Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




ĐỌC VỀ AMY E. BIEHL NGHĨ ĐẾN TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Tiến sĩ Hà Hưng Quốc 
Iris Vinh Hayes giới thiệu

Trí Nhân Media:
Cần liên lạc gấp với Tiến Sĩ Hà Hưng Quốc, xin TS liên lạc về TòaSoan@TriNhanMedia.com. Quí vị độc giả, ai biết tin kính nhờ chuyển tiếp mẫu nhắn tin này. Đa tạ
BBT

Tôi xin gởi đến các em của tôi, những người trẻ của Việt Nam, một câu chuyện ngắn nói về một cô sinh viên trẻ người Mỹ mà tôi đọc được từ trong cuốn sách Lãnh Đạo: Khoa Học & Nghệ Thuật của Tiến sĩ Hà Hưng Quốc và copy để post lên Dân Luận. Hy vọng là các em thưởng thức cô gái tuyệt vời này, một cá nhân đã tự mình lìa bỏ tiện nghi của cuộc sống tại Hoa Kỳ đi đến một nơi xa xôi và dấn thân vì những người hoàn toàn không liên hệ. Cũng hy vọng là các em có sự đồng cảm với con tim và hành động của Amy Biehl và quan trọng hơn là tìm thấy sự quả cảm của chính mình, tuổi trẻ Việt Nam.
Iris Vinh Hayes

Amy Elizabeth Biehl (1967-1993) là sinh viên ưu tú của Đại Học Standford, sau khi tốt nghiệp và thắng được học bổng Fulbright năm 1992, cô khăn gói lên đường sang Nam Phi. Một cô gái Mỹ trắng, sinh ra trong một gia đình trung lưu Cơ Đốc Giáo tại Newport Beach tiểu bang California của Hoa Kỳ, độc thân, trẻ đẹp, tài hoa, tương lai đầy hứa hẹn, lại quyết định đi đến một phương trời xa để hòa mình vào dòng sống của đất nước Cộng Hòa Nam Phi, một nơi tuy xa nhưng không lạ.

Từ những ngày còn là học sinh trung học Amy đã say mê lịch sử Nam Phi và ngưỡng mộ những nhà cách mạnh đấu tranh dành tự do của vùng đất đó. Thời gian ở đại học Amy càng tỏ ra quan tâm hơn về tình trạng kỳ thị, bất công, bất bình đẳng và đặc biệt là về thân phận của phụ nữ và trẻ con tại những quốc gia ở nam Châu Phi.

Cho nên lên đường đi đến Nam Phi là một chọn lựa nhập cuộc của Amy, thừa biết nơi đó hiểm nguy chực chờ. Cô dấn thân với hy vọng góp phần cải thiện đời sống của người da đen. Cô muốn họ được quyền bầu cử. Cô muốn chấm dứt tình trạng kỳ thị, bất công và bất bình đẳng. Cô muốn phụ nữ được tự chủ. Cô muốn nhu cầu của trẻ nhỏ được quan tâm đúng mức.

Cộng Hòa Nam Phi là một quốc gia có một nền chính trị tồi tệ với quyền lực tập trung toàn vẹn trong tay của những người da trắng gốc Âu Châu và sự kỳ thị được trắng trợn hợp pháp hóa thành cơ chế từ năm 1948 với những dụ luật tách biệt chủng tộc (enactment of apartheid laws) và cũng vì thế thường xảy ra những vụ bạo động đổ máu.

Với tư cách là nghiên cứu sinh, Amy tập trung vào công việc nghiên cứu vai trò của phụ nữ Nam Phi tìm đáp án cho câu hỏi “Sự bình đẳng giới tính có khả dĩ hay không trong giới hạn bối cảnh của hoạt trình điều đình đầy thử thách? Và yếu tố chủng tộc có luôn luôn phủ bóng lên yếu tố giới tính trong điều kiện đó?”

Bên cạnh công việc nghiên cứu Amy còn tham gia vào những sinh hoạt chính trị và xã hội của xứ này, thí dụ như là giúp cho đại học của Western Cape Community Law Center soạn thảo những chương trình ghi danh đi bầu cho công dân da đen Nam Phi và phụ nữ hoặc là tham gia giúp đỡ những địa phương yếu kém.

Rồi vào một buổi tối tháng 8 năm 1993, ngày 25, lúc Amy lái xe đưa 3 người bạn da đen ngang qua Gugulethu ngoại ô của Cape Town, bóng tối của tàn bạo đã phủ xuống và tước đoạt sinh mạng của Amy Bielh.

Một nhóm thanh niên da đen đã chận đường ném đá loạn vào xe cô, buộc cô dừng lại, rồi lôi cô ra khỏi xe. Bị vây giữa một lũ người đang cơn cuồng nộ phụ hoạ bởi âm thanh sát phạt “một tên da trắng, một viên đạn” [thông điệp của nhóm vũ trang Pan Africanist Congress] một Amy mong manh trong cơn hoảng loạn đã ráng sức chạy trốn nhưng không thoát. Chúng đập vào đầu cô một viên gạch. Chúng đấm đá vào thân thể cô không thương tiếc. Và cuối cùng, chúng cắm một lưỡi dao vào ngực cô, nơi có con tim chứa đầy lý tưởng và giấc mơ bình đẳng tự do cho người da đen.

Trong lúc bạo hành đang diễn ra, những người bạn da đen của Amy đã gào lên “cô ta là đồng chí là người bạn hiếm hoi của người da đen chúng ta.” Nhưng họ không cứu được Amy vì lúc đó trong mắt của những kẻ bạo hành chỉ thấy có một người da trắng đáng chết.

Rồi Amy được đưa đến một trạm cảnh sát gần đó và mất trong vòng tay của những người bạn da đen. Amy tinh khôi ở tuổi 26, lìa thế gian như một hạt nước đang long lanh phản chiếu ánh mặt trời bất chợt rời khỏi phiến lá.

Cái chết của Amy vực dậy lương tâm của nhiều người, cả người da đen lẫn người da trắng, rồi cả thế giới dồn sự chú ý về nơi đó và lắng nghe thông điệp “trao quyền chính trị cho dân chúng Nam Phi,” điều mà Amy khó có thể thực hiện lúc sống.

Tháng 4 năm 1994, một cuộc “bầu cử dành cho mọi chủng tộc” thực hiện lần đầu tiên đã diễn ra và chính thức khép lại chính sách phân cách chủng tộc. Tiếp theo đó là những nỗ lực “đối diện sự thực, đối thoại, hòa giải và kiến tạo.” Amy không có mặt để nhìn thấy một thành tựu mà trên tiến trình đi đến cũng có một phần đóng góp của chính cô.

Cha mẹ của Amy, ông bà Peter và Linda Beilh, thành lập một tổ chức thiện nguyện để tiếp tục thực hiện hoài bảo của con gái mình với hướng đi “We, the Amy Beilh Foundation, are willing to do our part as catalyst for social progress.”

Amy Elizabeth Beilh, trong 26 năm ngắn ngủi của một đời người, đã tỏa sáng hào quang trong cách sống lẫn trong cái chết. “Nhìn vào tấm gương của cô ta, trong cái khung cảnh của Hoa Kỳ ngày hôm nay, nơi mà cái quan tâm lớn nhất đối với nhiều người là chạy theo đồng tiền và/hoặc là chờ xem Football trưa Chủ Nhật, với một hướng luân lý rõ rệt cho cuộc đời mình, Amy đã lên đường tìm kiếm để mang ánh sáng...đến một nơi mà ở đó nếu không có cô sẽ ảm đạm.”

Và cô đã hiến dâng tất cả cho sự chọn lựa đó. “Máu của Amy tưới những hạt giống của phụ nữ da đen, những hạt giống mà Amy đang gieo sẽ nảy mầm và sẽ giúp để chận đứng sự bạo hành đối với phụ nữ da đen.”

(Nguồn: sách Lãnh Đạo: Khoa Học & Nghệ Thuật của TS Hà Hưng Quốc)
http://danluan.org/node/13263

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét