Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI HỒNG KÔNG

5-10-2014

Những giờ phút cuối cùng quyết định tương lai Hồng Kông trước khi mặt trời mọc vào lúc 6 giờ 16 phút sáng thứ hai, ngày 06/10/2014.

Tin từ: 




Hàng chục ngàn người Hồng Kông vẫn tiếp tục biểu tình đòi bầu cử thực sự tự do và đòi đặc khu trưởng Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh từ chức.

Ông Lương Chấn Anh ra tối hậu thư cho người biểu tình phải rời các công sở và để lưu thông đường phố trong khu thương mại vào sáng ngày thứ hai 06/10, nếu không sẽ không loại trừ sử dụng vũ lực.

Khả năng leo thang của cuộc đối mặt là có thể.

Hôm qua, nhiều người bịt mặt với cờ Trung Quốc hay trang phục Hồng vệ binh, được cho thuộc Hội tam hoàng, một tổ chức mafia Trung Quốc, với sự chuẩn bị kỹ càng, đã tấn công những người biểu tình ôn hoà. Chưa có cuộc biểu tình nào được thế giới ngưỡng mộ như cuộc biểu tình này vì ôn hoà, vì tính kỷ luật và vì ý thức không đập phá, không gây rối, không đốt xe, nhưng dọn sạch sẽ những nơi nó đi qua.

Tổ chức Hội tam hoàn là tổ chức buôn bán thuốc phiện, ma cô mãi dâm, cờ bạc và tống tiền bên Trung Quốc, nhưng rửa tiền qua đầu tư tài chính và bất động sản ở Hồng Kông.

Những người biểu tình lên án cảnh sát đã không ngăn cản những kẻ khiêu khích, tấn công họ, phá lều của họ, thậm chí xâm phạm tình dục ở nơi được coi là an ninh bậc nhất thế giới là Hồng Kông. Năm phóng viên cũng bị tấn công. 

Tổ chức Ân xá quốc tế tố cáo cảnh sát Hồng Kông làm ngơ trước sự tấn công của đám người bịt mặt đầy hận thù vào người biểu tình với phần lớn là học sinh, sinh viên ôn hoà không có gì tự vệ.

Anh Albert Ho nói "cảnh sát biểu lộ sự khoan dung với những thành viên Hội tam hoàng. Chính quyền muốn giải tán biểu tình. Họ không tự làm, họ để cho kẻ khác làm thay họ".

"Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay và lựu đạn khói đối với học sinh biểu tình ôn hoà, nhưng lại chẳng làm gì đối với những người sử dụng bạo lực tấn công chúng tôi," ông Lau Tung-kok nói trên loa, với sự vỗ tay của mọi người. 

Cảnh sát trưởng Hồng Kông, ông Lai Tung-kwok, bác bỏ lời buộc tội này. Ông nói "Hồng Kông là một xã hội có pháp luật. Không ai muốn nhìn thấy những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Cảnh sát sẽ tiếp tục làm những gì đã làm trong tuần qua, cụ thể là thực thi pháp luật một cách kiên nhẫn."

Để phản đối bọn côn đồ cùng chính quyền và cảnh sát, những người biểu tình tổ chức một cuộc "diễu hành chống bạo lực".

Chính quyền và cảnh sát Hồng Kông sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng hiện tại, sẽ là tín hiệu của Thành phố và của Bắc Kinh trong vấn đề khoan dung cho bất đồng quan điểm chính trị và tự do ngôn luận trong nhiều năm tới. 

"Một quốc gia, hai chế độ" là mô hình mà Đặng Tiểu Bình đưa ra cho Hồng Kông sau khi được Anh quốc trả lại cho Trung Quốc năm 1997, sau hơn 150 năm thuê, hứa hẹn đảm bảo cho người dân quyền tự do ngôn luận và bầu cử phổ thông đầu phiếu, đã phải đối mặt với cuộc thử nghiệm lớn nhất qua cuộc biểu tình này. Phản ứng của chính phủ đối với cuộc biểu tình, chắc hẳn đã được đo lường sau cuộc đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989 khiến hàng trăm người chết và định hình các chính sách của Trung Quốc trong vòng 25 năm tới.

Hiện tại, tình hình đã thu hút được sự chú ý của quốc tế, từ các nhà lãnh đạo thế giới. Đặc biệt, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay đã kêu gọi cho tự do ngôn luận tại Hồng Kông để đảm bảo cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Đức sắp diễn ra tại Berlin. Về phía mình, Bắc Kinh thông qua một loạt các bài xã luận từ các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho rằng các cuộc biểu tình là "bất hợp pháp và không hợp lý." Họ cũng đã tái khẳng định ủng hộ đối với ông Lương Chấn Anh và cho biết sẽ không xem xét lại quyết định tháng 8 vừa qua về việc ứng cử viên cho cuộc bầu cử ở Hồng Kông chỉ là người được họ đưa ra, một hình thức "đảng cử dân bầu".

Bắc Kinh lo sợ cơn gió dân chủ lan vào lục địa, nên thắt chặt kiểm duyệt các mạng xã hội. Hàng chục nhà hoạt động dân chủ ủng hộ cuộc biểu tình đã bị bắt, theo tin từ các tổ chức bảo vệ Nhân quyền. 

Nghệ sĩ Bắc Kinh nổi tiếng Wang Zang với những bài thơ về cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989 và những thách thức của ông trước chính quyền, cũng bị bắt.

Du Minh, FB



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét