Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THẢM ĐỎ CỦA ANH PHÚC TRẢI CHO TÀU VÀ NGUY CƠ CHỦ QUYỀN


Anh Phúc vừa sang Tàu và mang theo một tấm thảm đỏ trải từ Việt Nam sang Tàu để rước Tàu sang thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam. Và đặc biệt bọn Tàu nó nói rất khoái đầu tư CẢNG BIỂN và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nam nghĩ đây không phải chủ trương của riêng anh Phúc mà là của Bộ Chính trị đứng đầu là anh Trọng. Các anh ấy biết thừa chuyện được và mất nếu để Tàu vào đầu tư. Nhưng các khoản "hoa hồng" và "tương lai tham nhũng" mà các anh ấy nhận được cũng không ít đâu. Và có thể đây còn là chủ trương của bên Tàu chỉ đạo cũng nên.

1) Gương nhãn tiền.

Chiến dịch "Thực dân kiểu mới" của Tàu đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nghèo. Thông qua các khoản vốn vay kèm các điều khoản nếu không trả được thì phải nhượng địa cho Tàu. Và bên Việt Nam cũng đã dính rất nhiều dự án kiểu như vậy như: Đường sắt "cao tốc" trên cao hay hàng chục dự án từ phần đạm, điện, khoáng sản. Vẫn những cái kịch bản chậm tiến độ, công nghệ lạc hậu, đội vốn như các nước khác. Và hiện tại bên Việt Nam vẫn chưa giải quyết được vấn đề nợ nần này. 

Nhìn ngay cái đường sắt Cát Linh- Hà Đông là rõ. Và nếu không trả được thì phải nhượng địa, ngoại giao theo chủ trương của Tàu, để Tàu vào đầu tư, thao túng, tung hoành thoải mái. Đó có thể là một trong nhiều nguyên nhân mà anh Phúc mang thảm đỏ rước Tàu vào thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam cũng như tuân theo các chỉ thị như tẩy chay đồng USD cùng với Tàu hoặc "xuất khẩu hàng hóa giúp Tàu" để Tàu trốn thuế và ăn hoa hồng chẳng hạn. 

Hoặc là gia nhập CPTPP để tuồn hàng Tàu vào các nước khác với thuế xuất khẩu về O. Các nước khác như Sri Lanka, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Djibouti, Lào,Myanmar, Pakistan, Bangladesh, Nepal ...đang lâm vào tình cảnh kinh tế kiệt quệ và không trả nợ nổi cho Tàu hoặc giàng bị giàng buộc bởi các khoản viện trợ. Một số nước phải nhượng địa cho Tàu bằng các dự án, các phần lãnh thổ dưới hình thức cho thuê 99 năm. Bên Việt Nam cũng tương tự như vậy. Cũng nhăm nhe cho thuê 99 năm để trừ nợ nhưng gặp phản ứng gắt quá nên quay ra làm âm thầm. Việc thông qua luật đặc khu chỉ là hướng dư luận vào đó thôi chứ họ làm mấy năm nay rồi và vẫn đang xúc tiến.


2) Nguy cơ mất thêm

Anh Phúc có nói là mời gọi Tàu vào đầu tư cảng biển, cơ sở hạ tầng theo kiểu BOT và rất ủng hộ chiến lược "một vành đai, một con đường" của Tàu (không ủng hộ không được nhé). Đầu tư theo kiểu BOT là doanh nghiệp Tàu sẽ đầu tư xây dựng dự án, sau đó giao cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước cho chính phủ giao cho chủ đầu tư tự khai thác trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận. 

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có đúng là đầu tư theo kiểu BOT hay không hay đây chỉ là màn che? Và nếu đúng là BOT thì thời hạn khai thác là bao nhiêu năm? Nếu cứ báo lỗ và kéo dài thời hạn thu hồi vốn ra thì chủ quyền quốc gia sẽ ra sao? Có cái bẫy nào được cài vào những dự án BOT này không? 

Vấn đề cảng biển là rất nhạy cảm và các khu công nghiệp cũng vậy. Nó liên quan đến vấn đề tự do hàng hải, kiểm soát hải phận cũng như an ninh quốc gia. Thêm nữa là các dự án công nghiệp nhắm vào tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các dự án củ Tàu để lại hậu quả môi trường rất nghiêm trọng. Thêm vào đó là lượng lao động Tàu chiếm hầu hết số lao động trong các dự án đó. Việc chảy máu tài nguyên là hết sức đáng lo ngại. Và thêm nữa là mất thêm thị trường để hàng Tàu kém chất lượng tràn vào nhiều hơn.


Trên đây là hai điều Nam rất lo lắng trong chuyến đi vừa rồi của anh Phúc. Còn một số điều nữa nhưng nó nhỏ nên Nam không nói. Chơi với Tàu là không có gì tốt đẹp cả nên phải đề phòng cao độ.

(FaceBook)

Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét