Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




GIÁO DỤC NHỒI NHÉT

Nguyên Tống
19/4/2022

Chuyện xảy ra đã hơn 40 năm, khi mình học lớp 5. Nghe cô giáo giảng bài gì đó mình chẳng nhớ, chỉ thấy có câu “Dân tộc ta là một dân tộc cần cù, chịu khó, thông minh” thì mình giơ tay xin “thắc mắc”:

- Thưa cô, em thấy câu này có cái gì đó “sai sai” (tất nhiên hồi đó mình dùng từ khác)

- Em thấy nó không đúng chỗ nào? -Cô rất điềm tĩnh và tự tin hỏi lại.

- Cần cù và chịu khó là giống nhau, rất ít sự khác biệt. Tại sao lại phải dùng 2 từ giống nhau để tả một đức tính của dân tộc?

- Ừ thì cái đó là nhấn mạnh để làm rõ thôi, chứ nó không sai.

- Vậy thì có thể rút gọn lại là dân tộc ta Cần cù và Thông minh?

- Đúng vậy…

- Thế nhưng, các cụ đã dạy Cần cù bù Thông minh. Và thực tế là một người Thông minh thì ít khi cần cù, còn người kém thông minh thì hay dùng cần cù để bù đắp. Đã có ai nghiên cứu Việt nam mình thông minh đến đâu và so với thế giới là đứng thứ mấy chưa ạ? (Hồi đó chưa biết khái niệm chỉ số thông minh IQ). Nếu một người đã không thông minh mà lại không cần cù thì người đó sẽ rất kém cỏi. Ngược lại, một người đã thông minh mà lại cần cù thì người đó chắc chắn sẽ là xuất sắc, vượt trên nhiều người. Cả một dân tộc mà như vậy thì phải đứng đầu thế giới rồi chứ ạ?

Trong lớp đã rộ lên vài tiếng cười, vài bạn khoái chí còn vỗ tay đôm đốp, còn lại thì rào rào như ong: ừ nhỉ, đúng rồi… Cô giáo bắt đầu đỏ mặt và bực bội. Nhưng mình vẫn hứng chí “bồi tiếp”:

- Thế thì tại sao dân tộc ta vừa cần cù vừa thông minh mà lại phọt phẹt thế ạ? (Mình nhớ lúc đó mình dùng từ lẹt đẹt)

- Ai nói với em là dân tộc ta phọt phẹt?

- Thì Bác Hồ chẳng dặn học sinh “đất nước ta có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh vai được với các cường quốc 5 châu hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu” đó thôi. Nghĩa là bây giờ chúng ta chưa sánh vai được với ai, chẳng phọt phẹt là gì ạ?

Đến đây thì cả lớp cười ồ và đập bàn đập ghế ầm ầm. Cô không chịu nổi, xách tai mình lên Ban Giám Hiệu. Thầy Hiệu trưởng nói mình về viết bản kiểm điểm và mời phụ huynh đến gặp.

Sáng hôm sau, ông già mình đến trường. Sau khi nghe cô chủ nhiệm và thầy Hiệu trưởng kể lại câu chuyện và yêu cầu phụ huynh về “giáo dục” con mình, thì bố mình ngơ ngác:

- Nhưng tôi thấy nó nói cũng đúng mà, giờ tôi phải giáo dục nó thế nào đây?….

- Vậy bố con anh mang nhau về nhà mà học, ở đây chúng tôi không dạy loại học sinh ấy…

Bố mình còn “vớt vát”: Không dạy hay không dạy được? Các thầy cô có cách giải thích nào không mà bảo tôi dạy con?… Rồi ông quay sang mình, dứt khoát: thôi Nguyên, người ta đã không dạy được thì cũng có gì mà học nữa đâu, đi về…

Chuyện nhạt toẹt như thế mà mình bị đuổi học ở trường cấp 1 Đống Đa. Còn vì sao sau đó mình được đi học tiếp ở trường cấp II Kim Liên thì lại là câu chuyện khác, là may mắn do chuyển nhà đúng lúc. Điều đáng nói là người ta vẫn cứ nói những câu giáo điều, vô căn cứ và sai thực tế một cách trơn tru như vậy, và lại còn đưa vào sách để nhồi vào đầu các thế hệ học trò những điều tương tự mà tự sướng đến tận bây giờ. Tất cả cứ ộp oạp râm ran đọc theo mà chẳng bao giờ (dám) đặt câu hỏi xem tính logic của nó đến đâu. 

Và đến giờ thì hệ quả của nó là “đất nước ta đã bao giờ được thế này chưa”?

◾◾◾◾◾
Trí Nhân Media

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét