàn Quốc phần nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng còn quá sơ sài… chưa có nghiên cứu khoa học về biến đổi dòng chảy của đoạn sông để đưa ra phương án chỉnh trị lòng sông một cách bền vững… đặc biệt là việc lựa chọn phương án đê, kết cấu đê và kè bờ, và hầu hết giữ bờ đê bằng đất là không thể ổn định lâu dài được; phương án di dân không được nghiên cứu đầy đủ. Cả hai vấn đề trên Dự án quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã được báo cáo là không thỏa đáng, nếu như Chính phủ lập Hội đồng thẩm định chắc là khó mà thông qua được”.

Còn rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông báo chí, chúng tôi sẽ trích đăng lại trong bài báo tiếp sau. Mong quý vị độc giả đón đọc.

Gần chục năm qua, câu chuyện tranh chấp bản quyền giữa họa sĩ Văn Thơ và một số người hầu như đã rơi vào quên lãng thì gần đây trên mạng điện tử có công bố quyết định phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình theo Công văn số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký.

Ngày 21/4/2016, họa sĩ Văn Thơ đóng vai một người dân trong khu vực phải di dời, đến Viện Quy hoạch Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tìm hiểu sự tình. Được ông Lê Viết Sơn – Trưởng phòng và các cán bộ Phòng Quy hoạch Thủy lợi Bắc Bộ đón tiếp nhiệt tình và cho tham khảo tư liệu. Họa sĩ bất ngờ khi thấy toàn bộ hệ thống đê điều phòng chống lũ trên sông Hồng và sông Đuống trong phạm vi Thủ đô Hà Nội giống hệt với “Dự án điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng và sông Đuống đoạn chảy qua Thủ đô Hà Nội”. Khi họa sĩ tự giới thiệu và trình bản Dự án của mình, mọi người đều ngạc nhiên về sự trùng hợp lạ lùng của hai bản thiết kế. Có người đã thành thật nói: Sao bác tài thế, hơn chục năm trước bác đã thiết kế mà chúng cháu bây giờ không thiết kế khác được bác chút gì!

Gần đây nhất, ngày 19/10/2016 trên báo Lao động đưa tin: “Tái khởi động siêu dự án Trấn sông Hồng”. Bài báo cho biết: UBND TP Hà Nội có Công văn số 9378/VP-ĐT yêu cầu các sở, ngành, UBND quận Tây Hồ, Ba Đình thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến Dự án Trấn sông Hồng (Song Hong City). Tại Công văn này, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, NN và PTNT, UBND hai quân Tây Hồ và Ba Đình khẩn trương thực hiện, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo thành phố.

Dự án Song Hong City được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xướng. Tháng 9/2009 Chính phủ đã cho phép Hà Nội phối hợp với Seoul (Hàn Quốc) nghiên cứu, xem xét lập quy hoạch xây dựng Song Hong City với tổng vốn đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD. Trong đó, xây dựng các công trình là 1,92 tỷ USD, bồi thường tái định cư là 1,564 tỷ USD. Trên 50% số vốn còn lại là xây dựng các tòa nhà chung cư cao từ 30 – 40 tầng, khách sạn 5 sao, khu phức hợp quốc tế công nghệ, tài chính, chứng khoán…

Một Dự án (của Seoul – Hàn Quốc) đã bị xóa sổ cách đây gần chục năm, nay lại được phục hồi và tân trang? Bất giác, người ta không thể không liên tưởng đến Dự án khu công nghiệp nhà máy thép Cà Ná (Ninh Thuận) cũng bị chôn vùi từ lâu, nay lại đang có ý đồ cho sống lại. Một Formosa chưa đủ sao? Liệu ý kiến của giới trí thức và dư luận của đại đa số nhân dân có được giới “công bộc” của dân tiếp nhận và xử lý khách quan hợp tình hợp lý?

Mới đây họa sĩ Văn Thơ lại có tâm thư gửi đến từng Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam và một số đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền Trung ương và Hà Nội đề nghị các vị quan tâm và có ý kiến chỉ đạo giải quyết một cách khách quan, khoa học và minh bạch, công tâm vụ tranh chấp này.

Kỳ sau: Ý kiến của các nhà khoa học và dư luận giới truyền thông, báo chí về Dự án của họa sĩ Văn Thơ.

Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét