Nối gót người xưa

…. nối gót người xưa
Vì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới. Đọc tiếp

TÀI LIỆU header


TÀI LIỆU

Date




_____________________________




TÀO QUYỀN LIẾN : KỊCH CÁI VÒNG KHÉP KÍN

Hồ Ngọc Nhuận
31-8-2012

Tên vở kịch nghe như tiếng Tàu ? Đúng vậy mà không phải vậy. Đúng là vì nó được truyền lại từ bên Tàu. Không đúng vì nó là kịch ta. Sàn diễn lại ở khắp nơi trên cả nước. Đâu đâu người ta cũng diễn, và diễn rất giỏi. Vì người diễn là dân chuyên nghiệp nhiều đời, cha truyền con nối . Tiêu biểu nhất là ở chỗ cái sàn diễn cao nhất nước.

Nhưng cái độc  đáo  nhất  của vở kịch , không đâu có, hay có lẽ chỉ có ở bên Tàu, nơi phát tích của nó, là nó  cứ diễn đi diễn lại liên tục trong nhiều chục năm liền , mà không hề thay đổi, không có cũng không cần có một vở kịch  hay một kịch bản thứ hai . Mà càng diễn lại càng  biến hóa, sát hợp với thực tại của cuộc sống, lớp sau vừa kế thừa vừa nâng cao tầm cỡ tay nghề của lớp trước.

Kịch nầy chỉ có hai “hồi”  và một cảnh. Hai hồi  nầy   có thể thay đổi thứ tự cho nhau, và luôn hòa quyện vào nhau. Còn về cảnh thì  vẫn “y chang” từ đầu vở đến cuối vở , tuy  vài tiểu tiết có thể có chút ít thay đổi tùy tầm cỡ của sàn diễn . Vì đối với vở kịch hai hồi độc nhất vô nhị nầy thì cảnh , nhất là ngữ cảnh, hay  lời thoại, chính  là  sợi chỉ đỏ, là mạch máu,  là linh hồn  làm cho vở kịch “sống mãi trong sự nghiệp” của … các tác giả và diễn viên vở kịch.

 Kịch nầy luôn được các báo lớn nhỏ trên cả nước luân phiên hay đồng loạt  trịnh trọng thuật lại đầy đủ mỗi khi ở đâu đó có buổi diễn. Như vừa qua , khi có buổi diễn ở tòa nhà Quốc Hội ở Thủ Đô, thì tờ báo của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ chí Minh ở thành phố Hồ chí Minh trên số ra ngày 22/8/012, đã tường thuật rất  tĩ mĩ.

Vở diễn đương nhiên là cũng chỉ có hai hồi, mà hồi “một” đã được thuật lại  dưới  cái tựa lớn nơi trang nhứt  : “ Nợ xấu chưa tới mức hốt hoảng”. Tờ nầy viết :

Diễn giải khá dài về lý thuyết và thực tiễn vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng sở dĩ có sự khác nhau là do cách đánh giá vừa định tính vừa định lượng của mỗi tổ chức. “Tôi làm trong Ngân hàng Nhà nước 30 năm, luôn có những số liệu: một là do các tổ chức tín dụng báo cáo, hai là con số do chính Ngân hàng Nhà nước đưa ra, ba là các tổ chức xếp hạng quốc tế đưa ra khi chúng ta hội nhập. Đôi khi vì mục đích lợi nhuận, các tổ chức tín dụng xếp các khoản nợ vào nhóm ít rủi ro…Thống đốc cũng cho biết khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra trực tiếp, có những tổ chức tín dụng tỉ lệ nợ xấu lên đến 30%, có tổ chức tỉ lệ nợ xấu 60%, có tổ chức không có lãi... “Ngân hàng Nhà nước không thể tin hoàn toàn vào con số báo cáo của các tổ chức tín dụng…”

 Vậy thì “tin vào ai”  ? Câu hỏi không biết của ai , mà là một cái tựa nhỏ trên bản tin, nên chắc đó là của nhà báo, hỏi thay cho khán thính giả của vở kịch. Và ông thống đốc  đã giải đáp : “Từ đó tôi khẳng định số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước là có căn cứ khoa học nhất”. 

Nghĩa là phải tin ông thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Còn ông ta có tin ông ta hay không thì chính ông ta cũng không biết. Câu “diễn nôm” có nhấn mạnh nầy không  là của nhà báo mà là của người đọc báo đang kể lại câu chuyện về vở kịch. Nhưng ai tin , và tin vào ai, là câu hỏi mà nhà báo đã bỏ lững, để lại viết tiếp :

 “Không hài lòng với trả lời của thống đốc,  Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi : Quyết tâm chính trị của thống đốc đến cuối năm nay và đến 30-6-2013 thì nợ xấu có giảm không? Giảm xuống cỡ bao nhiêu ” ? Thống đốc Nguyễn Văn Bình đáp: Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng an toàn là dưới 3%, đây là mục tiêu chúng ta hướng tới. Để giảm tỉ lệ nợ xấu hiện nay thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là môi trường kinh tế thế giới và trong nước. Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị có thể xoay chuyển được tình hình,và trong nhiệm kỳ này chúng ta có thể đưa về mức an toàn”.

Nhà báo không cho biết Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đã phản ứng thế nào, nhưng cái sự “mần thinh” của ông ta chính là để ngầm nói rằng : “Trả lời như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là rất đúng bài bản. Hay ông ấy hỏi chỉ để mà hỏi, và ông nầy trả lời cũng chỉ là để trả lời mà thôi. Và cả hai đều tin tưởng rằng …toàn bộ hệ thống chính trị có thể xoay chuyển được tình hình, và … đưa”… mọi chuyện… “về mức an toàn”.

 Hồi “một” chính thức của vở kịch tới  đây coi như chấm dứt. Thế nhưng nhà báo lại thuật tiếp : “Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng văn Hùng…không hài lòng với trả lời của thống  đốc về câu hỏi của Chủ tịch Quốc Hội . Chủ tịch hỏi là cuối năm nay, giữa năm sau thì tỉ lệ nợ xấu giảm thế nào ? Thống đốc lại trả lời đến cuối nhiệm kỳ thì cố gắng đưa về ngưỡng an toàn quốc tế.”.

Lạ không ? Chủ tịch hỏi rồi chủ tịch mần thinh, tức chủ tịch đã “duyệt”. Hà cớ gì có ông ủy viên thường trực lại không hài lòng và lên tiếng ?

Thì cũng giống như trong nhiều vở kịch, cả bi lẫn hài, người ta thường thấy có một vai đệm . Như dưới các thời phong kiến  xưa, người ta cũng thường thấy xuất hiện giữa triều ca một nhân vật được gọi là “kẻ điên của nhà vua”. Gọi là “điên” mà kỳ thật vai trò và tiếng nói lại không điên chút nào. Người nầy  thường là hay chen vô để pha trò, phá đám hay đánh trống lảng. Mà không cười. Hoặc có khi cũng cười khúc khích. Như câu tiếp theo đây, của ông ủy viên thường trực, theo tường thuật của nhà báo : “Trả lời như vậy thì  cũng là để thống đốc hạ cánh an toàn thôi”. Nhà báo không cho biết khi hạ bốn chữ “hạ cánh an toàn” thì ông ủy viên thường trực đã làm mặt nghiêm hay cười khúc khích.

Hồi kịch trên đây nói về  một vấn đề thời sự, về cái gọi là nợ xấu, tức về TIỀN . Nhưng người xem  quen thuộc  luôn biết rằng người ta có thể thay vào đó bất cứ một thứ nợ nào khác của Nhà nước mà nhà dân phải è cổ kéo cày để trả dài dài không biết đến đời nào mới hết.

Hồi “hai” của vở kịch “TÀO QUYỀN LIẾN”   được tờ báo của  Đoàn Thanh Niên Cộng Sản,    tường thuật, cũng lại diễn về một chuyện  thời sự. Đó là về câu hỏi, cũng là cái tựa lớn của bài báo : “Tại sao toàn lao động phổ thông Trung Quốc?”. Tờ báo viết :

“Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, hiện cả nước có 77.087 lao động nước ngoài, trong đó số lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động là 49.983, chưa được cấp giấy phép lao động là 24.455, diện không được cấp giấy phép lao động là 2.649 người.

Nhìn nhận thực trạng lao động nước ngoài tại VN là “phức tạp”, trung tướng Tô Lâm - thứ trưởng Bộ Công an - cho rằng trước hết là do nhu cầu các dự án cần có lao động, nhất là các dự án do nước ngoài trúng thầu đã đưa lượng lao động rất lớn vào. Ngoài ra, lao động nước ngoài vào VN bằng con đường du lịch. Một số khác đi du lịch vào VN nhưng sau đó không có tiền, ở lại đi kiếm việc để sống, số này vi phạm về cư trú, visa... quản lý rất khó khăn, trục xuất cũng khó, nhất là lao động từ các nước châu Phi có những nước không có cơ quan đại diện ngoại giao. Ngành công an đã phân cấp rõ công tác quản lý lao động nước ngoài, cấp cơ sở nắm rất rõ tình hình lao động tại địa bàn”.

Nghe ông tướng thứ trưởng công an nầy nói thì “thực trạng lao động nước ngoài tại VN  “phức tạp” là do “lao động từ các nước châu Phi”, chớ còn  lao động TQ “trước hết là do nhu cầu các dự án cần có lao động”.Và nhà cầm quyền về an ninh của ông  thì “nắm”… không sót tên nào.

Vậy mà có một ông khán giả có trình độ ở nước ngoài, giáo sư Carl Thayer , lại phán : “ Phải có sự thông đồng giữa các giới chức Việt Nam và giới chức Trung Quốc thì mới đưa công nhân Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp làm việc. Việt Nam phải hiểu điều đó…”

“Láo” ! Ông khán giả nầy nói như vậy là “láo”, đối lập với cái sự láo ở trong kịch. Và “cái sự láo” ở  trong kịch thì được người  trong kịch gọi là … “ nói không chính xác”.

 Như lời phát biểu sau đây của  TS Bùi Sỹ Lợi - phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, qua tường thuật của nhà báo : ““Số liệu Bộ Công an cung cấp có 48% lao động nước ngoài có trình độ đại học trở lên, 43% có chứng chỉ kỹ thuật là không chính xác”…Qua giám sát thì đại biểu Quốc hội phát hiện “nhiều nơi phần lớn là lao động phổ thông”. “Nói rằng quản lý lao động nước ngoài thì cơ sở nắm hết, nhưng khi bác sĩ Trung Quốc vào VN lại nắm không rõ. Chuyện xảy ra ở phòng khám Maria khi phát hiện thì chuyên gia Trung Quốc đã về nước từ bao giờ”. Đối với các dự án bôxit, lao động không phép rất đông: dự án Nhân Cơ có 200/313 lao động không phép, Tân Rai thì 300/500 lao động không phép. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói: “Người VN chúng ta đâu có thiếu lao động phổ thông, nhưng tại sao các dự án bôxit trên Tây nguyên lại toàn lao động Trung Quốc?”. Còn Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì nói: “Người VN chúng ta đâu có thiếu lao động phổ thông, nhưng tại sao các dự án bôxit trên Tây nguyên lại toàn lao động Trung Quốc?”.

Hồi “hai” của vở kịch nói về việc quản lý , tức về việc cầm quyền , đối với người lao động phổ thông Trung Quốc ở Việt Nam.

Nhưng tùy lúc , tùy nơi, người ta có thể thay vào  đó các nội dung khác, có liên quan đến việc CẦM QUYỀN ở đây, như về việc  Hoàng Sa Trường Sa bị, gậm nhấm, việc biên giới trên đất liền hay trên biển bị lấn chiếm, như về các “dự án đổi đất lấy hạ tầng” khiến người nông dân chết đứng, như việc thu hồi đất sống của hằng ngàn nông dân ở nông trường Sông Hậu, như việc cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng,Văn Giang, như việc thâu tóm đất đai ở sân bay Tân Sơn Nhứt, như việc đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của nhân dân chống âm mưu xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, như việc bắt bớ những người có tiếng nói lương tâm trước những bất bình, trai tai gai mắt,v.v…

Xem hết hai hồi của vở kịch ắt bạn đọc cũng thấy rõ :“Cái Vòng Khép Kín Tào Quyền Liến”  không chỉ là   một vở kịch  mà còn là chuyện thực   trên chành trường ở đây từ nhiều chục năm nay..Nó liên hoàn khép kín  trong và giữa hệ thống chánh trị đang trị vì. “Tào, Quyền, Liến” :  Để có cái nầy thì phải có cái kia, để có cái kia và cái nầy, và để giữ miết giữ mãi cả hai  thì phải dùng đến cái thứ ba, không thể bỏ đi hay tách rời bất cứ một cái nào trong bộ ba của cái vòng. Người ta cần cái vòng đó, phải sống trong cái vòng khép kín đó, để mong “sống mãi trong sự nghiệp của …người ta”.Trên sự chán ngán, bất  bình, phẩn nộ ngày càng cao của người dân.

Riêng về ba chữ tựa “Tào Quyền Liến” của vở kịch, nếu có bạn nào còn chút thắc mắc thì xin “lật úp” nó lại theo kiểu nói lái ở trong Nam./. 

http://nguoilotgach.blogspot.sk/2012/08/tao-quyen-lien-kich-cai-vong-khep-kin.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét