Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




THUỐC TRỊ THAM NHŨNG

Tống Văn Công
11-8-2012 - Viet-studies

Ngày 9-8-2012, Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo nhằm chuẩn bị sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, hơn cả Trung Quốc, Indonesia… 

Ông Lê văn Lân, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cho biết, trước đây tham nhũng chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, nhưng nay tình trạng đã phổ biến ngay cả trong các lĩnh vực được coi là đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh và cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như tòa án, công an, viện kiểm sát”!

Phân tích nguyên nhân, ông Lân cho rằng: Cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống; Luật phòng, chống tham nhũng quy định phải công khai minh bạch chưa được thực hiên đầy đủ như: trong quy hoạch sử dụng đất đai; dự án ngân sách đầu tư, mua sắm công; công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo, cũng như các quyết định điều tra, truy tố xét xử. Độc đoán, chuyên quyền, vi phạm quyền dân chủ diễn ra nhiều nơi. 

Ông Trần Đức Lượng phó Tổng thanh tra Chính phủ cho rằng: Thể chế quản lý kinh tế xã hội còn sơ hở, bất cập, chưa minh bạch, chưa xóa cơ chế xin – cho, là điều kiện dung dưỡng tham nhũng ở các lĩnh vực. Hội thảo dành nhiều thời gian bàn việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, nhưng chưa tìm được biện pháp nào hữu hiệu để chống kê khai gian dối. 

Về vấn đề này, GSTS Đinh văn Mậu cho rằng, ở nước ta chưa có cách gì kiểm soát được tài sản của cán bộ, công chức chuyển trong người thân, gia đình! GS TS Oleksandr Kopylenko, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Ukraine (quốc gia được xếp vào hàng tham nhũng nghiêm trọng hơn Việt Nam) chia sẻ: "Quốc hội hoàn toàn có thể thông qua những đạo luật có nội dung tốt nhất để chống tham nhũng. Nhưng những đạo luật như vậy sẽ không có tác dụng nếu nó không được thực thi trong cuộc sống”.

Đến đây có thể thấy, cuộc hội thảo có phần lúng túng trong việc tìm ra những nội dung cần phải sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng có vấn đề còn quan trọng hơn, đó là thực tế của chúng ta và cả nước bạn Ukraine: Luật dù tốt đến mấy “cũng không có tác dụng nếu nó không được thực thi trong cuộc sống”! Vậy thì những điều cuộc hội thảo xới lên chỉ là cái ngọn, nếu không giải quyết được cái gốc thì mọi chuyện sẽ không thể thay đổi. Vậy cái gốc là gì?

Chúng ta chưa hiểu thật sâu sắc thấu đáo ba từ “giặc nội xâm” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ai cũng hiểu nó là thứ giặc xâm lược ở bên trong, nhưng “bên trong” của chủ thể nào? Phải tìm cách nói bóng bẩy là “có một bộ phận không nhỏ”…, để tránh nói thẳng là “giặc” đang ở bên trong Đảng, bên trong nhà nước! Vậy chiếc ô nào che chở, dung dưỡng “giặc” đó? 

Hồ Chí Minh hai lần nhắc lại nội dung này: "Bệnh quan liêu là chỗ gieo hạt, vun trồng cho tham ô, lãng phí nãy nở” (NXB Chính trị Quốc Gia, 2002, tập 6, trang 436). Quan liêu là quan lại phong kiến, là “phụ mẫu quan”, tức là hoàn toàn không có dân chủ. Do đó, Hồ Chí Minh cũng hai lần nhắc ý kiến này: "Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ” (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 271 và 285). 

Nhân loại đã đúc kết “phải có quyền lực mới tham nhũng”. Đó là điều kiện “cần”, nhưng chưa“đủ”, để tham nhũng được, kẻ nắm công quyền phải thoát ra được sự kiểm soát quyền lực của hệ thống. Do đó, hệ thống nào huy động được cao nhất tai mắt, trí tuệ của nhân dân thì sẽ có khả năng kiểm soát lạm quyền,chống tham nhũng hiệu quả nhất. Hệ thống nào quyền lực tập trung vào một số người, không có cơ chế kiểm soát quyền lực; tư pháp, tòa án không coi pháp luật là tối thượng; nhân dân không còn tin vào công lý thì tham nhũng mau chóng sinh sôi. 

Trong kinh tế, tình trạng can thiệp không đúng của cấp ủy Đảng và chính quyền vào hoạt động kinh doanh là điều kiện để các quan tham có thể tùy tiện thọc tay vào doanh nghiệp. Tình trạng đã có Luật mà không được thi hành; chưa có cách ngăn chặn kê khai tài sản gian dối; chưa bắt buộc được mọi việc phải công khai, minh bạch; kể cả chưa ngăn chặn được tình trạng“vi phạm quyền dân chủ”, tất cả đều có chung một đơn thuốc: Dân chủ!

http://viet-studies.info/kinhte/TongVanCong_ThuocTriThamNhung.htm

1 nhận xét:

  1. Nước CHXHCN Việt Nam chuyên cung cấp các loại hình tham nhũng Sỉ và Lẻ, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.

    Trả lờiXóa