Cán
bộ ta vẫn có cái bệnh thích khoa trương, thể hiện mình là đa năng, đa tài, lại
bao sân, lấn chỗ, ôm đồm và sa đà. Họ thường không chăm đắp cho chức danh, chức
trách, "buông những cái cần phải nắm, nhưng lại đi nắm quá chặt những cái
cần phải buông". Cái đó cũng thể hiện trình độ, kiến thức, kinh nghiêm và
nhất là tinh thần trách nhiệm.
Sáng
ngày 5 tháng 4, hàng chục cơ quan báo chí đã được bộ Tài chính “trân trọng mời
đến tham dự và đưa tin” về hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4
của bộ Tài chính. Các nhà báo đã được bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ
dành cho một bất ngờ đến ngỡ ngàng khi ông bày tỏ sự không hài lòng về việc các
báo hiện nay thường đề cập đến các nội dung không phải “của mình”. “Tôn chỉ mục
đích có rồi sao không theo? Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ
chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?” vv...
Nhận
xét trên của bộ trưởng Vương Đình Huệ là người có chính kiến nhưng rõ ràng
trong trường hợp này không chuẩn cần phải chỉnh. Bởi vì theo Hiến chương Liên
Hiệp Quốc chỉ cấm báo chí có 2 điểm: Thứ nhất là không được tuyên truyền về bạo
lực chiến tranh. Thứ hai là không được tuyên truyền về văn hóa đồi trụy. Tùy
theo mỗi quốc gia có thêm quy định không được làm lộ bí mật quốc gia.
Tôn
chỉ mục đích của tờ báo là quy định cho các tòa soạn còn sứ mệnh chung của nhà
báo là phụng sự xã hội chỉ có mục đích là tuyên truyền đúng sự thật và chỉ đúng
sự thật mà thôi. Mỗi tờ báo có thế mạnh chuyên sâu nhưng không ai có quyền lại
vạch ra gianh giới của từng tờ báo. Các nước không ai làm như thế, Việt Nam đã
hòa nhập với thế giới cũng phải làm như thế!
Ý
kiến của ông Bộ trưởng Tài chính là sự nhầm lẫn đáng tiếc, cho thấy tầm nhìn
còn hạn chế, thể hiện sự ngại tiếp thu các ý kiến trái chiều với suy nghĩ của
mình. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố quan trọng. Đó
là sự phát triển quá nhiều về số lượng nhưng còn tản mạn của báo chí Việt
Nam. Không có nước nào trên thế giới mà
ngành ngành làm báo, nhà nhà làm báo như ở nước ta. Có một điểm ở đây là các
báo vô tư copy các bài của nhau, không tuân luật bản quyền, dẫn tới cạnh tranh không
bình đẳng của các báo.
Gặp
nhà báo giữa lúc đang bế tắc và rối lên
về tài chính, lạm phát, giá cả, toàn là những vấn đề nóng, có cái rất nóng. Người
ta có thể suy luận vì bộ trưởng ngại bị truy vấn, lại không đủ sức để lý giải,
thế nên ông cũng khôn là tìm cách nói lảng cho hết thời gian để các nhà báo
không không có cơ hội xoáy, xoay về tình hình tài chính, giá xăng, giá điện,
tăng lương...đang nhiều bất cập hiện nay.
Bộ Trưởng Vương Đình Huệ |
Bộ
Tài chính có thể không haì lòng về báo chí, thậm chí có thể kiện báo chí nếu
đăng tin sai sự thật làm tổn thất uy tín của người bị đăng tin nhưng không nên
hỏi tại sao, trước khi hỏi mình. Thật vớ vẩn khi hỏi tại sao tờ báo về kinh tế
lại đăng tin về chính trị? Trong khi không hỏi lại mình là một Bộ mang tên Tài
chính lại tổ chức họp báo phổ biến tình hình thực hiện Nghị quyết 4.
Cần
phải bình tĩnh, tất cả chúng ta ít nhiều đều có lỗi trước tình hình tồi tệ hiện
nay. Thật đáng thất vọng khi chúng ta có thể hoàn toàn cởi mở với nhau khi cùng
nhìn chung về một hướng. Thực tại này cho dù báo chí có dùng nghìn từ hoa mỹ
cũng không thể vì thế mà nhân dân cảm thấy tốt đẹp hơn. Những thất thoát hàng
trăm nghìn tỷ đồng dù toàn bộ báo chí cùng cất bản đồng ca "Tiền ơi hãy về
lại với ta." Cũng chỉ là vô vọng.
Phát
biểu của Bộ trưởng Tài chính không chuẩn, cần phải chỉnh! Cách tốt nhất là công
khai, minh bạch, tôn trọng sự thật. Đó là cách làm hữu hiệu nhất vào lúc này nhất
là vai trò và sứ mệnh của báo chí.
Vậy
xin có mấy vần thơ tặng ông Bộ trưởng Bộ Tài chính:
“Đang
khi Tài chính lùm xùm
Ông
đi phát biểu tùm lum báo, đài
Giá
xăng thì vẫn tăng hoài
Thị
trường vọt giá mệt nhoài đồng lương
Đồng
tiền quản lý ẩm ương
Nên
ông lảng tránh tìm đường tháo lui
Báo
đài biết tỏng ông rồi
Làm
ăn kiểu đó, sao ngồi ghế cao?
Tô Văn Trường
4/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét