Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CẮT GIẢM LÃI SUẤT CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ?

Miên Thy tóm lược
Sean Geary, emerging money

Đây là lần thứ tư trong năm qua ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất với nổ lực nhằm kích thích nền kinh tế Việt Nam. Trong khi các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hoan nghênh chính sách chủ động của chính phủ, nhưng điểm mà họ đang lo ngại là điều gì lại dẫn đến các quyết trên.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tiếp tục sẽ bị chậm lại. Tương tự như nhiều nền kinh tế theo hướng phát triển xuất khẩu khác ở Đông Á, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do tai họa tài chính ở châu Âu. Tuy nhiên, các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Việt Nam đã làm mức suy thoái thêm trầm trọng.


Bởi vì thương mại Việt Nam liên tục bị thâm hụt và nhiều người không có niềm tin vào đồng tiền tệ, cho nên đến nay nền kinh tế vẫn còn lắm khó khăn.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng có rất nhiều điểm tích cực, và rất nhiều lý do để nghĩ rằng Việt Nam có thể tránh một vũng lầy mà Ấn Độ đã từng trãi qua.

Thứ nhất, chính sách ngăn chặn lạm phát của chính phủ đã phần nào có hiệu quả. Năm ngoái, lạm phát đã tăng lên hơn 20%, trong khi đó chỉ số lạm phát hồi tháng rồi chỉ ở mức 8%, thấp nhất trong hai năm gần đây. Điều này đã giúp ngân hàng trung ương hoạt động linh hoạt hơn trong việc cắt giảm lãi suất mà không cần lo lắng về lạm phát phi mã.

Thứ hai, các quyền con người ở quốc gia độc tài này lâu nay thường không phải theo các chuẩn mực lý tưởng, nhưng khi nói đến việc thực hiện chính sách kinh tế thì có vẻ họ nhận lại các phản ứng nhanh chóng hơn. Trong năm vừa qua, chính phủ Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện chương trình để khôi phục lại niềm tin bằng cách “cam kết một loạt các chính sách nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy sản xuất trong nước và kiềm chế thâm hụt thương mại”.


Trong khi mối lo lắng nhiều nhất là các quốc gia độc tài khác trong khu vực – như Trung Quốc – sẽ chiếm lấy các dự án cơ sở hạ tầng cốt lõi, song cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ. Kết quả là, chính phủ Việt Nam có thể kích thích nền kinh tế bằng cách thực hiện các dự án và công trình công cộng, hy vọng rằng việc này sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian ngắn hạn, trong khi chuẩn bị cho sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Tương tự như các nền kinh tế Đông Á khác trong khu vực, thời điểm này có thể là còn quá sớm để trở lại đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, một khi tai họa kinh tế toàn cầu giảm dần, nền kinh tế Việt Nam và chính sách chủ động của chính phủ có thể là một sân chơi đầy thú vị.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
http://phiatruoc.info/?p=8408

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét