Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




CĂNG THẲNG QUANH VÙNG BIỂN HOA ĐÔNG

Trí Nhân Media

Tình hình tranh chấp dãy đảo - Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư - trở nên căng thẳng hơn sau khi Nhật tuyên bố chủ quyền Senkaku. 
.
Dãy đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư này gồm 8 đảo không người ở, nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú với diện tích  đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.

Các cuộc biểu tình chống Nhật khởi đầu tại Trung Quốc đã bắt đầu lan rộng đến Đài Loan và Hồng Kông. Nhiều công ty Nhật Bản tại Trung Quốc phải đóng cửa do căng thẳng hai nước. Lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, ban đầu được Trung Quốc dự trù sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 9 này nhưng đến nay đã bị hủy bỏ. 

Ngày 17-9-2012 1000 tàu đánh cá Trung Quốc từ Chiết Giang và Phúc Kiến đã đến vùng biển Điếu Ngư và theo tin cho biết có thể có khỏang 6 tàu Hải giám TQ đi kèm. Và theo đài phát thanh nhà nước Trung Quốc nói rằng đây là một biện pháp mới, nhằm chống lại chuyện chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các dãy đảo này.

Trước những tranh hcấp đang leo thang, Trung Quốc và Nhật Bản đang họp bàn để tìm ra một giải pháp làm dịu bớt những căng thẳng. Tuy nhiên trong khi cả hai bên Trung - Nhật đang đi tìm một giải pháp ôn hòa cho sự tranh chấp chủ quyền, thì trong vùng biển tranh chấp lại xảy ra những diễn biến bất lợi cho cuộc thương thảo. 

Sau đây là bản tin chi tiết từ VOA và BBC, mời bạn đọc theo dõi

NHẬT - TRUNG HỌP BÀN 
VỀ VỤ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Shannon Van Sant - VOA
25-9-2012

BẮC KINH — ​​Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản đang có mặt ở Bắc Kinh để thảo luận với Trung Quốc về nhóm đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trong lúc cuộc họp diễn ra và các giới chức tìm cách giảm thiểu căng thẳng, tàu tuần duyên Nhật Bản đã bắn vòi rồng vào một nhóm các tàu đánh cá Đài Loan trong vụ đối đầu mới nhất về quần đảo này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gởi về bài tường thuật sau đây.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng cuộc thảo luận giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân là "thẳng thắn và có chiều sâu".

Ông Hồng Lỗi nói rằng tại cuộc họp này ông Trương Chí Quân khẳng định đảo Điếu Ngư và các đảo phụ thuộc là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc từ thời xa xưa và có nhiều chứng cớ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó. Ông nói thêm rằng trước những sự trình bày lập đi lập lại của Trung Quốc về việc này, Nhật Bản đã làm ngơ trước sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế. Ông cho rằng Nhật Bản phải “có hành động cụ thể để sửa chữa sai lầm.”

Trước đó, Nhật Bản đã bắn vòi rồng vào khoảng 40 chiếc tàu đánh cá và 8 chiếc tàu tuần duyên của Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho biết việc xử lý những chiếc tàu xâm nhập hải phận là một ưu tiên hàng đầu của nước ông.

Bộ trưởng Satoshi Morimoto nói rằng một việc mà Nhật Bản phải nghĩ tới là làm cách nào để đối phó với những chiếc tàu Trung Quốc và Đài Loan tới quần đảo Senkaku và làm thế nào để cho các mối quan hệ Nhật-Trung được ổn định.

Khi được hỏi về những chiếc tàu của Đài Loan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá trong vùng biển co tranh chấp.

Ông Hồng Lỗi nói rằng chính phủ Trung Quốc luôn có thái độ kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trong vùng biển này.

Lực lượng tuần duyên Nhật cho hay các tàu đánh các Đài Loan đã rời khỏi vùng biển có tranh chấp.

Quyền đánh cá ở vùng biển này lâu nay là nguồn gây xích mích giữa Nhật Bản và Đài Loan. Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng gia tăng sau khi Nhật Bản mua các đảo này từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật. Vụ mua đảo đã làm bùng ra những vụ biểu tình chống Nhật tại nhiều thành phố ở Trung Quốc.

Theo hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, người được xem là nhà lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc, đã thúc giục Nhật Bản ngưng chỉ điều mà ông gọi là “những hành vi sai trái.”

Trong lúc không mấy ai nghĩ rằng vụ tranh chấp này sẽ leo thang thành một vụ xung đột quân sự, Trung Quốc hôm nay đã cho nhập ngũ chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng việc này sẽ tăng cường khả năng hoạt động của hải quân Trung Quốc.  

************

NHẬT TRUNG MUÔN GIẢM CĂNG THẲNG HOA ĐÔNG

9-25-2012

Thứ trưởng Trung Quốc, ông Trương Chí Quân, đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai trong chuyến công du 2 ngày của nhà ngoại giao Nhật tới Bắc Kinh trong nỗ lực nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước.

Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc liên quan tới quần đảo có tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tại Biển Hoa Đông.

Hôm thứ Hai, ba chiếc tàu của Trung Quốc đã chớp nhoáng vào vùng biển gần quần đảo này và đã dẫn tới việc chính phủ Nhật chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc.

Trong khi đó, để phản đối Nhật Bản, Đài Loan đã đưa hàng chục chiếc tàu tới quần đảo vốn đang do Nhật kiểm soát nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều nhận chủ quyền.

Trong những ngày qua thì các tàu cá và tàu hải giám của Trung Quốc cũng liên tục ra vào vùng biển xung quanh quần đảo này.

Các động thái này của Trung Quốc và Đài Loan diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố mua lại một vài hòn đảo từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật.

Được biết các tầu của Đài Loan nay đã rút ra khỏi khu vực này.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét