Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




KHÔNG MUỐN DỐI TRÁ, CÓ ĐƯỢC KHÔNG ?

Luân Nguyễn

Lối ra nằm ở đâu? Hay là nằm ở những người... nắm quyền. Từ cán bộ cơ sở, từ bộ máy cơ sở... đã nhiễm bệnh thành tích, bệnh "màu cờ sắc áo", nói thẳng ra là bệnh dối trá.
Và lối ra nằm ở hành động.

Bao nhiêu biểu hiện của dối trá, bấy nhiêu sự bất lực chống trả đi kèm. Muốn không dối trá, trong bối cảnh xã hội hiện nay, liệu có được không?
Không. Nếu chỉ toàn là nói suông.
Gần đây, sau khi clip gian lận trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 ở Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) xuất hiện, dư luận trong nước rộ lên những bình luận về sự dối trá.
Bắt đầu từ đề luận dối trá trong kì thi tốt nghiệp, đến hành động cụ thể chống thói thi cử dối trá của một thí sinh dũng cảm. Và, những phát biểu gần đây của vị Giáo sư, kiêm Bộ trưởng GD- ĐT. Chuyện xưa như trái đất, bỗng xôm lên bất thường...

Ở đâu?

Chuyện dối trá, bây giờ mới nói, chắc chắn không còn sớm, cũng chắc chắn không còn "kịp thời, đúng quy trình" như người ta quen nói.

Nhưng chưa muộn. Cảnh thức thế hệ tương lai của một dân tộc, không bao giờ là muộn.
Nghe có vẻ nghiêm trọng.

Vậy, thực tế, thói dối trá đã... bành trướng, đã trở thành nan bệnh trên cơ thể Việt Nam chưa? Hay người ta cố ý nặn phồng lên, tiện việc phê phán cảm tính.

Thiển nghĩ, quý vị không cần mệt óc trả lời câu hỏi trừu tượng trên, thay vào đó, ứng khẩu với những câu cụ thể và sát sườn hơn.

Có khi nào, một vị lãnh đạo "xin nhận trách nhiệm", "rút kinh nghiệm sâu sắc" mà khuyết điểm cũ của cơ quan được giải quyết minh bạch, dứt điểm chưa?
Có khi nào, người ta đồng loạt cam kết "không" tiêu cực mà thực sự nghiêm túc, trong sạch chưa?
Có khi nào, điểm trên lớp của con cái của quý vị toàn khá, giỏi, mà 3 môn thi đại học không đạt nổi điểm trung bình tối thiểu chưa?
Có khi nào, một Hội đồng sư phạm một nhà trường, đa số là lao động tiên tiến, gộp lại cả ngành, đa số là lao động tiên tiến, mà chất lượng học sinh vẫn đáng báo động chưa?
Có khi nào, tiêu cực, thậm chí ở mức nghiêm trọng, xảy ra trong một cơ quan "trong sạch, vững mạnh" chưa?
Có khi nào, quý vị thấy người ta chẳng những không dám chỉ ra sai phạm của lãnh đạo, ngược lại, còn dành nhau ca tụng công lao "chỉ đạo sâu sát" của vị lãnh đạo đó chưa?
Có khi nào, ngày ngày đi chợ (vì tuyệt đại đa số dân Việt phải mua hàng từ chợ), quý vị tin rằng mình được mua hàng đúng giá chưa vv... và... vv...

Bằng cách này, với điều kiện có thời gian, ai cũng có thể kể ra hàng ngàn biểu hiện dối trá. Ngay trước mắt mình.
Cũng vì thế, một người ngây thơ nhất cũng đủ hiểu, căn bệnh dối trá trong xã hội đã đến giai đoạn nào.

Tuy nhiên, điều lạ lùng nằm ở chỗ: Dối trá hiển nhiên tồn tại, có khi, còn được kế tục và tiếp diễn như... khí trời, như hơi thở trong một bộ phận chúng nhân "thức thời" (mà tôi tin chắc, tỉ lệ này không hề nhỏ).
Thực đáng ngại, đáng buồn, đáng hổ thẹn!

Nhưng, vì sao?....

Dối trá, dĩ nhiên là thói xấu, rất xấu.
Vì thế, dĩ nhiên không ai muốn con cái mình sống dối trá.
Không ai muốn mình bị người khác coi là kẻ dối trá.
Cũng không ai muốn người khác đối xử dối trá với mình.

Thành thực, chắc chắn là một trong những bài học đạo đức đầu tiên người lớn dạy cho trẻ con, ở trường cũng như ở nhà. Người ta, vốn cảnh giác với dối trá, còn hơn với bọn kẻ cắp.

Vậy, tại sao thói dối trá vẫn có đất sống, thậm chí, tràn lan trong xã hội này?

Để trả lời, thực ra, chỉ cần đặt ngược vấn đề:

Anh muốn trung thực chỉ ra khuyết điểm của lãnh đạo, được không?
Anh muốn đánh giá đúng năng lực của học sinh, dù phải cho hàng loạt em điểm xấu, có khi rớt lên lớp, rớt tốt nghiệp, được không?
Anh muốn tổ chức vào tận "hiện trường" (phòng thi), lấy bằng chứng tiêu cực, thay vì đứng ở sân trường ghi hình: Trên hành lang, thanh tra túc trực; trong phòng thi, thí sinh ngay ngắn, giám thị bám sát; khuôn viên trường, không một bóng người, cuối cùng kết luận- kỳ thi nghiêm túc, liệu có được không?
Bao nhiêu biểu hiện của dối trá, bấy nhiêu sự bất lực chống trả đi kèm.
Muốn không dối trá, trong bối cảnh xã hội hiện nay, liệu có được không?

Không, nếu chỉ toàn là nói suông.
Lối ra nằm ở đâu? Hay là nằm ở những người... nắm quyền. Từ cán bộ cơ sở, từ bộ máy cơ sở... đã nhiễm bệnh thành tích, bệnh "màu cờ sắc áo", nói thẳng ra là bệnh dối trá.
Và lối ra nằm ở hành động.

http://www.tuanvietnam.net/2012-06-25-khong-muon-doi-tra-co-duoc-khong-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét