Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHÔNG HIỂU SAO, TÔI TIN CU BA SẼ THAY ĐỔI RẤT NHANH

Blog Trần Kỳ Trung  

         Không hiểu sao, tôi tin rằng, đất nước, dân tộc Cu Ba sẽ tiến lên nền dân chủ rất nhanh, nhanh hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

         Vì sao tôi lại nói thế?

         Vì tính triệt để của cách mạng Cu Ba. Ở Cu Ba, theo suy nghĩ của tôi, không có cách mạng nửa vời.
Ngay thời trước đây, với tinh thần cách mạng tiến công, trong sáng vô tư…Cu Ba đã tự mình đứng lên giành độc lập, không cần sự trợ giúp bên ngoài. Tiếp đến,  cũng chính Cu Ba đã giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản thực sự, không mưu mô, tính toán, không dấu những mưu đồ bẩn thỉu khoác bên ngoài là “ tình đồng chí thủy chung, trong sáng” để đi chiếm đất của người khác. Hoặc như, giúp người ta rồi lấy cớ “ kể công” từ đó để đi xâm lược. Cu Ba từng giúp cách mạng những nước như Ănggôla, Êtiôpi… ở châu Phi, nhiều nước ở châu Mỹ - La tinh với sự vô tư, nghĩa hiệp tuy phương pháp hay mục đích phần nhiều là không thành công bởi những hạn chế của lịch sử hay do chủ thuyết lạc hậu!!!Nhưng sự thủy chung, một lòng vì bạn, chúng ta nên ghi nhận ở những người cách mạng Cu Ba. Điển hình là tấm gương của nhà cách mạng Chê, ông dám từ bỏ mọi chức tước trong chính quyền Cu Ba để lãnh đạo một nhóm du kích phát động vũ trang ở mấy nước Trung Mỹ với ý định: “ Phải có nhiều Việt Nam nữa”. Nhưng ý định đó của ông bất thành. Chúng ta nhìn lại, nhất là thời điểm bấy giờ, đã ông lãnh đạo nào ở một nước XHCN ở châu Á, châu Âu luôn to mồm “ tinh thần quốc tế vô sản” dám làm như Chê! Mà chỉ ngồi một chỗ, chơi đểu với mấy nước nhỏ y như “ xui trẻ con ăn cứt gà sát”, để mưu đồ lợi ích ích kỷ của mình.

        Một cuộc cách mạng lớn, tôi mạo muội nghĩ, không thể nửa vời, không thể đầu môi chót lưỡi, lừa mị, cơ hội mà phải hành động, hành động triệt để như những nhà cách mạng Cu Ba đã từng làm, dẫu có thể thất bại, nhưng nhân phẩm, lý tưởng của họ sẽ được mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên học tập và làm theo. Điều đó giải thích vì sao hình ảnh anh hùng của Chê, lãnh tụ cách mạng Cu Ba, lãnh tụ một nước cộng sản, được thanh niên toàn thế giới tôn vinh.

        Điều nữa, những nhà lãnh đạo cách mạng Cu Ba là những nhà tri thức cách mạng kiên định, thành phần xuất thân là có học, chứ không phải là giai cấp nông dân. Với kẻ thù của dân tộc, trước sau như một, lập trường cách mạng của họ không thay đổi, không giống như một số nước cộng sản khác!!! Hôm trước còn là thù, hôm sau lại là bạn, hôm sau nữa… không khéo lại là thù! Nhân dân chính nước đó nhìn vào cách cư xử như vậy, mất hết lòng tin. Đảng và nhà nước Cu ba không như vậy, đã xác định kẻ thù như Mỹ là rõ ràng, có thái độ đối xử vừa cương quyết, vừa khôn khéo, thu phục nhân tâm để nhân dân ủng hộ. Rõ ràng, nếu chính phủ Cu Ba, đứng đầu là lãnh tụ Phi Đen có thái độ nhu nhược, không dựa vào sức mạnh dân tộc, Cu Ba không thể tồn tại một cách độc lập như hiện nay. Và cũng chính vì thế Cu Ba ở sát nách Mỹ, chính phủ Mỹ cũng như những người di tản, lưu vong tìm trăm phương, ngàn kế để phá hoại, thậm chí dự định hàng trăm vụ ám sát lãnh tụ Phi Đen, nhưng đều thất bại. Tất nhiên hiện tại, tôi vẫn biết, để chuyển sang một chế độ dân chủ thực sự, dám từ bỏ những chủ thuyết “hoang tưởng” từng  một thời làm mê hoặc những nhà trí thức yêu nước cũng như đoạt tuyệt với một  phương pháp cách mạng “ không tưởng” không phải dễ dàng gì! Nhưng…trong Đại hội Đảng của Đảng cộng sản Cu Ba vừa qua, cũng như đại hội Đảng bất thường không còn treo ảnh của hai ông Mác - Lê Nin, không nhắc lại một dòng nào về chủ thuyết Mác - Lê Nin trong báo cáo chính trị, đó cũng là điềm báo, con đường đi của cách mạng Cu Ba, của dân tộc Cu Ba phải thay đổi. Và, như chứng minh điều đó, trong năm vừa qua, Đảng và nhà nước Cu Ba đã tư nhân hóa nhiều ngành kinh tế, nhân dân bước đầu được tự do mua bán nhà đất, nông sản, thực phẩm sản xuất được, bỏ chế độ tem phiếu, người dân được mua bán nhà đất, mở tiệm… thời gian thực hiện những việc này, nhanh hơn Việt Nam chúng ta nhiều. Cũng trong thời gian này, Đảng và nhà nước Cu Ba thả tự do cho gần ba nghìn tù chính trị. Rõ ràng, ở Cu Ba hiện nay vẫn là chế độ độc Đảng lãnh đạo, nhưng với gần ba nghìn tù chính trị, những người bất đồng chính kiến được thả ra, hoạt động công khai, tôi tin, không bao lâu nữa, ở Cu Ba sẽ xuất hiện Đảng đối lập với Đảng cộng sản Cu Ba, những Đảng này sẽ cùng tranh cử công khai, lập nên một chính phủ hợp hiến, dân chủ, phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với quy luật lịch sử. Nhắc lại điều này, tôi muốn so sánh những biến đổi chính trị lớn lao ở Miến Điện vừa qua. Ở Hội An tôi hay được hân hạnh hầu chuyện một Nhà Văn Lớn, mà tôi coi như một người Thầy của mình. Trong một lần trò chuyện giữa Thầy và trò, tôi có đề cập, vì sao nền dân chủ của Miến Điện tiến nhanh như thế?  Một ngày bằng mấy mươi năm. Nhà Văn Lớn cũng là người Thầy của tôi đã giải đáp: Rất đơn giản, vì ở Miến Điện, những người lãnh đạo không bị ảnh hưởng của những ý thức hệ, của những chủ nghĩa không tưởng mà những ý thức hệ đó, chủ nghĩa không tưởng đó, nó chỉ phù hợp với một gian đoạn lịch sử nhất định, đến giai đoạn lịch sử khác, nó trở nên lạc hậu, thậm chí là phản động. Những nhà lãnh đạo Miến Điện, cũng là một nước độc tài, nhưng không bị ảnh hưởng, nên sự chuyển đổi tư tưởng, phương pháp lãnh đạo đất nước từ độc tài sang dân chủ sẽ rất nhanh. Đó là điều may mắn cho nhân dân và đất nước Miến Điện.

Lãnh tụ Cu Ba - Fidel Castro
             Phải chăng, Đảng cộng sản Cu Ba không còn treo ảnh của mấy ông lãnh tụ Mác, Lê Nin, cũng sẽ giống Miến Điện, từ bỏ chủ thuyết này!!!

            Một điều nữa, tôi cũng tin Cu Ba sẽ tiến nhanh lên một nhà nước dân chủ, tự do thực sự, xã hội Cu Ba sẽ là một xã hội “mở” để nhân dân Cu ba bước vào một thời đại mới, đó là Cu Ba đã nếm trải hơn năm mươi năm  “ quả đắng” của cái gọi là “ thiên đường CNXH”. Tất cả chỉ dựa vào viện trợ Liên Xô ( cũ), tuy có phát triển về y tế, giáo dục nhưng nền kinh tế phát triển không bền vững, lệ thuộc. Khi không còn viện trợ của Liên Xô, Mỹ vẫn chưa bỏ cấm vận, nền kinh tế bao cấp của Cu Ba gặp muôn vàn khó khăn, khốn đốn… Hiện tại Trung Quốc, Việt Nam tuy mang danh là CNXH, nhưng bên trong là kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân phát triển, xóa toàn bộ bao cấp… Cu Ba không thể không nhìn thấy, dù có bịt mắt, cũng phải thừa nhận, không còn con đường nào khác là nên đi theo. Mà đã là nền kinh tế thị trường thì XHCN là cái vỏ mỏng dễ rách, vấn đề hết cái danh CNXH chỉ còn là thời gian.

          Với những lý do nêu trên, theo tôi, đây là ý kiến hoàn toàn cá nhân, có thể Cu Ba sẽ tiến nhanh lên một xã hội dân chủ sớm hơn mọi người nghĩ!

Trần Kỳ Trung
http://trankytrung.com/read.php?496

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét