Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CÁI NHỤC CỦA ĐÁM TỤC PHÀM

Luân Lê
10-10-2018

Dưới đây được cho là hình ảnh một người dân oan ở Thủ Thiêm sau khi bị cưỡng chế đất hàng chục năm trước và với hành trình khiếu kiện ròng rã gần nửa đời người không được giải quyết, Bà đi ăn xin để lấy tiền với mong muốn thời gian tới được vào làm khán giả dự thính những buổi tổ chức nhạc giao hưởng trong nhà hát 1.500 tỷ chuẩn bị xây trên chính những mảnh đất cũ của mình.

Có một số “tinh tú” của thời đại còn cho rằng xây nhà hát giao hưởng thính phòng là một nhu cầu của giới tinh hoa, vì rằng, giới này cần phải được thụ hưởng những giá trị tinh thần phù hợp với trình độ của mình thì mới có thể đủ năng lượng để quay lại phục vụ, tận hiến và xây dựng quê hương, đất nước.

Tôi vẫn chưa hiểu cái “tinh hoa” ấy của cái giới trí thức nửa mùa ở ta thể hiện ở giá trị gì và trong trường hợp nào? Phải chăng những tinh hoa tự nhận lấy về mình cái áo khoác hào nhoáng đó muốn tận hưởng những giá trị nghệ thuật kinh điển và đỉnh cao trên những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân và trên những lầm than, cơ cực và mục ruỗng của xã hội? Phải chăng tinh hoa mới được hưởng cái giá trị tinh hoa mà đám người thường không đủ đẳng cấp và sự quý tộc để thụ hưởng và cũng chỉ có đám tinh hoa mới có thể thiết tạo nên những giá trị của con người và dân tộc?

Tôi vẫn thường thấy, những nhà khoa học thực thụ, tận hiến cả cuộc đời mình cho lao động khoa học và làm ra những thành quả cho nhân loại thụ hưởng lại thường chẳng biết gì tới miếng ăn ngon, giấc ngủ lành và những cuộc thưởng ngoạn xa hoa, phù phiếm. Họ càng không nhận mình là tinh hoa, càng không sử dụng những đồng tiền của những người bần hàn và rơi vào những tình cảnh khốn cùng với một sự khinh miệt và trịch thượng để hưởng dụng chúng bằng một thái độ tự mãn của một kẻ luôn chỉ cho mình là xứng đáng với những điều đó.

Tôi cũng không thấy Mozart, Vivaldi hay Beethoven phải đến dự những buổi giao hưởng thính phòng sang trọng nào, nhưng vẫn để cho đời những tác phẩm kinh điển. Thậm chí họ là những con người sống khổ hạnh và chết cũng bần cùng. Những nhà soạn nhạc danh tiếng khác cũng không cần phải đến những khán phòng trang hoàng lộng lẫy nào đó để coi mình là tinh hoa và có đủ khả năng thụ hưởng chúng. Hay là chỉ có vua, chúa, quan lại xưa kia mới coi những bài ca kịch phải là những thứ thuộc về những người có đẳng cấp về trí tuệ theo nghi lễ hoàng gia, cung phủ?

Hoá ra, xã hội suy đồi này, chẳng khác cái thời của Nghị Hách hay Xuân Tóc đỏ là mấy, khi những bọn lưu manh lại được thừa hưởng những tài sản, món lợi và vị thế mà sự loạn lạc và bất công của xã hội đem lại cho chúng, chúng tự tôn mình lên khỏi sự tầm thường của xã hội để vinh danh mình là tinh hoa và vì nghệ thuật mà trưởng thành, cao quý. Chúng cần được hưởng những giá trị tinh hoa vì chúng trở nên là tinh hoa trước những suy đồi và nguy khốn của con người, của xã hội.

Thật đau đớn và đáng khinh nhạo làm sao.
Và đúng như cách nói của Stuart Mill, đó hẳn là và chẳng khác gì lạc thú của một con lợn.

(FaceBook)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét