Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




PHÂN CHIA QUYỀN LỰC

30-12-2016

Nói đến quản lý nhà nước, yếu tố đầu tiên mà người ta phải nhắc tới là quyền lực chính trị. Vậy thì làm thế nào để quyền lực chính trị được sử dụng đúng mức, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và nhân dân? 

Làm sao để quyền lực không rơi vào những cá nhân hay tổ chức xấu, dẫn đến việc bị sử dụng vào những mục đích sai trái không vì dân? Bằng cách nào mà quyền lực chính trị chỉ để phục vụ, mà không trở thành công cụ đàn áp và đi ngược lại lợi ích nhân dân?


Khi quyền lực bị thâu tóm vào tay một cá nhân hay tổ chức nào đó, sẽ dẫn đến việc quyền lực của họ quá to lớn và toàn trị. Trường hợp quyền lực nhà nước tập trung vào một đảng phái duy nhất như ở Việt Nam ta hiện nay chẳng hạn. Như vậy thì quyền lực chính trị sẽ không bị hạn chế, không được kiểm soát bởi người dân, vì vậy mà hình thành nên chế độ độc tài. Từ chỗ độc tài dẫn đến phiêu lưu chính trị là không xa, chỉ một bước rất ngắn mà thôi. Khi đó, mọi thành phần và nguồn lực đất nước đều chỉ để phục vụ cho một mục tiêu ích kỷ, thậm chí là điên rồ của kẻ cầm quyền. Nó giống như hình ảnh một đoàn tàu cao tốc lao vun vút vào vách đá hay vực thẳm, mà không ai có thể kìm hãm nó lại được cả. Cho nên rất nguy hiểm cho đất nước và nhân dân, vì sai một li đi một dặm. Nó sẽ đưa đất nước đi đến chỗ phá sản hoặc kiệt quệ bởi những mục tiêu sai trái và không tưởng. Vì rằng, quyền lực tuyệt đối thì sai trái cũng tuyệt đối.

Trong một chế độ độc tài thì dĩ nhiên là sẽ không có dân chủ. Tình trạng vi phạm nhân quyền vì thế mà diễn ra một cách phổ biến, mọi thứ đều trở nên thối nát, trì trệ vì không có cạnh tranh lành mạnh.
Để tránh đất nước rơi vào tình trạng độc tài, để quyền lực chính trị không bị tập trung vào một đảng phái duy nhất, thì người ta phải: Phân chia quyền lực.

Vậy thì làm thế nào để phân chia quyền lực?

Đó là việc quyền lực nhà nước được giới hạn bởi những chức năng, nhiệm vụ và sẽ do các cơ quan khác nhau nắm giữ. Như vậy sẽ không có bất kỳ một cá nhân hay cơ quan nào có thể nắm trọn quyền lực để dẫn đến tình trạng lạm quyền. Vì rằng, các cơ quan đó sẽ tự chế tài và giám sát lẫn nhau, để hướng tới một mục tiêu duy nhất là phục vụ cho lợi ích nhân dân.

Về cấu trúc quyền lực nhà nước, phương thức phân chia quyền lực phổ biến hiện nay là “Tam quyền phân lập”, gồm có: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp.

Để dễ hình dung, chúng ta có thể ví quyền lực nhà nước như một quả tên lửa. Mà ở đó, cơ quan Hành Pháp (Chính Phủ) là đầu đạn, Tư Pháp (Tòa Án) là bệ phóng, Lập Pháp (Quốc Hội) là bộ phận điều khiển. Thiếu một trong ba bộ phận đó thì tên lửa không thể hoạt động, cho nên tránh được những rủi ro không đáng có. Nếu cả ba bộ phận đó đều nằm trong một cơ quan duy nhất thì sẽ rất nguy hiểm, vì những quyết định sai lầm do chuyên quyền và chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Cơ quan Lập Pháp đại diện cho dân dân sẽ là người quyết định có phóng quả tên lửa đó hay không, và phóng đi đâu. Như vậy, nhân dân sẽ là người quyết định cuối cùng. Vì rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và nhân dân là cội nguồn của mọi quyền lực.

Trong một xã hội tự do - có tam quyền phân lập - ngoài hoạt động của ba cơ quan đó ra  thì quyền lực xã hội được phân chia bởi các tổ chức xã hội. Các tổ chức này do người dân thành lập và hoạt động độc lập, không chịu sự quản lý của nhà nước. Hệ thống các cơ quan truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí…cũng hoạt động độc lập để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin. Uy tín của các tổ chức, cơ quan đó sẽ do xã hội tự đánh giá, lựa chọn, tùy theo mức độ xác tín của họ. Và dĩ nhiên, tất cả đều hoạt động dựa trên khuôn khổ pháp luật. Người ta cũng gọi đó là nền “Pháp trị”, có nghĩa là pháp luật quản lý xã hội, chứ không phải là “Đảng trị” hay “Nhà nước trị” như trong chế độ độc tài. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, mô hình “tam quyền phân lập” chỉ có thể tồn tại và vận hành trong một thể chế chính trị tự do đa đảng. Còn trong chế độ độc tài toàn trị, cả ba cơ quan này đều chịu sự điều hành và chi phối của cái đảng phái duy nhất đó.

Xã hội càng dân chủ, nói cách khác là quyền lực người dân càng lớn thì quyền lực nhà nước càng bị thu hẹp. Đó là một hiện tượng tự nhiên hoàn toàn mang tính quy luật. Các tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò to lớn trong mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, có ảnh hưởng quan trọng đến những quyết định chính trị của nhà nước. Như vậy, người dân ngày càng có nhiều quyền lực hơn thông qua các kênh đại diện của mình. Đúng với ý nghĩa, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Dân chủ hóa đất nước, đó là quá trình tiến tới mục tiêu phân chia quyền lực như đã nói trên, để nhân dân thực sự là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Để quyền lực không bị lạm dụng vào mục đích xấu do nằm trong tay một đảng phái duy nhất. Phân chia quyền lực, chính là tước bỏ đi những móng vuốt của mô hình nhà nước độc tài, để xây dựng nền móng của tự do, giành lại quyền làm chủ đất nước về tay nhân dân.


Đối Thoại


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét