Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIÁO SƯ VIỆT NAM: VẪN LÀ "CUỘC CHƠI" CỦA ĐÀN ÔNG

Tuấn Nguyễn
16/3/2022 

Ở Việt Nam, việc công nhận giáo sư (GS) và Phó giáo sư (PGS) vẫn chủ yếu là 'cuộc chơi' của giới đàn ông. Và, đó là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện đại.

Theo báo GDVN, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã công nhận 405 người đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS) và Phó giáo sư (PGS). Nhưng chẳng hiểu sao danh sách họ công bố [1] thì 362 người. Trong số này 41 (11%) là GS và phần 89% còn lại là PGS.

Cũng như những năm trước, ngành y chiếm đa số trong danh sách, với 45 người được công nhận PGS và 7 người PGS. Sau ngành y là kinh tế có đến 50 người (45 PGS và 5 GS), và hoá học (30 người PGS và 4 GS). Các ngành còn lại có số người được công nhận khá thấp. Có ngành chỉ có 1 người, như cơ học, chăn nuôi, kiến trúc, v.v.

Nhìn vào danh sách này và nếu chịu khó đếm số cá nhân theo giới tính, độ tuổi, vùng miền, v.v. chúng ta sẽ thấy một số xu hướng thú vị. Có lẽ vấn đề nổi cộm nhứt là sự bất cân đối giới tính.

Trong số 362 cá nhân trong danh sách, chỉ có 87 nữ (24%) GS/PGS. Nói cách khác, nam giới chiếm 3/4 tổng số GS/PGS. Ở cấp PGS, 26% là nữ giới, nhưng lên cấp GS thì chỉ có 10% là nữ giới.

Tỉ lệ nữ giới trong ngành y là 13%, khá hơn một chút so với kinh tế (10%). Ngành toán và xây dựng, mỗi ngành chỉ có 1 nữ. Thật ra, có nhiều ngành (như nông nghiệp, giáo dục, công nghệ thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, v.v.) không có bóng dáng của nữ giới.

Tỉ 24% GS/PGS là nữ cao hay thấp? Ở Úc, trong số ~54,000 giảng viên và giáo sư, có 47% là nữ (số liệu 2019). Ngay cả ở cấp giáo sư thiệt thụ (full professor), nữ giới chiếm chừng 35%. Do đó, con số 24% của Việt Nam năm 2022 là quá thấp.

Sự mất cân đối về giới tính có lẽ nói lên một phần văn hoá Việt Nam (và Á đông nói chung). Ở những nước Á châu như Việt Nam, gia đình có xu hướng đầu tư về giáo dục cho nam giới hơn là cho nữ giới. Theo một báo cáo [2] về bình đẳng giới tính ở Việt Nam, cơ hội nữ giới được đề bạt trong các cơ quan công quyền thấp hơn nam giới. Ngoài ra, nữ ở Việt Nam không ít cơ hội để trao dồi nghề nghiệp so với nam.

Tóm lại, danh sách ứng viên được công nhận chức danh GS/PGS năm nay phản ảnh một xu hướng bất cân đối giới tính rất nghiêm trọng, mà trong đó sự hiện diện của nữ giới còn quá thấp. Nhiều người Việt có lẽ chấp nhận đó là xu hướng tất yếu, nhưng trong thế giới văn minh đó là một sự kì thị có hệ thống.

Trong thế kỉ 21, sự bất cân đối giới tính quá nghiêm trọng như thế này khó chấp nhận được. Chánh phủ và giới có thẩm quyền trong hội đồng chức danh giáo sư cần phải có chủ trương cụ thể để cải tiến cơ hội cho nữ giới thăng tiến trong khoa học và hàn lâm.

[1] https://bit.ly/3Ihdf8L
[2] https://bit.ly/3qbGVhn

◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét