Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TỈNH LẠNG SƠN MUỐN NỐI VỚI TRUNG QUỐC

2-11-2016

Tỉnh nằm giáp ranh với Trung Quốc đã đề xuất chính phủ chỉ thị cho các cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng một tuyến đường sắt nối với quốc gia láng giềng phương bắc.

Theo dự án trong tương lai, tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy từ thủ đô Hà Nội qua thị trấn Đồng Đăng của Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc để phục vụ chuyên chở hàng hóa, Xinhua đưa tin, dẫn báo chí Việt Nam hôm 2/11.

Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ trích UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết “mục đích là để tăng năng lực vận tải hàng hóa khi kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc”.

Tờ báo cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết rằng “không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải”.

Ông Đông được trích lời nói rằng “với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển”, và rằng “hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt”.

Trang tin điện tử Zing News cuối năm ngoái trích lời lãnh đạo Lạng Sơn nói rằng “phía Trung Quốc tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn – Hà Nội”.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trần Sỹ Thanh, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã đưa ra đề xuất nói trên khi làm việc với tỉnh Lạng Sơn và ngỏ ý sẽ thu xếp vốn nếu dự án này được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, báo chí trong nước dẫn lời ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, Năm 2015, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014.
_____

Lạng Sơn muốn làm đường sắt kết nối với Trung Quốc

Tuấn Phùng
2-11-2016

Lạng Sơn muốn làm sớm đường sắt kết nối với Trung Quốc 
trong khi theo đại diện Bộ GTVT, tuyến này nhu cầu chưa nhiều. 
Trong ảnh: tuyến tàu hỏa Bắc – Nam khởi hành từ TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Thủ tướng về một số nội dung, vấn đề cấp bách của tỉnh này, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT và các bộ ngành liên quan nghiên cứu sớm triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Đồng Đăng. 

Mục đích là để tăng năng lực vận tải hàng hóa khi kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, đường sắt có ưu điểm vận chuyển được các hàng hóa nặng trên các tuyến đường xa, tốc độ vận chuyển ổn định, độ an toàn cao, chi phí vận chuyển thấp.

Để đẩy mạnh phát triển hình thức đường sắt liên vận quốc tế, phía Trung Quốc đã đầu tư, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Nam Ninh – Bằng Tường tốc độ đạt hàng trăm kilômet/h.

Tuy nhiên khi kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, tốc độ tàu chạy chỉ đạt trung bình 50 km/h, năng lực vận tải, phục vụ kém nên chưa thu hút được khách hàng, đồng thời tạo ra sự mất cân đối lớn trên cùng một cung đường.

“Nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển bằng đường sắt, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt – Trung, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông (…) đề nghị Thủ tướng chỉ đạo triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Đồng Đăng trong giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn quốc tế” – UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải.

“Việc làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc chỉ mới là đề nghị của các địa phương. Nếu có điều kiện làm được thì tốt nhưng với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển” – ông Đông cho biết.

Theo ông Đông, hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt. Hành khách cũng hạn chế, tàu khách liên vận từ Nam Ninh về Gia Lâm (Hà Nội) cũng không nhiều khách. Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chủ yếu theo tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc).

Ông Đông cũng lưu ý: “Không phải cứ thêm ray, mở rộng khổ đường là chạy được tốc độ cao mà liên quan đến cả công nghệ, nguồn lực đầu tư, khả năng khai thác, vận hành. Nếu dễ như thế thì trên thế giới đều làm kín đường sắt tốc độ cao”.

Ngay với đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam, ông Đông cho biết hiện nay Chính phủ đã giao Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Hội đồng thẩm định nhà nước, Thủ tướng thông qua trong năm 2017. Sau đó trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018.

Tuy nhiên, hiện tại chỉ đang đặt vấn đề nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội tới TP.HCM và cũng chỉ ưu tiên làm từng đoạn có nhu cầu vận tải cao rồi dần dần nối thông chứ không thể làm toàn bộ cùng một lúc.

Mới đây, trong báo cáo gửi Chính phủ về chương trình đầu tư đường bộ cao tốc Bắc – Nam đến năm 2020, Bộ GTVT cho biết việc đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam có rất nhiều trở ngại, chưa thể thực hiện ngay trong giai đoạn này.

Cụ thể, đầu tư cho tuyến đường sắt này cao gấp khoảng 4 lần nếu so với làm tuyến đường bộ cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh. Việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao dài như Hà Nội – TP.HCM sẽ phải thực hiện trong thời gian dài (10 – 15 năm), công nghệ trong nước chưa làm chủ được, phải dựa vào nước ngoài…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét